221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
704370
Sách viết trước, chuẩn có sau!
1
Article
null
Sách viết trước, chuẩn có sau!
,

(VietNamNet) - "Nhiều lúc cũng thấy lúng túng trong quá trình làm sách. Có thể với mình kiến thức trong SGK là dễ nhưng với giáo viên lại khó...Một điều nữa, sách được viết ra trước, trong khi "chuẩn kiến thức" mới đang rục rịch ban hành".

PGS Nguyễn Đức Thâm, Chủ biên sách giáo khoa (SGK) môn Vật lý lớp 7, tác giả sách lớp 9 và lớp 12,đã bày tỏ như vậy khi trao đổi với VietNamNet về "đứa con" tinh thần của mình vừa "bị" đem ra "cân - đo- đong - đếm"...

Soạn: AM 542161 gửi đến 996 để nhận ảnh này

PGS Nguyễn Đức Thâm: "Các nhà sư phạm không nêu ra được một chỗ sai cụ thể của SGK. Còn ông Nguyễn Văn Khải thì đọc SGK Vật lý lớp 7 đã không hiểu nên đã nghĩ sai và gán cái sai đó cho SGK để đánh lừa độc giả" (Ảnh: K.O)

Tôi không thấy 100 lỗi họ nêu ra!

Ông Thâm cho biết, những người viết sách phải căn cứ vào những tài liệu có tính chất pháp lệnh như "Chương trình THCS các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học" do Bộ GD - ĐT ban hành ngày 24/1/2002. Có nghĩa, SGK hiện hành được viết dựa theo chương trình (CT); còn cụ thể hơn nữa phải do "chuẩn kiến thức" quy định. Sắp tới, "chuẩn kiến thức" sẽ được ban hành....  

Phóng viên: Ông khẳng định viết sách dựa theo một chương trình và những kiến thức cụ thể hơn phải do "chuẩn" quy định. Đến khi "chuẩn" kiến thức ban hành có đồng nghĩa với việc SGK sẽ phải hoàn thiện hơn?

Chắc chắn thế. Phải chỉnh lý lại sách theo cái chuẩn đó. Viết lại hay không còn tùy. Khi chuẩn đã ban hành mà thấy không sai lệch nhiều, người ta chỉ chỉnh lý lại sách thôi.

Tuy nhiên, chương trình THPT sẽ phải viết lại vì nó sai lệch nhiều do hệ thống phân ban thay đổi. Lớp 10,11,12 chắc chắn phải thay đổi nhiều. Còn THCS chỉ có một hệ thống, sẽ không vấn đề gì.

- Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn về sách Vật lý lớp 7 có nhiều chỗ chưa đạt "chuẩn"?

Nói chung, một bộ sách thì khó lòng tránh khỏi có những cái lỗi. Bất kỳ người nào làm cũng thế, mà nhất lại là sách mới viết theo kiểu mới. Vấn đề là lỗi đến mức độ nào thôi.

Cho nên, đã làm cái mới không thể không có những sai sót. Chỉ có điều, sai sót thì sửa và sửa đến đâu, đó mới là vấn đề.

- Làm một cái mới vẫn có những sai sót thì nguyên nhân ở quy trình thẩm định lỏng hay "chuẩn" chưa hoàn thiện?

Nó do nhiều vấn đề. Một người đọc quyển sách 100 lần vẫn có thể sót lỗi. Chỉ có điều nó sai ở mức độ nào. Thí dụ như người ta nói là "thí nghiệm không làm được..." thì chưa chắc đã là sai mà có thể "ông đó" không biết làm chứ không phải tất cả mọi người đều không làm được.

- Có nghĩa những vấn đề sai sót trong SGK môn Vật lý nêu ra, Hội đồng biên tập và các tác giả đã xem xét...

Tôi không hiểu hơn 100 lỗi họ nêu ra đó là cái gì vì tôi không thấy. Tất cả những ý kiến chúng tôi nhận được thì không có 100 lỗi đó. Như vậy, nếu ông ấy bịa 1.000 cái sai thì cũng chỉ biết thế thôi...

Trong bài báo gần đây Tiến sĩ Khải chỉ ra mấy cái sai về đèn LED. Tất cả những ý kiến đó đều sai chứ không phải những người viết sách sai.

