221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1013952
"Học liệu mở: Cách mạng về ý tưởng giáo dục ĐH"
1
Article
null
'Học liệu mở: Cách mạng về ý tưởng giáo dục ĐH'
,

(VietNamNet) - "Học liệu mở (OpenCourseWare - OCW), cùng với truyền thông đa phương tiện, không chỉ là cuộc cách mạng trong ý tưởng mà sẽ  tiếp tục có tác động lớn tới giáo dục đại học".

 

Bà Cecilia d’Oliveira, Giám đốc điều hành dự án học liệu mở của Viện Công nghệ Massachusset (MIT - Mỹ) cho biết như vậy trong cuộc trò chuyện với Tổng Biên tập báo điện tử VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn, trước ngày ra mắt trang tin học liệu mở này tại Việt Nam.

 

Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện:

 

 

"Chỉ mới tuần trước, chúng tôi đã tạo nên một cột mốc lớn lao"

 

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Cách đây 2 năm, chúng tôi đã giới thiệu chương trình học liệu mở (OCW) vào VN. Các SVVN mong ngóng, chờ đợi, và kỳ vọng rất nhiều về dự án và tài liệu mới để học. Xin bà cho biết những tiến triển hiện tại của chương trình OCW tại  MIT?

 

Bà Cecilia: MIT đã bắt đầu các khóa học OCW năm 2002. Chỉ mới tuần trước, chúng tôi đã tạo nên một cột mốc lớn lao. Ngoài việc đăng tải toàn bộ các học liệu, mọi việc đã xảy ra theo cách mà chúng tôi chưa bao giờ nghĩ tới.

 

Chúng tôi bắt đầu sao chép các học liệu mở về Nho giáo. Tôi nghĩ, các trang học liệu mở của VN đã hội nhập cùng hệ thống các khóa học mở từ năm ngoái. Đến hiện tại, là cùng 160 trường đại học khắp thế giới. VN là ví dụ thứ 3 của một nước ủng hộ Nho giáo đã bắt đầu chương trình OCW mà nhiều trường thích hợp có thể tham gia.

 

Ngay ở Mỹ, chúng tôi cũng thấy có những dấu hiệu rằng nhiều trường tự chủ hơn có thể sẽ tham gia, năm ngoái là ĐH Yale. Hiện tại, trường này đã mang tới 20 khóa học mở trực tuyến. ĐH California của Berkley hiện đã gia nhập chương trình OCW và đăng tải rất nhiều video bài giảng của các khóa học. Vì vậy, chúng tôi rất hào hứng về những gì mà phong trào đạt được. Chúng tôi đã đặt ra cho MIT và vui mừng vì sự tham gia không hạn chế của VN vào dự án.

 

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Và hiện tại, chúng tôi có thể thu được những ích lợi gì từ chương trình OCW?

 

Bà Cecilia: Các khóa học mở sẽ có lợi cho cả thế giới. Chúng ta luôn nghe thấy mọi người nói về cách tạo ra sự khác biệt từ những tương đồng, cách giúp con người hoặc tự đào tạo hoặc giúp SV tham gia các khóa học.

 

Câu hỏi đặt ra ở đây là MIT có cái gì. Tôi cho rằng, nó bao gồm cơ chế phục vụ cộng đồng của MIT.

 

Bạn biết đấy, MIT có quan niệm là tạo ra chương trình giáo dục công nghệ khắp thế giới. Điều này mở đường cho chương trình OCW chiếm vị trí số 1 trong cơ chế phục vụ cộng đồng của MIT. Đó cũng là một cách khác để MIT thể hiện họ với mọi người. Đó còn là nền tảng cho hàng loạt sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, giữa SV của trường và nhiều trường khác. Thứ hai, nó sẽ nâng cao việc dạy và học trong lĩnh vực IT. Một người tốt nghiệp MIT có thể xem xét hệ thống tương tự mà hiện chúng tôi gọi là sự liên kết cảnh báo suốt đời. Mọi người khi đó có thể kết nối với cùng một vấn đề, một cơ sở hùng mạnh.

 

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bà mong đợi gì ở Việt Nam khi công bố chương trình OCW cùng VietNamNet và VEF vào ngày mai?

