221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
738766
Lớp học không có... nam!
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Lớp học không có... nam!
,

(VietNamNet) - Thực hiện "phân ban", nhưng không phải là ban A, ban C mà là "lớp nam riêng, lớp nữ riêng". Chưa hết, mỗi giờ học kéo dài tới 90 phút. Cách làm này đã tiến hành được 3 năm, tại  trường THPT dân lập Nguyễn Khắc Viện, xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Soạn: AM 635727 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Lớp học chỉ có nữ

Sơn Bằng vốn là vùng đất học với nhiều người đỗ đạt. Nhưng vào những năm thập kỷ 80, việc học xem ra bị đuối dần. Một phần do học sinh theo học hệ THPT phải đi xa hàng chục cây số, tỷ lệ HS cứ rơi rụng dần theo thời gian. Bấy giờ, thầy Nguyễn Khắc Viện nung nấu ý chí phải xây dựng một ngôi trường ngay trên đất Sơn Bằng để vực dậy truyền thống hiếu học ngày nào.

Năm 1997, trường THPT dân lập mang tên Nguyễn Khắc Viện đã xuất hiện tại xã Sơn Bằng (huyện Hương Sơn), do ông Nguyễn Lê Đắc, tiến sỹ tâm lý giáo dục, giáo viên nghỉ hưu của trường ĐH Vinh, khởi dựng.

Bắt đầu từ năm học 2002- 2003, ông Đắc biến những ý tưởng từ lúc còn giảng dạy ở giảng đường ĐH vào áp dụng vào trường. Đó là phân lớp học nam, nữ riêng biệt.

Trường Trung học James-lin ở Mon treal ( Ca na da) đã áp dụng phưng pháp giáo dục tách riêng các lớp nam, nữ. hiệu qu tỷ lệ học sinh đổ vào các trường đại học tăng gấp đôi. Tại Trường Trung học Ontario thực hiện phân ban nam nữ một năm, hn một nữa số nam sinh đã chăm học hẳn. Hiện có tới 70% số phụ huynh học sinh trường này hy vọng con cái họ được học trong những lớp phân ban (Tiền phong Chủ nhật, ngày 10/4/2005)

Ban đầu, học sinh và phụ huynh ít người đồng tình với hình thức này. Nhưng dần dần, chất lượng học tập được nâng cao rõ rệt.

Hà Cảnh Sáng ( ở xã Sơn Hà) học lớp 11H cho biết: “Đúng là có các bạn nữ cùng lớp sẽ vui hơn. Tuy nhiên, chúng em không chú ý tập trung cho học tập. Em học lực trung bình , giờ được lên loại khá rồi...”. Em Nguyễn Thị Nga ( ở xã Sơn Phố ) học lớp 11B thì tâm sự: “Lúc đầu chia lớp riêng biệt như thế, chúng em chưa quen, thấy khó chịu. Bây giờ quen rồi thấy bình thường. Vả lại lớp riêng tạo cho chúng em tính tự chủ cao và tập trung hơn trong lúc nghe giảng bài...”.

Phan Văn Đức, năm nay học lớp 12D thì chín chắn hơn: “Đây là năm thứ 3, chúng em học theo lớp giới tính, nói chung là thoải mái trong sinh hoạt tập thể vì khi cắm trại hoặc trường tổ chức thi tài năng, đi dã ngoại thì bao giờ lớp nam cũng quan tâm giúp đỡ, có trách nhiệm hơn với lớp nữ. Chắc chắn, khi đi học ở các trường chuyên nghiệp, tính tự lập của mọi người sẽ được phát huy...”.

Bây giờ thì chuyện lớp học ...không có nam hay không có nữ ở trường trở thành thói quen. Bước vào đầu kỳ học đối với học sinh lớp 10 khi được tuyển sinh vào đây là có cảm giác như đã quen với việc “phân ban” nam, nữ.

Học liên tuc đến...90 phút!

Soạn: AM 635725 gửi đến 996 để nhận ảnh này
HS trường Nguyễn Khắc Viện trong giờ ra chơi

Cũng là chuyện lạ khi thầy Đắc cho áp dụng thời gian học 90 phút liên tục thay cho 45 phút như thông lệ. Cứ sau 45 phút, có một tiếng trống báo hết giờ, học sinh được nghỉ tại chỗ 10 phút để giáo viên thay tiết mới.

