221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
585762
Âm thanh 3D: tương lai hay "xì hơi"?
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Âm thanh 3D: tương lai hay 'xì hơi'?
,

Trong một phòng thu tư nhỏ xíu trên Vịnh San Francisco, tay keyboard Jerry Harrison của ban Talking Heads đang khoác cho những bản nhạc cũ của bạn nhạc một "chiếc áo" âm thanh mới.

Soạn: AM 295839 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Những phiên bản số hoá của các ca khúc nhảy nhót tưng bừng trên hai chiếc màn hình máy tính đặt cạnh nhau. Đường vào của guitar ở đây, vocal, trống bass và keyboard ở chỗ kia. Jerry cùng hai kỹ sư âm thanh đang tái tạo lại những bản thu cũ một cách chính xác tối đa có thể, sau đó remix lại toàn bộ album thành âm thanh vòng lập thể. Một tên gọi khác: âm thanh 5.1 nếu bạn cảm thấy nó quen hơn - dạng âm thanh được thiết kế riêng cho hệ thống dàn âm thanh "nhà hát tại gia" home theatre.

Một kỹ sư bật ca khúc "The Great Curve" vừa mix mới. Nhịp trống đập chắc nịch từ sau lưng người nghe, trong khi giọng hát của David Byrne thì phát ra trực tiếp từ đằng trước. Một đoạn guitar solo đột ngột xổ ra từ hai góc - tất cả những hiệu ứng âm thanh này theo Harrison đều có thể giúp đem lại một cảm hứng hoàn toàn mới cho người nghe.

"Khi tôi bật lại ca khúc này cho bạn bè, họ đã  thưởng thức chúng giống như khi nghe đĩa than của những thập niên 60, 70. Âm nhạc hiện đại gần như đã bị biến thành một thứ hàng hoá. Nó đã mai một khá nhiều phong vị và cảm xúc", Harrison nói.

Có thể những việc Harrison đang làm chủ yếu là một dự án về âm nhạc, song nó lại nhắm trực tiếp đến những thiết bị ngày càng đóng một phần quan trọng trong hệ thống giải trí gia đình. Nhiều người trong ngành công nghiệp ghi âm hy vọng rằng "chất" âm thanh mới này có thể giúp nâng cao nhu cầu dành cho các bản thu chất lượng cao, đạp đổ nạn sao chép trái phép.

Âm thanh chất lượng cao

Soạn: AM 295849 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Nhiều năm qua, các hãng đĩa đã tìm mọi cách để người tiêu dùng bỏ tiền ra mua những CD độ phân giải cao - phiên bản âm thanh tương đương của HDTV (truyền hình phân giải cao) nhưng không mấy thành công. Nguyên do là trên thị trường cùng lúc góp mặt hai định dạng không tương thích là Super Audio CD (SACD) của Sony và DVD audio (DVD-A). Giới phân tích cho rằng chính cuộc xung đột này đã khiến rất nhiều người tiêu dùng ngần ngại với việc nâng cấp, lo sợ túm phải một công nghệ "cô độc".

Để bạn dễ hình dung, hãy quan sát dữ liệu từ Nielsen SoundScan dưới đây. Album DVD- A bán chạy nhất là "The Best of Seal 1991 - 2004" chỉ bán được chưa đầy 500 bản trong tuần trước. Trong khi đó, muốn đứng cuối danh sách Top 200 album của tạp chí Billboard, một album cũng phải tẩu tán được ít nhất là 6000 bản/tuần.

Triển vọng tương lai của CD chất lượng cao cũng không mấy sáng sủa hơn. "Một trong những lý do khiến cho số lượng tiêu thụ của album sụt giảm trong thời gian qua là bởi người tiêu dùng cho rằng âm nhạc... đắt quá. Do đó, tôi không dám chắc những định dạng mới với giá thành thậm chí còn cao hơn, có làm ăn được gì hay không", Geoff Mayfield, một nhà phân tích cao cấp của Billboard bình luận.

Soạn: AM 295857 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
DualDisc - cứu tinh của âm thanh chất lượng cao?

Tuy nhiên, những người ủng hộ đang đặt trọn hy vọng vào DualDisc. Được kỳ vọng như một vị "thánh nhân cứu rỗi", định dạng mới này có một mặt là đĩa CD truyền thống còn mặt kia là đĩa DVD. Cả bốn hãng đĩa lớn đều chấp thuận phát hành album dưới dạng này, với khá nhiều nội dung video và enhanced audio (trong nhiều trường hợp chính là aâ thanh vòng 5.1) trên mặt DVD.

Chất lượng có quan trọng?

