221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
781898
16.000 tỷ đồng để thanh niên VN thạo ngoại ngữ năm 2020
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
16.000 tỷ đồng để thanh niên VN thạo ngoại ngữ năm 2020
,

(VietNamNet) - Nếu được phê duyệt, đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân sẽ triển khai từ năm học 2007- 2008. Một đề án với kinh phí dự kiến khoảng 16.000 tỷ đồng, mà người trong cuộc xem như việc xây "Thủy điện Sông Đà", sẽ làm những gì để "thanh niên Việt Nam thành thạo ngoại ngữ vào năm 2020?

Ông Nguyễn Lộc

VietNamNet đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Nguyễn Lộc, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Chương trình giáo dục (Bộ GD-ĐT), thành viên tham gia nhóm biên soạn đề án.

- Để dạy và học ngoại ngữ, ngoài những điều kiện cần thiết khác như thiết bị, chương trình..., yếu tố quan trọng là giáo viên. Các ông sẽ đối mặt với thực tế chất lượng GV dạy ngoại ngữ  ở bậc phổ thông còn yếu, số lượng lại thiếu như thế nào?

- Để thực hiện chương trình mới này, GV phải đối mặt với 2 vấn đề. Thứ nhất, chất lượng giáo viên đòi hỏi nâng lên. Đề án thiết kế 6 mức độ tương thích với hệ thống quốc tế HS phải đạt thì giáo viên cũng phải "đặt" mình nằm trong "khuôn" đó và phải thích ứng.

Ví như, để dạy HS phổ thông đạt được trình độ bậc 3 thì GV phải có trình độ ngoại ngữ bậc 5, có nghĩa phải tốt nghiệp ĐH chuyên ngữ...

 

Tiếng Việt cũng phải cạnh tranh
Việc dạy và học ngoại ngữ nên nằm trong chính sách giáo dục nói chung hay chính sách ngôn ngữ?

Thứ 2 là lượng GV dạy ngoại ngữ đang thiếu rất nhiều. Theo khảo sát, hiện, trung bình 100 GV thì có 8,2% GV dạy ngoại ngữ. Trong khi đề án mới, thời lượng tăng gấp đôi thì ít nhất lượng GV dạy ngoại ngữ phải tăng gấp đôi. Đội ngũ này lấy đâu ra? Do vậy, phải đào tạo, tuyển dụng từ các nguồn khác hoặc mời GV bản ngữ...

Trong thiết kế chúng tôi cũng thấy các trường ĐH, CĐ có thể đảm bảo về số lượng nếu được tăng cường thêm. Nhưng do phân bố không đều dẫn đến nơi thừa, nơi thiếu. SV ra trường thường tập trung ở các vùng đồng bằng, các vùng xa hầu như không có GV dạy ngoại ngữ.

Về GV, khó khăn nhất là bậc tiểu học, mặc dù đã có chương trình học tiếng Anh tự chọn  khởi xướng ở bậc tiểu học từ nhiều năm nay. Khoảng 32% HS theo học với 5.800 GV tiểu học đã tham gia giảng dạy nhưng vẫn còn nhiều gay cấn.

Hơn nữa, giải quyết vấn đề GV là động chạm đến biên chế. Bởi, ngành GD nổi tiếng đông người, chiếm đến 3/4 lượng công chức, viên chức hưởng lương nhà nước. Nay lại thêm một lượng nữa, sẽ là gánh nặng rất lớn cho các nhà hoạch định chính sách.

- Năm 2000, bậc phổ thông bắt đầu triển khai đổi mới chương trình và SGK, nay lại đặt vấn đề đổi mới của riêng lĩnh vực ngoại ngữ. Làm sao đổi mới chương trình dạy ngoại ngữ này vừa không mâu thuẫn so với các chương trình hiện nay vừa chứng minh được việc đổi mới chương trình là cần thiết?

- Lượng kiến thức bình thường từ 5 - 10 năm đã thay đổi rồi nên chương trình cũng phải thay đổi theo.

Mà chúng ta khởi xướng sửa đổi chương trình, SGK từ năm 2000, đến lúc bắt đầu khởi xướng đề án dạy và học ngoại ngữ cũng là 2007-2008. Cho nên, thời điểm đó bắt đầu đổi mới chương trình cũng là phù hợp chứ không nên nghĩ, năm 2000 vừa thay đổi, giờ lại thay đổi.

TS Nguyễn Lộc: "Vẫn còn tồn tại suy nghĩ cũ như: Học ngoại ngữ là học tiếng của kẻ thù thì học làm gì?..Do vậy, phải có những hội nghị đả thông tư tưởng để nhân cao nhận thức về lợi ích học ngoại ngữ".

Mặt khác, đề án dạy ngoại ngữ thay đổi không phải đồng thời mà  phân cấp dựa vào những điều kiện cụ thể. Từng địa phương sẽ quyết định tham gia vào đổi mới này từ năm nào. Đề án có đề ra những "mốc" khác nhau.

