221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1264132
Hacker tấn công Google là... học sinh Trung Quốc?
0
Article
null
Hacker tấn công Google là... học sinh Trung Quốc?
,
Theo tờ The New York Times, vụ tấn công ì xèo nhằm vào Google mới đây và có thể khiến Google rút lui hoàn toàn khỏi thị trường Trung Quốc, có nguồn gốc từ hai trường học nổi tiếng tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Mô tả ảnh.
Nguồn: AP
NY Times cho biết các nhà điều tra đã lần theo dấu vết của vụ tấn công và phát hiện một số máy tính đang đặt tại trường Đại học Shanghai Jiaotong và Lanxiang Vocational School có liên quan tới vụ việc. Hiện Google chưa đưa ra lời bình luận nào về thông tin này.


Ngày 12/1 vừa qua, Google đã loan báo trên khắp phương tiện thông tin đại chúng rằng hacker đã đánh cắp một số mã máy tính của hãng để đột nhập vào tài khoản Gmail của một số nhà hoạt động "nhân quyền". Ngoài Google, hacker còn ngắm bắn máy tính của hơn 30 doanh nghiệp khác nữa. Một lỗ hổng bảo mật bên trong trình duyệt IE của Microsoft bị cho là đã "tiếp tay" và "mở ra cơ hội" cho hacker tung hoành.

Vụ tấn công qua mạng này đủ nghiêm trọng để phía Google công khai đối đầu với chính phủ Trung Quốc về những quy định liên quan đến theo dõi, kiểm duyệt các chủ đề nhạy cảm, cả về văn hoá lẫn chính trị tại nước này. Google thậm chí còn doạ sẽ đóng cửa công cụ tìm kiếm tiếng Trung và xa hơn là đóng cửa toàn bộ các văn phòng của hãng trên lãnh thổ Trung Quốc, trừ phi chính quyền nới lỏng các hạn chế về tự do ngôn luận.

Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc vẫn giữ lập trường cứng rắn và cho rằng Google không phải là trường hợp cá biệt để được hưởng "biệt đãi". Mặc dù vậy, việc Google chấm dứt hoàn toàn sự hiện diện tại Trung Quốc đều không phải là mong muốn của cả hai phía. Hiện gã khổng lồ tìm kiếm và Bắc Kinh vẫn đang đàm phán để đi đến một thoả hiệp khả thi nhất.

Suốt nhiều tuần qua, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ và các chuyên gia bảo mật đã cố gắng nhận dạng nguồn gốc của vụ tấn công nhằm vào Google. Một số ý kiến tỏ ra hoài nghi về khả năng Trung Quốc đứng đằng sau các vụ tấn công, tuy nhiên quan điểm này đã bị Bắc Kinh cực lực phản đối. Bản thân Google cũng chỉ nói rằng "họ tin các cuộc tấn công có nguồn gốc từ Trung Quốc" chứ không suy diễn về bất cứ khả năng nào xa hơn.

Việc hai trường Jiaotong và Lanxiang bị nêu tên trong bài báo của NY Times là động thái mới nhất từ vụ việc tốn nhiều giấy mực này. Theo Times, các cuộc điều tra cho thấy một số bằng chứng gợi ý rằng vụ tấn công đã được khởi động từ cách đây 10 tháng, nhưng đến tháng 1/2010 mới "bùng nổ".

Đại học Jiaotong hiện là một trong những cơ sở đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu của Trung Quốc. Trong khi đó, Lanxiang là trường dạy nghề có quy mô lớn, nơi đã đào tạo không ít chuyên gia máy tính cho quân đội Trung Quốc.

Trung Quốc phản công

Tuy nhiên, chỉ ít giờ sau, Tân Hoa xã đã đưa tin đại diện hai trường Jiaotong và Lanxiang phủ nhận việc học viên của họ chính là nguồn phát động tấn công nhằm vào các doanh nghiệp Mỹ. Phía Jiaotong cáo buộc những "tuyên bố" trong bài báo của NYTimes là vô căn cứ và kể cả khi máy tính của nhà trường có vẻ như là liên đới, điều đó cũng không đồng nghĩa với việc các hacker đặt đại bản doanh tại trường.

"Chúng tôi rất sốc và phẫn nộ khi nghe được những lời cáo buộc vô căn cứ đó. Chúng có thể làm tổn hại đến thanh danh của trường. Bài báo của NYTimes chỉ dựa đơn thuần vào một địa chỉ IP mà thôi. Trong bối cảnh công nghệ mạng đã phát triển đến trình độ cao như hiện nay, bài báo như vậy không hề khách quan hay tích cực chút nào".

Bí thư Đảng uỷ Lý Dĩ Xương của Trường Hướng nghiệp Lanxiang cũng phủ nhận mọi vai trò của nhà trường trong vụ tấn công. "Các cuộc điều tra nội bộ đều cho thấy không có bất cứ bằng chứng nào về việc vụ tấn công xuất phát từ trong trường chúng tôi". Hơn nữa, theo NYTimes, Lanxiang được thành lập với sự hậu thuẫn từ quân đội Trung Quốc và đã đào tạo không ít chuyên gia máy tính cho quân đội. Song theo ông Lý, không có bất cứ mối quan hệ nào như vậy tồn tại trong thực tế.


Thông tin của NYTimes rằng các nhà điều tra đang nghi ngờ một lớp lập trình do một giáo sư người Ukraina giảng dạy cũng vấp phải sự phản đối của Lanxiang. "Không có bất cứ giáo viên người Ukraina nào trong trường cả và chúng tôi cũng chưa bao giờ thuê giảng viên nước ngoài", ông Lý cho biết. "Bài báo đó hoàn toàn võ đoán, hãy đưa bằng chứng ra xem nào".

Được thành lập từ năm 1984, trường Lanxiang hiện có khoảng 20.000 sinh viên đang theo học các kỹ năng hướng nghiệp như nấu ăn, sửa ô tô hay làm tóc.


Trọng Cầm
(Theo AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,