Khó có thể đảm bảo là số đông người mua nhạc có nhu cầu thực sự với âm thanh "xịn". Nửa thập kỷ qua đã chứng kiến một sự bùng nổ thực sự của những định dạng nhạc số nén như MP3 và những dịch vụ bán nhạc qua mạng như iTunes. Tin buồn là phần lớn chúng đều có chất lượng âm thanh thấp hơn so với CD.

Quả thật, lịch sử doanh thu âm nhạc luôn chứng kiến cuộc chiến khốc liệt giữa chất lượng với lựa chọn của người tiêu dùng. Ngay cả khi CD hất cẳng đĩa nhựa vào thập niên 80, vẫn có rất nhiều người nghe nhạc trên... catset rè vì giá rẻ.

Do đó, sẽ là hợp lý hơn nếu cho rằng bước chuyển lên âm thanh vòng lập thể là một bước đi quan trọng, nhưng không phải quyết định, trên lộ trình nâng cấp trải nghiệm nghe nhạc thời đại mới. Bản thu stereo hai-kênh đầu tiên được bán ra vào năm 1958 và đến đầu thập niên 60 thì stereo đã hoàn toàn thay thế âm thanh mono. Nhưng khi một loạt hệ thống âm thanh bốn loa, bốn đường tiếng ra đời vào những năm 70, chẳng có mấy người tiêu dùng để tâm. Kể cả với việc phát hành những album đặc biệt ăn khách như "Quadrophenia" của The Who, công nghệ này cũng không tài nào ngóc đầu lên nổi và chính thức tuyệt chủng vào thập niên 80.

Hấp dẫn 5.1

Soạn: AM 295853 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Sơ đồ bố trí hệ thống âm thanh 5.1

Âm thanh vòng lập thể được dựa trên cấu hình 5.1 của hệ thống nhà hát tại gia: ba loa trước, hai loa sau và một loa siêu trầm. Một album được trộn theo chuẩn âm thanh 5.1 có thể đặt người nghe vào chính giữa một "sân khấu âm nhạc" ảo, với những âm thanh khác nhau dội vào tai từ mọi hướng xung quanh. Vấn đề là cực khó tìm ra nơi thích hợp để thưởng thức chúng (thậm chí còn khó hơn cả với âm thanh stereo).

Để thu được âm thanh stereo chất lượng, người nghe phải ở trong một không gian nhỏ và cách đều hai loa. Một hệ thống 5.1 còn yêu cầu một không gian hẹp hơn và lúc này, bạn phải cách đều cả... 5 cái loa (chỗ đặt loa siêu trầm dễ thở hơn một chút). Điểm "cách đều" này được gọi là "điểm ngọt ngào" (dù tìm ra nó thật đắng ngắt) và chỉ rộng đúng bằng kích thước... đầu người. 

Soạn: AM 295855 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Chính vì vậy, nhiều kỹ sư âm thanh đã từ chối công nghệ này vì lý do nói trên. Người tiêu dùng bình thường lại càng không có kiến thức âm thanh để cài đặt cả một hệ thống 5.1 hoàn hảo nên thường chỉ nghe được nhạc từ phía sau với chất lượng thậm chí còn thua cả stereo, và tất nhiên là chẳng có lập thể gì cả. "Tôi phải nhìn từ góc độ của người tiêu dùng chứ", Tony Espinoza, người sáng lập ra studio San Francisco Soundworks, nói. "Tôi không nghĩ là nghe nhạc thì giống như khi bạn vắt vẻo bên trong rạp hát với bịch bắp rang bơ trên tay".

Tuy nhiên, một số người khác lại hâm mộ 5.1 ra mặt. Nhà sản xuất kỳ cựu Elliot Mazer, người từng làm việc với những tên tuổi như Neil Young mới đây đã giúp Young remix lại album "Harvest" thành âm thanh vòng 5.1, đồng thời giúp Pete Townshend của ban nhạc The Who thiết lập một studio cá nhân 5.1 để thu âm và remix các album của ban. "Hiệu ứng thì tương tự như stereo, nhưng lớn hơn, hứng khởi hơn", Mazer ca ngợi.

Soạn: AM 295859 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Những người ủng hộ 5.1 tin rằng xế hộp chính là tương lai của công nghệ âm thanh này, bởi dàn loa trong xe thường được lắp đặt bởi các chuyên gia chuyên nghiệp còn người nghe thì ít khi di chuyển lung tung. Acura, một nhánh con của American Honda Motor đã bán ra thị trường hai model xe có trang bị dàn loa 5.1.

Còn với Harrison, anh thực sự tìm thấy cảm hứng dạt dào từ âm thanh 5.1. "Tôi sẽ tiếp tục làm cả album cho những người khác sau khi hoàn thành nhiệm vụ với Talking Heads".

Cầm Thi (Theo CNET)
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,