- Như vậy, có mẫu thuẫn với mục tiêu đề án đề ra là đến 2015 hoàn thành triển khai đại trà chương trình dạy và học ngoại ngữ mới đối với tất cả các cấp vì sẽ có địa phương không tham gia?

- Các địa phương sẽ cân nhắc từng điều kiện, đội ngũ giáo viên, chương trình sự ủng hộ của lãnh đạo để quyết định triển khai khi nào.

Sở dĩ chúng tôi chia "mốc" triển khai là dựa vào các số liệu GDP. Không phải là hoàn toàn, nhưng ở mức độ nào đó cũng nói lên có khả năng hay không, vì thực tế, chưa có chỉ số nào để nói điều đó.

Ước chừng, khoảng 40% các tỉnh "tốp trên" thì có thể bắt đầu ngay; khoảng 2010-2011 khoảng 40% nữa; 20% còn lại để "lai rai" đến năm 2016. Như vậy, còn 10 năm nữa để các địa phương lựa chọn.

Bởi vậy, những chương trình thiết kế cho giảng dạy tiếng Anh hiện nay (3 năm, 7 năm) vẫn được dùng song song đến năm đó.

PGS.TS Hoàng Văn Vân, Phó Chủ nhiệm Khoa Sau Đại học - ĐHQG  Hà Nội, Tổng chủ biên SGK THPT phân ban môn Tiếng Anh chương trình chuẩn: "Khi viết SGK, chúng tôi có đối chiếu với chương trình tiếng Anh ở bậc THCS để tạo tính liên thông chứ chưa hề biết đến đề án “Dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” của Bộ GD-ĐT" (Gia đình - Xã hội)

- Rất nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi khi triển khai cả 4 ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Trung mà không xác định đâu là ngoại ngữ chính?

Vừa  rồi, Chính phủ cũng đề nghị phải mạnh mẽ hơn nữa trong việc xác định đâu là ngoại ngữ chính để phù hợp và bắt buộc, còn các ngoại ngữ khác chỉ để học thi. Và Chính phủ đề nghị tiếng Anh. Sắp tới, Bộ phải trình lên để tìm sự hỗ trợ và đồng nhất quan điểm. Sẽ quán triệt quan điểm, dân ta còn nghèo nên phải dành nguồn lực để học một thứ tiếng được coi là thông dụng nhất hiện nay.

- Thế còn phương án ngoại ngữ chính và ngoại ngữ phụ?

- Ngoại ngữ có chính và phụ. Trong phổ thông gọi là ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2. Việc phân định ngoại ngữ 1 là gì  và ngoại ngữ 2 là gì do địa phương quyết định trong 4 thứ tiếng trê. Tuy nhiên, đến thời điểm này, đã bỏ phương án đó và chỉ học 1 ngoại ngữ mà thôi. Đến năm 2020 mới xét đến đưa ngoại ngữ 2 vào. Nhưng việc xác định ngoại ngữ nào do địa phương và các trường quyết định.

Tương lai, việc dạy ngoại ngữ sẽ gồm 4 thứ tiếng, đều được xem là ngoại ngữ 1 và không có ngoại ngữ 2 nữa. Các địa phương sẽ chọn một trong 4 thứ tiếng đó để đưa vào giảng dạy.

Đối với phổ thông và các trường ĐH không chuyên ngữ, cũng sẽ lựa chọn 1 trong 4 như vậy. Còn khái niệm "ngoại ngữ chính - phụ" vẫn tồn tại nhưng chỉ dành cho ĐH chuyên ngữ.

-Các đề án, dự án...đổi mới trong lĩnh vực giáo dục thường được bắt đầu rất rộn ràng...

- Sẽ phải cố gắng rất nhiều. Chính phủ cũng động viên không được "đánh trống bỏ dùi". Cho nên, khi đề án được phê duyệt sẽ phải thành lập Ban điều hành dự án lớn. Coi việc này như xây "Thủy điện Sông Đà"...

Hai vấn đề được tập trung đầu tư nhiều và tốn nhất là đội ngũ GV và thiết bị giảng dạy. Vấn đề cốt lõi là đổi mới tư duy, cách quản lý và tạo ra một phong trào thi đua mang tính cạnh tranh chứ không phải thi đua theo kiểu XHCN.

- Xin cảm ơn ông!

  • Kiều Oanh (thực hiện)

Theo dòng sự kiện

2020: Thanh niên Việt Nam thạo ngoại ngữ

Bạn trẻ lập nghiệp: Loay hoay vì ngoại ngữ

Tiếng Việt cũng phải cạnh tranh!

Trở ngại nào, khi đào tạo CNTT bằng tiếng Anh?

Chuyển ngữ: bao giờ?

Bạn đánh giá thế nào về tính khả thi của đề án?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,