- Vẫn lại là câu chuyện của quản lý. Quản lý như thế nào để đảm bảo được tính chất lành mạnh của game online, một sản phẩm kinh doanh vốn là hợp pháp và là một loại hình hoạt động giải trí được thừa nhận rộng rãi khắp nơi trên thế giới? Cục trưởng Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) - ông Lưu Vũ Hải đã trả lời trực tiếp trên truyền hình số VTC2, bắt đầu lúc 10h sáng chủ nhật (ngày 19/7) trong chương trình Nhân vật – Sự kiện TT&TT.
Ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ TT&TT đang trả lời trực tiếp các câu hỏi. (Ảnh: ICT News)
Cuộc đối thoại được tường thuật trực tiếp báo điện tử VietNamNet, VTC News, ICT News và cổng thông tin điện tử của Bộ TT&TT.
Theo đài truyền hình kỹ thuật số VTC, chương trình đối thoại trực tiếp với ông Lưu Vũ Hải sẽ tập trung vào các vấn đề ”nóng” về quản lý game online như: việc mua bán tài sản ảo, chơi game sau 23h đêm, phần mềm quản lý người chơi game, thẩm định nội dung game...nhằm thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh.
Nhận xét chung về game online, TS Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học) cho rằng, về mặt tích cực: Game online là trò chơi giải trí khá lành mạnh (đương nhiên là trong trường hợp nội dung an toàn). Khi tham gia trò chơi, các bạn trẻ được thỏa mình trong đó, được hóa thân với nhân vật trong game dẫn đến sự thoải mái về mặt tinh thần.
Tuy nhiên, việc người chơi quá sa đà vào một không gian ảo, một xã hội ảo (mà chỉ có ở đó người ta mới thực hiện được những việc mà trong cuộc sống thật khó có thể thực hiện được), đã khiến cho không ít thanh thiếu niên, học sinh - sinh viên và cả công nhân viên chức cũng muốn dấn thân vào xã hội ảo đó.
Tới thời điểm hiện tại, Thông tư liên tịch số 60 Liên bộ Văn hóa - Thông tin, Bưu chính - Viễn thông, Công an, ban hành ngày 1.6.2006 vẫn đang là văn bản pháp quy chính thức duy nhất có hiệu lực đối với công tác quản lý Game online. Theo đánh giá, văn bản này vẫn còn hàm chứa nhiều điều bất cập như: chưa đề cập tới vấn đề quản lý tài sản ảo, việc quy định sau 5 giờ chơi không được nhận điểm thưởng trong game vẫn không đạt được mục đích là chống nghiện game...
Trân trọng mời quý độc giả gửi câu hỏi tại đây
Sau đây là nội dụng lược thuật cuộc đối thoại trực tiếp Nhân vật Sự kiện Thông tin & Truyền thông số 2 với chủ đề "Quản lý thế nào để game online phát triển lành mạnh":
- Thưa ông Lưu Vũ Hải, thoạt nhìn thì Trò chơi trực tuyến cũng chỉ là 1 hiện tượng hết sức bình thường như mọi trò chơi giải trí khác hiện tồn tại trong xã hội hiện nay, mà đã là trò chơi thì có lẽ không nhất thiết phải quá bận tâm. Vậy căn cứ vào đâu để cơ quan chức năng quyết định đưa Game Online trở thành đối tượng đặc biệt để được luật pháp điều chỉnh?
- Kính chào Quý vị đang theo dõi chương trình!
Trò chơi trực tuyến du nhập Việt Nam từ năm 2003. Chỉ 2 đến 3 năm sau thì trò chơi trực tuyến bộc lộ rõ tính hai mặt của nó.
Tính tích cực: Đây là loại hình giải trí hiện đại, hấp dẫn, người chơi có thể hòa mình, có thể thư giãn. Trò chơi trực tuyến có thể rèn luyện trí tuệ và phản xạ tốt; nếu lồng ghép nội dung văn hóa vào thì có tác dụng quảng bá, giáo dục rất cao. Đồng thời, trò chơi trực tuyến có tiềm năng kinh doanh tốt.
Tôi bổ sung thêm cho phóng sự vừa rồi là, theo Cơ quan quản lý Nhà nước, doanh thu của trò chơi trực tuyến là 1.400 tỷ đồng, số lượng lao động là 3.700 người, nộp thuế 300 tỷ đồng.