Sau 90 phút, lớp được nghỉ 25 phút. Trường hợp lớp học 2 tiết liên tục, giáo viên có thể dạy liên tục 90 phút để tạo “luyện sức bền của sự chú ý” như lời thầy Đắc lý giải. Thầy còn cho bổ sung: “ THPT  là bậc cận kề với ĐH. Bởi vậy cũng cần tạo cho các em thói quen về thời gian. Mặt khác, mạch chảy truyền thụ kiến thức của giáo viên và tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ được liền hơn...”.

Kể ra, phải học “căng” ra đến 90 phút thì trò nào cũng ngán, cho dù 45 phút có nghỉ tại chỗ. Nhưng rồi đâu cũng vào đó khi chính học trò “khoái“ thời gian học như vậy.

Học sinh Phan Văn Đức tự lý giải sự “ khoái” của mình: “Tiết học 45 phút, ổn định lớp cũng mất độ 10 phút, 5 phút cuối của tiết học thường là thiếu nghiêm túc. Như vậy, thời gian học chỉ có 30 phút. Học 90 phút là tranh thủ được thời gian có ích nhiều hơn. Tiết học có dài nhưng cũng rất dễ quen. Bạn nào có nhu cầu cần ra ngoài thì cứ việc, miễn là không làm ảnh hưởng đến người khác...”.

Năm học 2003-2004, tỷ lệ HS  tốt nghiệp của trường được xếp hàng cao của tỉnh Hà Tĩnh. Lớp 12C ( lớp nữ) có tỷ lệ HS tiến tiến, giỏi đạt 40%. Trường có 20 chi đoàn (mỗi lớp học có 1 chi đoàn), trong đó có 19 chi đoàn được Huyện đoàn Hương Sơn xếp loại vững mạnh. Có 11 em học sinh tham dự các cuộc thi học sinh giỏi của tỉnh. Câu khẩu hiệu mà nhà trường đặt ra cho mỗi học sinh, dễ nhớ, dễ thuộc: Cấm tụ tập ngã ba – Cấn la cà tửu quán – Cấm lạng lách trên đường...

Không thu phí...tràn lan

Một sự "lạ" được phụ huynh HS ghi nhận, đó là việc trường cho phép HS tự may đồng phục ( sau khi đã thống nhất màu sắc, quy cách) chứ không buộc nộp tiền  cho trường. Đối với các khoản thu khác (phụ huynh rất sợ các khoản này, mặc dù bao giờ cũng "được“sự đồng ý của hội phụ huynh thì trường mới thu!) trường không thu thêm một khoản nào khác ngoài học phí theo quy định của UBND tỉnh...

Không thu thêm lệ phí nhưng thu nhập của giáo viên không đến nỗi nào. Khi chế độ lương mới chưa được thực hiện thì trường đã áp dụng cho giáo viên hợp đồng. Mức thu nhập theo chế độ lương cơ bản, có thưởng thi đua hàng tháng, quý và năm. Khu nội trú cho giáo viên ngăn nắp và gọn gàng...

Năm học vừa qua, cân đối đầu vào, đầu ra trường còn số dư trên 60 triệu đồng. Thầy giáo Nguyễn Đắc Lê nhỏ nhẹ: “Thì cũng từ tiết kiệm chi phí quản lý mà ra cả thôi”.

  • Bài và ảnh: Tâm Phùng

Hiệu trưởng Nguyễn Lê Đắc: "Tôi làm theo thuyết phân tâm học Freud"

Soạn: AM 635723 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Đắc từng học sơ cấp sư phạm, trung cấp rồi ĐH. Ông dạy cả cấp 1, cấp 2. Tốt nghiệp ĐH SP Vinh năm 1967,ông được giữ lại làm giảng viên của trường, hoàn thành luận án phó Tiến sỹ năm 1983, sau đó là Tiến sỹ Tâm lý học.

Thưa ông, ý tưởng lớp học nữ riêng, nam riêng xuất phát từ đâu?

-Trong những năm đầu, trường chúng tôi liên tục là điểm nóng về bạo lực học đường. Cả trường có 600 học sinh thì có tới 64 em tham gia đánh nhau gây thương tích. 14 lớp thì có tới 13 lớp học sinh gây gổ. Các em đến lớp không chỉ mang cặp, sách vở mà kẹp cả dao mác. Có thời gian, tôi bị bệnh, đi điều trị ở TP.HCM tới 2 tháng, tình hình ở trường lộn xộn không thể tả nổi.