Ông Khải viết nhiều bài ở nhiều nơi nhưng chỉ nói bừa nhiều hơn, tôi cũng chẳng hơi đâu đọc tất cả những ý kiến của ông ấy... (cười). Tuy nhiên, vì có trong bài đó một số ý kiến của các nhà khoa học thì tôi phải trả lời. Trước hết là cho Bộ GD - ĐT, cho báo và những người quan tâm. 

Đèn LED chỉ cần nguồn điện 3V: Bà buôn ở chợ trời cũng biết!

- Những ý kiến phê phán có nói rằng SGK không được cập nhật kiến thức mới từ thực tế maà người viết sách chỉ "máy móc" thực hiện đúng như chương trình yêu cầu, trong khi chuẩn kiến thức chưa ban hành. Ví dụ như: đèn LED có dòng điện cực đại là 350mA nhưng sách chỉ đề cập đến 1mA. Ông cắt nghĩa điều này như thế nào?

- Đưa đèn LED, pin mặt trời... vào chương trình là hiện đại rồi.

Chương trình quy định phải nói về hiệu điện thế của đèn LED thì người viết sách phải nói. Còn những gì không yêu cầu thì thôi. Vì thế, có những kiến thức trong sách giáo viên thì nói, nhưng SGK không đề cập đến. Ví dụ như, sách giáo viên nói "đèn LED đến 6V là hỏng", nhưng SGK không nói, để cho HS phát huy khả năng tự học...

Trong SGK không hề nói gì về dòng điện cực đại qua đèn LED cũng như hiện điện thế của đèn. Chưa kể, bà bán đèn LED ở chợ trời đều biết: Chỉ cần nguồn điện 3V là đủ làm đèn sáng; còn nếu mắc vào hiệu điện thế 10V thì phần lớn sẽ hỏng. 

-  "Chương trình THCS các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học" có thực sự là "sườn" nhất định để cho bất cứ một tác giả viết sách nào đều có thể đưa ra những kiến thức phù hợp?

Những người viết sách phải căn cứ vào chương trình để viết chứ không thì chửi nhau chết. Dạy Vật lý trong trường phổ thông không phải là dạy thật. Nghĩa là dạy dưới Vật lý hiện đại rất nhiều.

Chương trình không cho phép mình đưa rất nhiều thứ. Thực tế, ai cũng muốn đưa kiến thức hiện đại vào, nhưng như vậy không phù hợp với HS. Các tiết học cần phải làm các việc: tạo điều kiện cho HS có thể quan sát trực tiếp các hiện tượng vật lý (bài nào cũng phải quan sát); tạo điều kiện cho HS thu thập và xử lý thông tin chứ không phải thông báo...

Chương trình quy định như vậy và không cho phép người viết nói nhiều được mà phải để cho HS làm và rút ra kết luận - đấy là nâng cao.

Thí dụ như phản xạ ánh sáng: Định luật phản xạ ánh sáng nghĩa là chiếu một tia sáng lên gương phẳng thì phản xạ của góc tới bằng góc phản xạ. 

Sẽ có 3 cách dạy: cách dạy thấp nhất là thông báo cho HS biết và làm cho HS xem - đây là lối dạy cổ truyền, gọi là lối giảng dạy minh họa và HS chỉ ngồi nghe; phương án 2 là bảo HS làm thí nghiệm theo sách và phải làm đúng như sách. Như vậy, HS đã tự làm nhưng cũng vẫn là thầy "ép", cách này vẫn còn hạn chế.

Cách thứ 3, thí dụ ảnh trong gương to hay hình ngoài to. Không ép mà thông báo cho HS là làm thế nào để biết nó bé hay to. Đây là cách dạy sáng tạo và nâng cao. 

- Hiện, SGK đang thực hiện phù hợp với cách dạy nào?

SGK viết cho HS đại trà thì đang ở cách 2 (mức trung bình), cho HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn. 

Lần đầu làm "chuẩn", không thể đốt cháy giai đoạn

Soạn: AM 542163 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"Mình chưa làm chuẩn bao giờ nên phải chọn con đường: Vừa soạn sách vừa làm chuẩn..."