Nhưng trò chơi này có tác động tiêu cực. Vì tính hấp dẫn nên nhiều thanh niên chơi quá đà, ảnh hưởng xấu tới thể chất và tinh thần. Cũng vì tính hấp dẫn và tương tác cao nên nó tác động đến hành vi và nhận thức của người chơi. Chính do sự đam mê dẫn tới quên trách nhiệm của mình. Đồng thời, môi trường ảo dễ phát sinh những mâu thuẫn, tội phạm có thẻ ảnh hưởng tới an ninh trật tự.
Cơ quan chức năng thấy nên đưa trò chơi trực tuyến vào quản lý.
- Dịch vụ của doanh nghiệp đang bị những xâm hại như các tổ chức, cá nhân phát tán các chương trình phần mềm chứa mã độc như hack, bot, trojan… vào các sản phẩm game nhằm mục đích vụ lợi hoặc phá hoại. Hiện tượng này đã và đang diễn ra một cách trầm trọng trên hầu hết các sản phẩm game online phát hành chính thức tại Việt Nam, làm giảm hiệu quả kinh doanh của các nhà phát hành game và tác động tiêu cực đến tâm lý, hành vi của cộng đồng khách hàng là các game thủ. Nếu coi Game Online là một sản phẩm kinh doanh tiềm năng có đóng góp lớn vào doanh thu chung của nhóm ngành kinh doanh giá trị gia tăng trên Internet thì cơ quan chức năng đã tính tới biện pháp nào để bảo vệ doanh nghiệp kinh doanh Game và người chơi?
- Trước hết cần nhìn nhận, bản thân trò chơi là trên Intenet là sản phẩm của công nghệ thông tin (CNTT). Đối với sản phẩm CNTT, dịch vụ Intenet, tất cả các loại hình phát tán các đoạn mã, các hình thức ăn cắp,… đều bị cấm và được quy định rất cụ thể trong những văn bản về quản lý dịch vụ, cung cấp,… Chúng cũng nằm trong đối tượng được bảo hộ như tôi đã nêu trên.
Cuộc chiến các nhà cung cấp dịch vụ, người chơi với virus rất cam go và song hành với sự tồn tại của Intenet. Các nhà cung cấp cần phải có tính chủ động trong việc tự đưa ra biện pháp đảm bảo an toàn cho mình, vừa bảo về quyền lợi của mình và của người chơi.
Bên cạnh đó còn có các luật của CNTT, mức cao hơn có thể xét nặng hơn là truy tố. Nhưng tôi nhắc lại là các DN phải tự phòng chống.
(tonyanhpham, Nam - 41):
Tường thuật nội dung cuộc đối thoại trực tiếp trên các báo điện tử.
- Về việc chơi game online là một hình thức vui chơi lành mạnh nhưng tôi thấy lúc nào ở Việt Nam cũng quản lý chặt chẽ. Không nên quy định là sau 24h là không được chơi nữa. Tôi thấy càng không cho thì người ta càng thích làm, còn cho rồi thì sau người ta chán?
- Năm 2005, tại Việt Nam, Game Online bắt đầu thu hút được nhiều người chơi, thuộc các lứa tuổi, tầng lớp xã hội và lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Tuy chỉ là trò chơi giải trí đơn thuần, nhưng thực tế đã có hiện tượng người chơi quá đam mê, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập, công việc và gia đình, tác động ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống, sức khoẻ, tâm lí của người chơi, cộng đồng và gây tâm lý lo ngại trong xã hội. Chính vì vậy Thông tư liên tịch số 60 ban hành ngày 01 tháng 6 năm 2006 về quản lý hoạt động trò chơi trực tuyến được ban hành đã quy định các đại lý internet chỉ được cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến từ 6h00 đến 23h00 hàng ngày.
(Nguyen Quang Huy, Nam - 24):
GO giờ khá phổ biến ở VN cũng như nước ngoài. Người chơi muốn nhân vật lên cấp nhanh, muốn mạnh hơn người khác thì phải nạp card cho tài khoản của mình để mua đồ cho nhân vật... Người chơi có thể tốn hàng chục, hàng trăm triệu đồng cho 1 nhân vật của mình. Vậy mà đến khi bị hack, bị mất nick, bị người khác đánh cắp mất tài khoản của mình thì các Game thủ lúc đó không biết kêu ai nữa. VN không có 1 bộ luật nào dành cho tài sản ảo cả. Nhà phát hành lúc đó cũng chỉ cung cấp bằng chứng giao dịch từ tài khoản này sang tài khoản khác mà thôi. Và cuối cũng thì game thủ là người thiệt thòi nhất, trong khi ngày ngày tháng tháng vẫn "cống nạp" cho nhà phát hành tiền. Ông nghĩ sao về vấn đề này? Liệu VN sẽ có 1 bộ luật để bảo vệ game thủ, bảo vệ tài sản ảo? Nếu có thì bao lâu nữa?