 

Bà Cecilia: Tôi đã từng tới châu Á, Trung Quốc và Nhật trong các chuyến công du đưa OCW vào thực tiễn nhưng chưa từng đặt chân tới Việt Nam. Tôi cũng rất thích được tìm hiểu kế hoạch cho OCW ở Việt Nam khi mà chương trình này thực sự tiến hành, những cơ sở đào tạo có thể bị tác động như thế nào, họ có thể biến đổi ra sao. Ở MIT, chúng tôi đã suy nghĩ về điều đó rất nhiều. 

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Vì SVVN không giỏi tiếng Anh, họ sẽ đối mặt với khó khăn trong việc học, kể cả trong chương trình OCW. Vậy, bà có lời khuyên gì dành cho họ khi học với OCW?

Bà Cecilia: Tôi cho là các học liệu mở của VN sẽ được đăng tải bằng tiếng Việt phải không?

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Đúng như vậy, chúng tôi dịch rất nhiều học liệu sang tiếng Việt nhưng không phải tất cả. Chúng tôi không thể dịch tất cả sang tiếng Việt.

Bà Cecilia: Đúng vậy. Các bạn sẽ phát triển học liệu của chính mình. Đây là một đóng góp lớn lao và quan trọng đối với phong trào khắp toàn cầu.

Ông biết đấy, có thể có cách động viên các SV ham muốn tìm hiểu "những bí mật viết bằng Anh", dịch và đưa chúng vào OCW của Việt Nam. Chúng tôi đã có ví dụ về việc này. Chúng tôi vẫn duy trì hoạt động dịch ở một số nơi trên thế giới, một vài trong số những thành phần tham gia dịch các học liệu là các tổ chức chính quy. Một số khác là mạng lưới những trường học và SV tình nguyện như ở Đài Loan. Họ đã tổ chức một mạng lưới khắp thế giới gồm 1.500 người tình nguyện sử dụng internet. Họ nói tiếng Trung truyền thống và biết tiếng Anh, tham gia các khóa học MIT bằng tiếng Trung.

MIT quan tâm tới hợp tác quốc tế

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: OCW có ích đối với VN và thế giới. Nhưng bà biết đấy cũng có những khác biệt. Tại sao bà không giới thiệu cách học trực tuyến (e-learning)?

Bà Cecilia: Xin quay trở lại với phần thuở ban đầu MIT đã xây dựng nên OCW.

Tôi nghĩ, Chủ tịch MIT đã làm điều đó vào năm 2000. Có 2 câu hỏi mà họ phải xem xét. Một là, internet sẽ thay đổi giáo dục như thế nào. Hai là, MIT nên làm gì với điều đó.

Họ đã mất một năm để nghiên cứu về các câu hỏi này. Tôi nghĩ, mọi người hiện có thể kinh doanh hay theo học các chương trình trực tuyến vốn tốn rất nhiều tiền. Sẽ rất đắt đỏ nếu điều chỉnh các khóa học một cách phù hợp trên mạng. Vì vậy, có thể kết luận, MIT không nên tập trung nhiều nhất đến cách học trực tuyến. Nhưng mặt khác, họ không thể quay lại mà không có câu trả lời hoặc đề xuất gì vì cho rằng MIT có sứ mệnh là truyền bá kiến thức khắp thế giới…

Một dẫn chứng nhỏ về chương trình học trực tuyến của MIT đang diễn ra ở những nơi họ có hợp đồng. MIT có cộng tác với các phòng thí nghiệm tại Singapore, nơi họ thực sự sắp xếp lại các khóa học.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Ở Mỹ và ở trường Đại học Quốc gia Singapore?

Bà Cecilia: Tôi nghĩ là Trường Đại học Quốc gia Singapore. Họ có các giáo sư ở đó. Chúng tôi có các giáo sư ở đây. SV của cả hai phía. Chúng tôi đã thiệt lập quá trình đào tạo rất đắt đỏ giữa hai bên. Vì vậy, các giáo sư MIT có thể dạy ở đây và SV có thể thực sự nhìn thấy và hỏi họ. Và khi các sinh viên hoàn thành chương trình, họ sẽ nhận bằng của MIT.

Nhưng đó là điều hoàn toàn khác, đó chỉ là cái đặc trưng cho các chương trình chuyên ngành và rất đắt đỏ. Nó cần sự ủng hộ rất lớn từ phía Singapore và MIT để xây dựng quá trình đào tạo này qua internet. Và chúng tôi cho rằng chúng tôi khó có thể thiết lập cái gì đó đắt đỏ như vậy cho một chương trình toàn thế giới.         