- Sắp tới mới công bố "chuẩn kiến thức" và SGK cũng sẽ có những điều chỉnh phù hợp. Điều này có đi ngược so với các nước trong quy trình làm SGK?

- Làm "chuẩn" là việc làm mới ở nước ta, chưa có ai có thể làm được nếu không viết sách. Không viết sách thì không thể hiểu những cái cụ thể.

Cho nên, nước ta phải chọn một con đường làm khác không giống như con đường của các nước tiên tiến trên thế giới. Con đường đó là "vừa soạn sách vừa làm chuẩn để rút kinh nghiệm bổ sung".

Các nước làm nhiều rồi, họ có kinh nghiệm và có thể soạn ra được chương trình và chuẩn kiến thức ngay. Nhưng ở nước ta chưa làm bao giờ, lần này mới làm nên không ai có kinh nghiệm. Cho nên, lúc đầu viết sách, người ta cho phép "anh có thể linh hoạt 30% kiến thức", sau đó mới rút kinh nghiệm và xây dựng "chuẩn".

Cách đây 2 tuần, hội nghị ở Đồ Sơn (Hải Phòng) mới họp về vấn đề này. Bản thân tôi cũng thấy, có những chỗ còn cân nhắc là không biết có nên đưa vào hay không. Vì đưa vào thì quá cao mà bỏ đi thì không an tâm.

"Chuẩn" (sắp ban hành) là mức độ tối thiểu mà tất cả học sinh phải đạt được. Mục tiêu đến năm 2010, không phân biệt HS đồng bằng hay miền núi, cả nước cùng một chương trình, cùng một bài thi như nhau hết. 

- Mục tiêu đề ra là không phân biệt HS thành thị và nông thôn, trong khi mức sống giữa hai vùng này chưa chắc đên năm 2010 đạt như nhau. Liệu "chuẩn" ban hành có tính đến những điều kiện cụ thể?

Cái khó là ở chỗ đó. Cho nên, "chuẩn" ban hành rồi cũng phải thay đổi. Nghĩa là, làm dăm năm rồi lại phải thay đổi lại cho phù hợp. Ngày xưa không có "chuẩn", người ta viết SGK 20 năm thì mọi người thấy có vẻ yên chí. Nhưng thật ra nó vô cùng lạc hậu. Bây giờ để 5 năm mà không thay đổi là gay rồi.

- Việc xây dựng "chuẩn" như ông nói là rất khó khăn để cân đối kiến thức giữa các vùng miền. Hiện nay SGK đã đáp ứng yêu cầu này đến đâu?

Sách viết chưa thực đúng với mức "chuẩn" cho nên đánh giá cũng chưa thật đúng. Thí dụ như HS đạt 6 điểm chưa chắc đã phản ánh đúng thực chất; cũng như kết quả thi phổ thông năm nay đạt cao chưa chắc đã phải là giỏi hơn năm trước vì "chuẩn" không rõ.

Vì thế, rút kinh nghiệm nhiều lần mới xây dựng được "chuẩn", chứ không thể làm ngay được.

Thực tế, khi chưa có "chuẩn" thì vẫn có chương trình. Nhưng, chương trình đó triển khai ở miền núi, miền xuôi thì phải linh động. Cụ thể như: họ ra bài cho miền núi dễ hơn, bỏ bớt đi vài chương - có những chương trình đặc biệt như thế để cho nó phù hợp.

Khi đã có "chuẩn" thì cả nước phải như nhau. Còn bây giờ chưa có "chuẩn" thì nhiều chương trình lắm. Gọi là chương trình nhưng mỗi nơi áp dụng một cách khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể.

- Theo ông quy trình làm "chuẩn" như vậy có khoa học?

Cá nhân tôi cho rằng, cách làm "chuẩn" như vậy thích hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay và không thể đốt cháy giai đoạn được. Nếu đốt cháy giai đoạn đòi hỏi phải có "chuẩn" ngay thì sẽ thất bại hoặc làm quá cao hoặc thấp vì chưa có kinh nghiệm...

- Xin cảm ơn ông! 

  • Kiều Oanh (thực hiện)  
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,