- Trong Thông tư 60 có nhắc đến “tài sản có giá trị trong trò chơi” là để chỉ các vật phẩm tồn tại trong trò chơi, được khởi tạo bởi nhà sản xuất và người chơi sẽ có thể nhận được trong quá trình chơi.
Tuy nhiên chưa có quy định nào của pháp luật định nghĩa thế nào là “tài sản có giá trị trong game” mà bây giờ thường được gọi là “tài sản ảo” và những vật phẩm được sản sinh trong game có được coi là một dạng tài sản hay không?
Thông tư 60 cấm các nhà cung cấp dịch vụ khởi tạo “tài sản ảo” để kinh doanh. Vì vậy quan hệ giữa người chơi và nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến “tài sản ảo” chỉ được xem xét trên cơ sở thỏa thuận cung cấp dịch vụ giữa hai bên và phải phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, qua thực tế triển khai thông tư 60, vấn đền “tài sản ảo” đó nẩy sinh nhiều bất cập không phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu thực tế, cần được nhìn nhận và điều chỉnh hợp lý.
Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời gian tới, khi xây dựng Dự thảo QĐ của Thủ tướng CP về quản lý Chò trơi trực tuyến thay thế thông tư 60 sẽ xem xét để có những quy định bảo vệ quyền lợi của người chơi phù hợp với quy định của pháp luật.
- Một trong những vấn đề nảy sinh từ Game Online là vấn đề tài sản ảo. Là trò chơi về thế giới ảo, tài sản ảo cũng chỉ là tài sản ảo, tuy vậy nhiều ý kiến cho rằng đó là một dạng tài sản mà người chơi cũng bỏ công sức và tiền bạc để có được, rồi từ đó cũng phát sinh ra những hoạt động trao đổi, mua bán có thực, và cả những tranh chấp có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng hơn. Vậy tại sao Thông tư liên tịch 60 về quản lý Game Online lại chưa đề cập tới vấn đề này?
- Chúng ta hãy cùng nhìn lại, Thông tư 60 ra đời chỉ sau 2 năm trò chơi trực tuyến du nhập vào Việt Nam. Khoảng thời gian đó rất ngắn để tích lũy kinh nghiệm về mặt quản lý của cơ quan chức năng. Khi đưa Thông tư này, cơ quan chức năng đã xem xét nhiều khía cạnh nhưng khi căn cứ các văn bản liên quan thì chúng tôi cho rằng tài sản ảo chưa đủ căn cứ để được công nhận. Vào thời điểm đó, thế giới cũng chưa đưa ra căn cứ xây dựng để công nhận tài sản ảo. Vì vậy TT 60 chưa cho phép đề cập đến tài sản ảo.
- Khi gặp các vấn đề tranh chấp về quyền lợi, trách nhiệm và cả kinh tế giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ (gamer và nhà phát hành game), đơn vị nào thuộc về khối quản lý nhà nước sẽ đứng ra giải quyết và quy trình như thế nào?
- Thông tư 60 không cho phép doanh nghiệp khởi tạo và kinh doanh tài sản ảo. Tuy nhiên, khi có tranh chấp xảy ra giữa doanh nghiệp với người chơi, người chơi với người chơi GO thì có thể gửi văn bản đến cơ quan chức năng quản lý lĩnh vực này. Cụ thể là gửi tới Cục Quản lý Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử để giải quyết. Nếu tranh chấp ở mức độ cao hơn, thì cơ quan quản lý sẽ xem xét chuyển tới đơn vị có chức năng giải quyết.
(Nguyễn Đăng Quang,
- Thưa ông, làm thế nào để những người chơi Geme Online không thể chơi quá 2giờ/lượt; trong một ngày (24 giờ) không được chơi quá 3 lượt? Hiện nay hầu như ai đã từng đăng ký chơi Game Online trên mạng Internet đều bị quá đà (nghiện), ảnh hưởng rất nhiều đến học tập, công tác... kể cả hạnh phúc gia đình.