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bà có cho là MIT có thể thành lập chi nhánh và hợp tác với các trường đại học hàng đầu VN như mô hình đã có với Singapore?

Bà Cecilia: Ồ, đó là câu hỏi dành cho chủ tịch trường MIT hay trưởng khoa cơ khí mới đúng chứ. Ông biết đấy, thường thì sự hợp tác như vậy vẫn tiếp diễn. Bởi vì các thành viên của trường rất mong muốn làm việc với các nơi khác.

Tôi biết MIT rất quan tâm tới hoạt động hợp tác quốc tế. Điều mới nhất tôi đọc được trên báo chí hôm nay là Chủ tịch (MIT) Susan Hockfield đã cử một đoàn tới Ấn Độ cách đây 2 tuần. Họ có 7 ngày để tự mình đi vòng quanh đất nước này, tới các thành phố khác nhau  và gặp gỡ lãnh đạo các trường và các ngành công nghiệp. Từ đó, tôi tin rằng họ sẽ tiến tới sự hợp tác, một số quy mô nhỏ, một số lớn hơn hoặc mang tính gây tiếng vang. Đó là cái mà MIT rất quan tâm dù là hiện tại hay cách đây 10 năm: hướng tới sự hợp tác quốc tế.

Thách thức lớn: Giáo viên cần thay đổi

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Đâu là thách thức lớn nhất mà MIT phải đối mặt để xây dựng học liệu mở ra thế giới?

Bà Cecilia: Làm thế nào để lôi kéo đội ngũ giáo viên ở Việt Nam tham gia, đó là vấn đề lớn nhất ở MIT, bởi vì các giáo viên thường rất bận rộn, họ có hàng tá việc phải hoàn thành, không có nhiều thời gian để làm học liệu mở.

Chúng tôi phải tìm ra cách thức hợp tác với họ, tận dụng mọi nỗ lực nhỏ nhất. Tôi nghĩ đó là thách thức số 1.

Ở MIT, đặc biệt là khoa cơ khí, có xu hướng sử dụng các nội dung lấy từ sách giáo khoa, tạp chí hoặc tài liệu của người khác. Họ có thể làm điều đó theo luật bản quyền và không có vấn đề gì ở trong lớp học. Nhưng chúng tôi không thể xuất bản những thứ mà họ không biết. Và đó là một thách thức khác mà chúng tôi phải đối mặt để tiếp tục quy trình. Lấy tài liệu từ các lớp học đặc biệt, tìm hiểu kỹ và xác định những gì MIT không có quyền xuất bản lên Internet.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Trong tương lai, với truyền thông đa phương tiện, sự mở rộng toàn cầu, trong dữ liệu học mở, chúng ta có thể không chỉ đưa học liệu ở dạng tranh ảnh mà cả bằng truyền thông đa phương tiện, với video...

Bà Cecilia: Hoàn toàn có thể. Hiện nay, chúng tôi có khoảng 1.800 khoá học, 30 khoá có các bài giảng video đầy đủ. Đó là những khoá học được ưa thích nhất mà chúng tôi có.

Điều chúng tôi cần nhất là kinh nghiệm. Liệu đó là dạng video có thể tải về, xem trên máy iPod, hay là một sự thủ vai có tính tương tác.

Có ba nhóm người khác nhau có thể sử dụng các tài liệu.

Đó là các nhà giáo dục có thể học hỏi từ các nhà giáo dục khác. Họ có thể không cần đến các bài giảng video lắm. Họ muốn xem ai đó giảng dạy trong khoá học như thế nào, tài liệu nào mang vào lớp học.

Nhóm thứ hai là SV. Họ có thể đang học tập ở một nơi nào đó và muốn tiến xa hơn những gì không lĩnh hội được trong các lớp học, hoặc muốn học hỏi điều gì đó có chút khác biệt.

Nhóm thứ 3 là những người tự học. Họ có thể đang theo một chương trình nào đó nhưng không có tiền hoặc thời gian để tham dự một chương trình đại học chính thức.

Truyền thông đa phương tiện là một yêu cầu mà tôi cho là thứ lớn nhất. Rất tốn kém để sản xuất thứ lớn nhất này nhưng với công nghệ hiện có ngày nay, chúng ta có thể lắp đặt camera trong lớp học, từ đó có thể sản xuất và phân phối. Chi phí sẽ giảm dần. Tôi nghĩ, học liệu mở sẽ ngày càng cần truyền thông đa phương tiện.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Một bước tiếp theo nữa là giáo sư có thể tương tác với toàn bộ người tham gia học liệu mở bằng cách gọi cho họ, email cho họ...