Đến năm học 2002-2003, chúng tôi xác định khẩu hiệu "Năm không có bạo lực". Suốt cả mùa hè trước đó, tôi đã tìm hiểu, phân tích các "vụ" học sinh đánh nhau. Kết quả bất ngờ là hầu hết, các vụ này đều xuất phát từ chuyện "ghen tuông vô cớ". Nhiều nam sinh, vì tính "sĩ diện" bồng bột của tuổi trẻ, sẵn sàng gây gổ với các bạn khác lớp để "bảo vệ bạn gái", bạn gái của mình, bạn gái của...lớp.

Tôi có gặp gỡ phụ huynh và hỏi kỹ hơn về tình hình của các em, đồng thời đề xuất thử nghiệm tách lớp nam riêng, nữ riêng. Nhận được nhiều đồng ý từ phía các gia đình, tôi cho áp dụng trong năm học luôn.

Ban đầu, cũng có một số giáo viên e ngại. Học sinh cũng phản đối bởi như thế sẽ mất vui. Các em nữ còn bảo: nếu vậy thì khi việc nặng trong lớp, ai sẽ làm. Nhưng tôi quan niệm, đi học không phải để "vui".

-Khi nảy ra ý tưởng này, ông có căn cứ trên cơ sở khoa học  nào không?

- Tôi là giáo viên Tâm lý học, từng dạy khoa Tâm lý giáo dục và làm luận án tiến sỹ Tâm lý học. Tôi áp dụng theo học thuyết Phân tâm học của Freud. Thuyết này cho rằng, khi nói về tình dục, không chỉ đơn thuần là hành động quan hệ tình dục giữa 2 giới mà là tiến triển của hàng loạt tác động: đùa, nghịch, trêu chọc...các hành động đụng chạm cơ thể khác. Ông cha ta từng nói "nam nữ thụ thụ bất thân" cũng có gốc gác hợp lý của nó, và tôi xét theo khía cạnh hợp lý này.

Một điều nữa, trên thế giới người ta vẫn làm theo mô hình này. Một học trò của tôi, đang công tác tại Bộ GD-ĐT, có 2 con đi học nước ngoài. Đứa con gái học trường nữ sinh bên Singapore, cậu con trai học trường nam sinh ở Anh. Thái Lan cũng có mô hình này. Việt Nam ta cũng đã từng có trường nữ sinh riêng đó thôi.

-  Trong thực tế, nếu chỉ có tình bạn cũng giới thì mối quan hệ của các em sẽ bị thu hep đi rất nhiều. Ông có nghĩ rằng việc tách lớp như vậy sẽ hạn chế các em HS một mối quan hệ quan trọng là tình bạn khác giới?

Lứa tuổi 17-18  rất dễ nảy sinh quan hệ luyến ái. Mối quan hệ của các em giao thoa giữa tình bạn, tình yêu và tình dục. Từ những mối quan hệ đó, sẽ nảy sinh thứ tình cảm mà tôi gọi là "ghen tuông vô cớ". Trong khi, để giảng dạy tốt, tiêu chí quan trọng phải là "sự tập trung chú ý của học trò". Nếu để các em ngồi cùng lớp, dễ phân tán.

Còn tạo quan hệ tình bạn cho các em, chúng tôi tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở xã. Kết hợp với hội thanh niên, mỗi tuần có buổi sinh hoạt của cả 3 lớp, cả lớp nam, lớp nữ để các em có thêm cơ hội giao lưu.

- Thưa ông, các hoạt động ngoại khóa, lại do đoàn thanh niên tổ chức tại xã thì liệu có mang lại hiệu quả thiết thực? Bởi thụ động vẫn là tâm lý phổ biến của HS.

Các buổi sinh hoạt đó đều do trường chủ động phối hợp với đoàn thanh niên xã tổ chức, có phân công hẳn hoi. Và bao giờ cũng sắp xếp cho các lớp nam, lớp nữ sinh hoạt cùng nhau. Việc xây dựng quan hệ tình bạn, ở trên trường các em vẫn duy trì được. Giờ ra chơi của trường kéo dài tới 25 phút, các em vẫn có nhiều thời gian trò chuyện.

Năm học này là năm thứ 3 tôi áp dụng cách làm này. Đợi hết một khóa học, tôi sẽ tổng kết thành công trình khoa học của mình.

-Xin cảm ơn ông!

  • Hạ Anh (thực hiện)

Bạn nghĩ thế nào về những ý tưởng đang được thực thi tại trường THPT Nguyễn Khắc Viện?



 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,