- Thông tư 60 hiện nay sử dụng yếu tố điểm thưởng để hạn chế người chơi game quá nhiều với quy định sau 5 giờ chơi không được nhận điểm thưởng. Đây là biện pháp mà cơ quan quản lý nhà nước Trung Quốc đó từng áp dụng nhằm hạn chế tình trạng nghiện chơi game.
Tuy nhiên thực tế cho thấy biện pháp này chưa thực sự có hiệu quả và gây khó khăn cho doanh nghiệp vỡ việc hạn chế điểm thưởng thường gây lỗi trong trò chơi và ở góc độ nào đó ảnh hưởng đến quyền tự do của người chơi trên 18 tuổi (có đầy đủ quyền công dân và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình). Sau này Trung Quốc cũng đó điều chỉnh quy định quản lý 5 giờ chơi theo hướng chỉ áp dụng đối với người chơi dưới 18 tuổi (có hệ thống xác nhận chứng minh thư nhân dân) và người chơi dưới 18 tuổi muốn vào quán Net phải có người lớn đi kèm. Tuy nhiên ở Việt
Cũng có ý kiến cho rằng, biện pháp quản lý giờ chơi cần đơn giản hơn để doanh nghiệp dễ thực hiện, ví như có thể hướng tới giải pháp sau 3 giờ chơi không cho phép người chơi chơi tiếp (Giải pháp này sẽ không có hiệu quả nếu người chơi sử dụng nhiều account để chơi hoặc chơi nhiều game khác nhau. Tuy nhiên cũng có tác dụng nhất định và đơn giản về mặt kỹ thuật). Tuy nhiên trong thời gian tới, khi xây dựng QĐ của Thủ tướng CP về quản lý game online thay thế cho Thông tư 60, Ban soạn thảo sẽ xem xét để có những quy định hạn chế giờ chơi khả thi hơn, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
- Khi gặp các vấn đề tranh chấp về quyền lợi, trách nhiệm và cả kinh tế - giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ (gamer và nhà phát hành game), đơn vị nào thuộc về khối quản lý nhà nước sẽ đứng ra giải quyết và quy trình như thế nào?
- Thông tư 60 không cho phép doanh nghiệp khởi tạo và kinh doanh tài sản ảo. Tuy nhiên, khi có tranh chấp xảy ra giữa doanh nghiệp với người chơi, người chơi với người chơi GO thì có thể gửi văn bản đến cơ quan chức năng quản lý lĩnh vực này. Cụ thể là gửi tới Cục Quản lý – Phát thanh và Thông tin điện tử để giải quyết. Nếu tranh chấp ở mức độ cao hơn, thì cơ quan quản lý xem xét chuyển tới đơn vị có chức năng giải quyết.
Bùi Thị Ngọc Lan gửi từ địa chỉ mail: ngoclan0305@gmail.com
Tiếp sóng trực tiếp cuộc đối thoại trên truyền hình VTC.
:
- Cơ quan quản lý đã có biện pháp nào đối với các chủ kinh doanh dịch vụ Game online tại nhà hay chưa? Thực tế sự lan tràn các quán game online hiện nay khiến cho các bậc phụ huynh học sinh rất bức xúc vì không thể quản lý nổi con mình. Liệu có thể áp đặt quy định nghiêm ngặt hơn về giờ giấc mở cửa hoạt động đối với các quán này để ngăn chặn sự sa đà của các em học sinh sinh viên với Game online hiện nay?
Trả lời: Theo các quy định hiện hành quy định cụ thể về giờ chơi, trò chơi trực tuyến. Cho phép người chơi GO từ 6 h sáng đến 24h đêm. Thông tư quy định rõ, đại lý Internetn không được gần hơn 200 m so với trường học nào xung quanh. TT quy định trách nhiệm của đại lý Internet phải cung cấp đầy đủ thông tin người chơi và chịu trách nhiệm về sự trung thực của thông tin này. Thông tư cũng quy định trẻ em dưới 14 tuổi vào chơi phải có người lớn bảo lãnh.
Tuy nhiên, do việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước đối với các doanh nghiệp cung cấp game, đại lý Internet chưa chặt chẽ nên gây ra bức xúc hiện nay về những mặt tiêu cực.