Bà Cecilia: Tôi không biết (cười). Chúng tôi nhận được hàng trăm email mỗi tuần. Nhưng không đưa địa chỉ email của các cán bộ giảng dạy lên. Nếu có điều gì thú vị và các giảng viên muốn thấy thì chúng tôi mới chuyển chúng cho họ.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Khi muốn mở rộng hoặc phát triển thêm học liệu mở trong tương lai, bà có nghĩ là sẽ chuyển ra một số nước để thanh niên ở địa phương có thể tham gia, từ đó giảm chi phí?

Bà Cecilia: Có vài cách để trả lời câu hỏi đó. Ý tôi là các cán bộ giảng dạy ở MIT cảm thấy rằng việc giáo dục của MIT sẽ luôn luôn ở đây. Chúng tôi muốn thấy SV các nơi khác cũng có được những kinh nghiệm toàn cầu.

Nhưng tôi nghĩ, có một cảm nghĩ rất mạnh mẽ rằng giáo dục của MIT phải ở đây và chúng tôi sẽ không chuyển ra nước ngoài.

Bà Ceclila
Bà Ceclila.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Vâng, tôi hiểu. Nhưng tôi muốn biết rằng, liệu có cần những người trẻ ở các nước khác làm việc cho các bạn về lĩnh vực công nghệ không?

Bà Cecilia: Tôi không biết là có kỹ sư ở đây đang tìm kiếm việc làm (cười).

Tôi thấy rằng, các nền kinh tế đều cần kỹ sư của riêng mình. Ấn Độ là một ví dụ. Đây là một nước có vấn đề lớn về giáo dục, họ có hàng triệu người cần giáo dục cơ bản, họ có hàng triệu người khác cần bậc ĐH và không có đủ cơ sở hạ tầng cũng như năng lực. Đối với họ, học liệu mở là cách thức nhằm đáp ứng tốt như cầu quốc gia của mình. Họ không đào tạo người cho chúng tôi, họ đào tạo người cho chính họ.

Họ đào tạo người để xây dựng nền kinh tế của chính họ và tôi nghĩ đây chính là giá trị của học liệu mở. Tôi nghĩ có rất nhiều giá trị ở tầm quốc gia. Về cơ bản, MIT có thể đóng góp cho điều này, giúp ích cho các nơi khác rất nhiều.

Học liệu mở: Từ cách mạng về ý tưởng đến thay đổi sự bắt chước

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhiều người đề cập rằng học liệu mở là cuộc cách mạng đối với bậc cao học. Bà nghĩ gì về điều này?

Bà Cecilia: Tôi nghĩ rằng đó là một cuộc cách mạng về ý tưởng. Tôi nghĩ nó đã thay đổi cơ bản cái mà chúng ta gọi là sự bắt chước. Ông biết đấy, giáo dục, nghiên cứu... trở nên phổ biến và đó là cách chúng ta học hỏi lẫn nhau.

Chúng ta không lặp lại mọi thứ, chúng ta không tái tạo lại các thứ, chúng ta xây dựng trên cơ sở cái chúng ta đã thực hiện trước kia.

Đó là một quy tắc rất cơ bản mà chúng ta muốn thiết lập. Đó là một cuộc cách mạng, đưa người trở lại hướng đó. Tôi nghĩ, có một bằng chứng ngày càng rõ rằng đang diễn ra một phong trào, không chỉ ở các viện hàn lâm.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bà có nghĩ là giáo dục đại học tiếp tục thay đổi nhiều bởi sự phát triển của internet và công nghệ mới hay không? Bà nghĩ gì về tương lai của giáo dục đại học?

Bà Cecilia: Tôi không phải là một người vĩ đại tới mức có thể trả lời câu hỏi này vì tôi chuyên về học liệu mở.

Tuy nhiên, có thể thấy, công nghệ mới có tác động rất lớn. Tôi đã ở MIT từ những năm trước khi trường có mạng máy tính và học liệu mở. Tôi thấy sự thay đổi diễn ra thật không thể tin nổi về thông tin liên lạc, sự sẵn có về những nguồn thông tin trong mạng lưới và những ứng dụng máy tính mà mọi người trước kia không thể có được.

