221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
585194
ĐTDĐ: Thời trang hay công nghệ?
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
ĐTDĐ: Thời trang hay công nghệ?
,

Sau nhiều năm chạy đua "cùng hướng", nhắm tới những mẫu "dế" màn hình màu, camera tích hợp và "nhỏ xíu anh (em) thương", các hãng chế tạo di động cần phải tìm ra những hướng phát triển mới nếu muốn bán được sản phẩm của mình.

Soạn: AM 294741 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Motorola RAZR siêu mỏng

Một số hãng thiên hẳn theo hướng thời trang và thiết kế, một số lựa chọn "phong cách" và "sành điệu", trong khi đa số các doanh nghiệp châu Á vẫn tiếp tục lấy tính năng công nghệ làm "bánh lái" để duy trì hoặc phát triển thị phần của mình trong một thị trường cạnh tranh "sứt đầu mẻ trán". Màn hình màu và camera đã trở thành hai chuẩn mực mà "alô" nào cũng có để có thể bán được tại những thị trường đã bão hoà như Bắc Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản. Chính vì vậy, muốn "thắng canh bạc" tại đây thì không cách nào khác, các hãng điện thoại phải đặt "món cược" mới.

Một vài hãng, bao gồm Nokia, Sony Ericsson và Motorola đã chọn cách chế tạo những chiếc điện thoại đặc biệt dành riêng cho nghe nhạc, chơi game. Họ cũng đồng thời đẩy "thiết kế" lên một trong những yếu tố hàng đầu để biến sản phẩm của mình trở nên nổi bật giữa đám đông, "cho mắt ai mãi tìm". Trong khi Motorola tung ra model RAZR siêu mỏng "sành điệu" để "câu" những vị khách sang trọng thì Nokia lại mạnh dạn giới thiệu cả một bộ sưu tập "Huyền thoại đương đại", lấy cảm hứng từ những năm 20.

"Khi công nghệ di động bắt đầu trở nên bão hoà, bạn phải bắt đầu nghĩ sang những yếu tố khác, chẳng hạn như thiết kế. Chỉ công nghệ không thôi thì chẳng bao giờ đủ. Đến một lúc nào đó, việc chạy đua tăng megapixel cho camera lên 3, 5 hay thậm chí... 15 cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa", Ben Wood, nhà phân tích của Gartner nhận định.

Thách thức cơ bản mà các hãng điện thoại phải đối mặt lúc này là các công nghệ nền cơ bản cho các sản phẩm cần phải... giống hệt nhau, vì nhu cầu của người tiêu dùng là các thiết bị phải kết nối được với cùng một mạng không dây và các dịch vụ di động. "Thật đáng sợ, bởi vì đó là một nền công nghiệp được xây dựng trên những chuẩn mực "vô tính". Sự khác biệt chỉ còn là thứ "mỹ phẩm" trang hoàng cho sản phẩm mà thôi".

Tuy nhiên, để làm ra được thứ "mỹ phẩm" cho "ra hồn" cũng không phải dễ. "Thời trang đâu có phải là thêm bớt một vài đường cong cho điện thoại. Một mẫu thiết kế tốt phải cho phép người dùng truy cập vào điện thoại và các dịch vụ Internet một cách đơn giản, dễ dàng và từ bất cứ nơi đâu", Ed Zander, giám đốc điều hành Motorola cho biết. "Vòng đấu tiếp theo sẽ là cuộc chiến giữa các phần mềm. Trong vòng 5 năm tới, các hãng sẽ chạy đua về bảo mật, chống virus, ứng dụng và dịch vụ an toàn".

Không phải công nghệ mà chính sự đơn giản mới là một trong bốn quy tắc thiết kế của Motorola. "Nếu tất cả những gì tôi cần là email, xem lịch và truy cập Internet, một chiếc laptop là quá thừa thãi". Quan điểm này cũng được Miles Flint, chủ tịch của Sony Ericsson chia sẻ. "Tôi cũng mơ được bỏ lại máy tính ở nhà".

Nhưng vẫn có người đặt cược cho công nghệ

Soạn: AM 294749 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Bộ sưu tập "Huyền thoại đương đại" của Nokia

Không phải tất cả các doanh nghiệp di động đều tin rằng cuộc chạy đua công nghệ đã chấm dứt. Trong khi Nokia, Sony Electronics và Motorola công bố các bản hợp đồng âm nhạc với Microsoft, Sony và Apple thì hai đối thủ đến từ Hàn Quốc của họ, Samsung và LG lại đặt canh bạc lớn lên những cải tiến công nghệ như màn hình sắc nét, camera chất lượng cao, loa stereo và kích thước tí hon.

Lấy thí dụ, Samsung đã trưng bày những model điện thoại 3G mới cực nhỏ với màn hình xoay dành cho dịch vụ TV số (dẫu rằng dịch vụ này chưa được cung cấp đại trà). "So với những loại điện thoại vỏ sò hay nắp trượt khác bạn vẫn thấy chúng khác biệt. Chất lượng màn hình, âm thanh vòng tuyệt vời. Người tiêu dùng nhận ra chúng và sẵn lòng trả tiền để có được sự nổi bật", giám đốc marketing ĐTDĐ toàn cầu Chang Soo Choi của Samsung cho biết.

Soạn: AM 294755 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Cũng giống như Samsung, LG đã đầu tư rất nhiều cho 3G. "Là người đến sau, chúng tôi không muốn cạnh tranh trong địa hạt GSM nữa. Chúng tôi muốn tiến đến một sàn đấu cao hơn, như 3G và truyền hình di động", James Kim, giám đốc khu vực châu Âu của LG tuyên bố. Cho tới nay, chiến lược này của LG đã tỏ ra rất có hiệu quả. Doanh thu của họ tại châu Âu đã tăng từ 1,35 triệu máy hồi 2003 lên 6 triệu máy vào năm ngoái. Một nửa trong số đó là điện thoại 3G.

Giới phân tích tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu 3G trở thành công nghệ chủ đạo và các đối thủ khác bắt kịp Hàn Quốc. "Trong những năm qua, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã tạo dựng được chỗ đứng cho họ là những người dẫn đầu về công nghề, nhờ đó mà công việc làm ăn rất khá. Nhưng chiến lược đó sẽ càng ngày càng gặp khó khăn", nhà phân tích Neil Mawston của Strategy Analytics nhận định.

Cầm Thi (Theo Reuters)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,