Diệu Minh ở địa chỉ minhtd@yahoo.com.vn :
- Nếu các địa điểm kinh doanh Internet có cung cấp Game Online vi phạm về giờ giấc thì có thể bị xử phạt đến mức độ nào?
Theo nghị định 28 về xử phạt cung cấp dịch vụ trên internet thì các vi hạm về cung cấp dịch vụ này bị mức phạt từ 10 – 50 triệu. Cung cấp quá giờ thì có khung từ 10 – 20 triệu.
(NGUYEN THI HONG GAM, Nữ - 20 tuổi):
- Dạ thưa chú, bây giờ quá nhiều game, cháu muốn hỏi trong số các game có game nào độc hại làm hư con người mình không hả chú?
Trên thế giới, người ta sản xuất rất nhiều game với đủ các thể loại khác nhau: game văn hoá, lịch sử, giáo dục, game giải trí, game bạo lực, game sex, game,...Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia khác nhau thì tuỳ theo đặc điểm văn hoá, lịch sử, tôn giáo mà luật pháp mà cho phép phát hành, lưu hành các thể loại game theo quy định riêng của mỗi nước. ỞViệt Nam, Thông tư 60 quy định các game online khi phát hành tại VN phải được thẩm định về nội dung trước khi phát hành để đảm bảo những game được phát hành tại VN không có nội dung độc hại. Tuy nhiên có thể những game không phát hành tại Việt Nam mà phát hành trực tiếp trên mạng không qua kiểm duyệt nội dung sẽ có nội dung độc hại.
(Bui Huynh Xuan Tin, Nam - 18):
- Theo tôi được biết cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử có một "phương pháp" để kiểm soát sự hoạt động của các quán Net - game trực tuyến hiện nay là đặt một phần mềm kiểm soát. Vậy cho tôi hỏi việc làm ấy có nhiều khả quan không và liệu Cục có biết được số tiền bỏ ra sẽ cực kì lớn vì số đại lí game trên toàn quốc là một con số khổng lồ?
Theo Thông tư 60, các doang nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến phải có biện pháp kỹ thuật quản lý giờ chơi, quản lý thông tin người chơi, cung cấp phần mềm phù hợp cho các đại lý internet để thực hiện các yêu cầu quản lý nói trên.
Như vậy việc cài đặt phần mềm quản lý hoạt động của các đại lý Internet thuộc trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và các đại lý Internet.
- Liệu nếu không “cấm”, thì việc quản lý Game online dưới góc độ là ngăn chặn tác động xấu tới người chơi sẽ được thực hiện như thế nào để hiệu quả khi mà điều này lại phụ thuộc không nhỏ vào chính những người chơi?
- Đúng, một trong những cái khó khi quản lý trò chơi trực tuyến là bởi nó có khả năng tác động tới xã hội rất lớn. Đánh giá trò chơi trực tuyến còn phải tính đến rất nhiều chiều.
Cuối quý 1/2009 vừa qua, chúng tôi có tổ chức hội thảo quản lý trò chơi trực tuyến, lấy ý kiến từ góc độ cha mẹ, các cơ quan quản lý, nhà cung cấp dịch vụ… Chúng tôi nhận thấy còn có sự khác nhau rất lớn. Do vậy chúng tôi rất thận trọng khi xây dựng các văn bản quản lý mới.
Chúng tôi phải đưa ra chính sách khả thi với thực tiễn và có sự đồng thuận của xã hội, mới được xã hội khuyến khách và phát triển.
Ngoài ra, tổ chức các chính sách đó phải có sự phối hợp giữa các ban ngành, công tác thông tin tuyên truyền của gia đình, nhà trường, sao cho người chơi, trong phạm vi của mình, có thể khai thác trò chơi theo hướng có lợi nhất cho bản thân mình. Và còn phải tính đến việc quản lý thời gian trong chơi games như thế nào để giảm tác động tiêu cực cho người chơi.
- Có quy định nào về chất lượng cung cấp dịch vụ Game online hay không? Có quy định nào về việc sau khi hết thử nghiệm và chính thức cung cấp dịch vụ có thu phí, nhà cung cấp phải phục vụ người tiêu dùng trong khoảng thời gian tối thiểu là bao lâu không?
- Thông tư 60 quy định cụ thể thời gian, chủ yếu dựa vào thỏa thuận giữa người cùng cấp và người chơi, người chơi cần biết để được đảm bảo quyền lợi.