Ở MIT, chúng tôi có một nhóm làm cái gọi là phòng thí nghiệm internet. Phòng thí nghiệm này có các phần mềm giúp những người ở bên kia bán cầu tiếp cận từ xa với các thiết bị thí nghiệm khoa học thực sự qua internet. Do vậy họ có thể tiến hành các thí nghiệm ngay cả khi không có phòng thí nghiệm. Điều đó mang tính cách mạng. Tôi nghĩ những thứ này, cùng với học liệu mở, sẽ tiếp tục có tác động lớn tới giáo dục đại học.

Đấy là chưa kể tới sự phát triển của truyền thông đa phương tiện mà ông đã đề cập tới. Những nơi như Trung Quốc và Ấn Độ đang xem xét sử dụng các thiết bị di động là công cụ chính để phổ biến tài liệu giáo dục. Do vậy, chúng ta có một con đường dài để đi về mặt cách mạng trong giáo dục. Nhưng cuộc cách mạng này có thể chậm chạp vì mọi thứ không thay đổi tới mức nhanh như thế. Ở một vài khía cạnh nào đó, các giáo viên chậm chạp trong việc chấp nhận những thứ mới. Cách mạng trong giáo dục cần phải có thế hệ giáo viên mới. Những người thuộc thế hệ ngại gia nhập các khoa với một loạt ý tưởng mới trong đầu họ.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Các nước đang phát triển như Việt Nam nên làm gì để bắt kịp với giáo dục đại học hiện đại, hàng đầu trên thế giới?

Điều này tùy thuộc vào từng nước. Tôi không biết về giáo dục đại học ở VN.

Tôi đã nói chuyện với một số người Ấn Độ và biết rằng vấn đề lớn nhất là thiếu các giáo viên có trình độ. Về khía cạnh này, học liệu mở có thể giúp các giáo viên mới hoặc SV sư phạm tìm được các tài liệu từ những giáo viên đã giảng dạy lâu năm. Do vậy, họ học từ thành tựu của những người đi trước và không phải tự mày mò một mình.

Tôi không biết vấn đề lớn nhất của giáo dục đại học ở Việt Nam là gì nhưng nếu vấn đề nằm ở việc đào tạo đội ngũ giáo viên, tôi nghĩ học liệu mở là một trong những giải pháp hữu hiệu.

"Muốn tới đất nước xinh đẹp"

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Liệu bà có thể chia sẻ với độc giả VietNamNet về một số thông tin cá nhân, chẳng hạn như sở thích của bà?

Bà Cecilia: Tôi là cử nhân của MIT, chuyên ngành khoa học máy tính, tốt nghiệp đại học ở MIT năm 1970. Sau khi rời MIT, tôi làm việc trong ngành máy tính một thời gian. Tôi là một MIT lady, mẹ tôi cũng là MIT lady. Bố mẹ tôi đều là cử nhân MIT và họ gặp nhau ở đây. Tôi quay trở lại khi MIT lắp đặt mạng máy tính và tôi chịu trách nhiệm về hệ thống mạng ở đây, chẳng hạn như website, thư điện tử. Vào giữa những năm 1980, tôi lại rời MIT và thành lập công ty riêng, cung cấp dịch vụ internet trong khoảng sáu năm. Sau đó, học liệu mở xuất hiện và đưa tôi quay trở lại.

Ngoài MIT, tôi có 4 đứa con và chúng khiến tôi vô cùng bận rộn. Tất cả chúng đều muốn tới Việt Nam cùng với tôi. Tôi nói "không phải lần này". Tôi thích các món ăn Việt Nam đã từng ăn ở Mỹ, chẳng hạn như nem, phở, và bún. Tới từ Boston nên tôi thích biển và nước.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Trước khi bà thămViệt Nam, bà đã nghĩ và tưởng tượng gì về Việt Nam?

Bà Cecilia: Tôi mường tượng Việt Nam là một quốc gia tươi đẹp và tôi rất muốn thăm những nơi như các chợ nổi ở Việt Nam. Tôi đã đọc về Hà Nội và muốn dạo phố cổ ở đó, thưởng thức các hoạt động văn hóa, tới đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh cũng như các vùng lân cận.

TBT: Xin cảm ơn bà rất nhiều về cuộc nói chuyện ngày hôm nay.

  • Nguyễn Anh Tuấn (từ Boston)

******************************



 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,