Chất lượng trò chơi trực tuyến là dịch vụ ứng dụng, nên chất lượng sẽ được quản lý theo quy định của Pháp luật về viễn thông, trên quy định của Internet nói chung.
Nguyễn Phương Nam 17 tuổi:
- Thưa TS. Lưu Vũ Hải, chương trình quản lý Game online sẽ tiến hành từng bước như thế nào?
- Theo quy định của Thông tư 60, các game online khi phát hành tại Việt Nam sẽ phải được thẩm định về nội dung, kịch bản trước khi phát hành. Cục QLPTTH&TTĐT thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định nội dung với sự tham gia của một số chuyên gia về xã hội học, lịch sử, văn hoá nghệ thuật, báo chí và chuyên viên của vụ pháp chế, thanh tra chuyên ngành... Sau khi đã được thẩm định về nội dung, nếu đủ điều kiện phát hành, thì game mới bắt đầu được phát hành. Sau khi phát hành, đoàn kiểm tra liên ngành của Sở TTTT sẽ tới kiểm tra điều kiện về kỹ thuật, nghiệp vụ và các biện pháp kỹ thuật quản lý giờ chơi theo phương án doanh nghiệp báo cáo. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện, thực hiện theo đúng báo cáo, game đó chính thức sẽ được phát hành trò chơi.
Sau khi trò chơi được phát hành, công tác kiểm tra, giám sát thuộc trách nhiệm của các cơ quan chức năng, trong đó quan trọng nhất là chính quyền cơ sở.
(Thu Nga, nữ - 39 tuổi):
- Chơi game tôi thấy trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến học tập, sinh hoạt: thụ động, không thích tham gia các hoạt động cộng đồng, các trò chơi vận động thân thể lành mạnh khác. Đấy là chưa kể đến việc ta chưa quản lý được tất cả các trang game, một số trang có nội dung không lành mạnh: kích động bạo lực, ... Trước đây chưa có game online, các cháu vẫn có thể có những trò chơi bổ ích khác. Vậy theo ông có biện pháp nào để dung hòa giữa việc giải trí bằng chơi game với các hoạt động giải trí khác?
- Game online bản chất là một trò chơi để giải trí, nhưng thực tế nhiều người chơi đã quá đam mê, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, học tập, công việc và gia đình, tác động ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống, sức khoẻ, tâm lí của người chơi, cộng đồng và gây bức xúc trong xã hội. Chính vì vậy, ngày 01 tháng 6 năm 2006, liên Bộ: Văn hoá - Thông tin, Bưu chính Viễn thông, Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 60 về quản lý hoạt động trò chơi trực tuyến nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của game online. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, vẫn còn có những quy định của Thông tư 60 chưa phù hợp, chưa đem lại hiệu quả trong việc hạn chế tiêu cực của game. Vì vậy, chúng tôi sẽ vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, để có thể phát huy hiệu quả giải trí của game nhưng cũng hạn chế được yếu tố tiêu cực. Tuy nhiên để làm được điều này, bên cạnh những quản lý hành chính của nhà nước thì vai trò của gia đình, nhà trường và cơ quan truyền thông vô cùng quan trọng và hiệu quả trong việc tuyên truyền, định hướng, giáo dục thanh, thiếu niên học sinh chơi game giải trí lành mạnh.
Ngọc Lâm, nam- 52 tuổi:
- Theo tôi chơi game là tốt nhưng yêu cầu nhà phát hành phải khống chế được thời gian chơi cũng như thể loại, đừng quá khủng bố và tiêu cực. Mặt khác các nhà kinh doanh phải trình độ và có tâm một chút chứ không cứ nghĩ đến lợi nhuận thì nguy lắm. Tôi có mấy lời vậy mong các nhà quản lý chú ý để có những game lành mạnh cho các cháu giải trí và rèn luyện trí não.
- Rất cảm ơn góp ý của ông. Đây cũng chính là quan điểm của cơ quan quản lý và sẽ được áp dụng trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các game thuần Việt gắn với giá trị quản bá, giáo dục văn hóa, lích sử; đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xây dựng văn hóa doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Trịnh Xuân Tuấn ở TP. Huế:
- Có một thống kê cho thấy hiện nay, phần lớn Game Online đang lưu hành được thể hiện dưới dạng các trò bạo lực, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý và hành vi người chơi, gây lệch lạc về nhận thức và đe dọa thuần phong mỹ tục. Tại sao vẫn được nhập và lưu hành?
- Vấn đề này trong thời gian vừa qua dư luận xã hội đã có ý kiến và các đại biểu Quốc hội đã gửi chất vấn đến Bộ Thông tin & Truyền thông.
Đa số các trò chơi trực tuyến trước đây chia làm 2 mảng: Trò chơi trực tuyến nhập vai và trò chơi trực tuyến thông thường.
Trờ chơi trực tuyến nhập vai nhìn nhận ở góc độ nào mang tính giải trí là để người chơi thư giãn, ở góc độ nào đó cũng có yếu tố bạo lực.
Do vậy, hiện nay, chúng tôi xác định là thời gian tích lũy kinh nghiệm. Chúng tôi cũng nhận thức rằng thời gian vừa qua thông tư 60 ra đời đã giải quyết phần nào những vấn đề mà trò chơi trực tuyến đặt ra, tuy nhiên trong những năm gần đây thông tư 60 cũng có nhiều bất cập. Chúng tôi sẽ xem xét các ý kiến của người dân và đã có khuyến cáo với các doanh nghiệp.
Trong năm 2009, không có doanh nghiệp nào đưa lên những trò chơi trực tuyến nhập vai mà xu hướng là những trò chơi trực tuyến thông thường. Tỷ lệ đó trong 6 tháng đầu năm 2009 đã tăng hơn 60%. Tôi cho rằng chúng ta nên duy trì theo xu hướng đó, để từng bước xây dựng được xu hướng Game Online lành mạnh.
Một giáo viên tên Bình tại TP. Đà Nẵng:
- Tại sao cơ quan chức năng chưa áp dụng những phương án quản lý Game Online như quy định chặt chẽ về độ tuổi được mua/chơi game hoặc giờ giấc được chơi đối với một độ tuổi nhất định tại các địa điểm kinh doanh Internet công cộng để hạn chế tác động xấu của nó tới lứa tuổi vị thành niên?
- Như tôi đã nói, Thông tư 60 ra đời năm 2006, chỉ sau một thời gian rất ngắn sau khi trò chơi trực tuyến du nhập vào Việt Nam.
Lúc đó, kinh nghiệm quản lý của các cơ quan chức năng có nhiều hạn chế, điều kiện thời gian chưa nhiều, và tính khả thi về mặt kỹ thuật cũng chưa cao.
Thông tư 60 lúc đó quy định chunng về thời gian chơi, về độ tuổi. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện thông tư, chúng ta thấy được những bất cập, các cơ quan chức năng đã tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển.
Ở đây, tôi cũng xin nói rõ một số hạn chế đó là về mặt kỹ thuật chúng ta chưa có sự quản lý kỹ thuật số và liên kết cơ sở kỹ thuật với các nhà cung cấp vì vậy không quản lý đươc những tác động xấu của Game Online.
- MC Lê Ngọc Hân: Thực ra Game Online đã lưu hành phổ biến ở các nước trên thế giới từ nhiều năm qua, và thực tế cho thấy là các nước trên thế giới đều có những biện pháp để quản lý ít nhiều hiệu quả. Vậy lý do gì mà ta không tính tới sẽ học hỏi để áp dụng những mô hình quản lý đó đối với Game Online tại Việt Nam?
Mô tả ảnh.
- Thứ nhất, chúng ta phải khẳng định rằng chúng ta đang rất tích cực tham khảo kinh nghiệm quản lý Game online của các nước phát triển.
Thứ hai, chúng ta không thể áp dụng một cách cứng nhắc mà cần phải học hỏi có lựa chọn để phù hợp với điều kiện Việt Nam, đặc biệt là phải chú ý đến môi trường văn hóa.
Lấy một ví dụ như Trung Quốc cho phép người trên 18 tuổi không giới hạn giờ chơi Game Online. Vậy điều đó có được xã hội Việt Nam chấp nhận hay không? Trong khi, thực tế, có rất nhiều ý kiến liên quan đến việc này cho rằng phải giới hạn giờ chơi.
Đối với rất nhiều nước có những trò chơi mang tính hành động rất cao và rất nhiều trò chơi đã được đưa vào để thi đấu quốc tế. Liệu điều đó có được chấp nhận ở Việt Nam một cách dễ dàng không?
Chúng ta cần lấy ý kiến của cộng đồng người chơi game trên Internet và của đông đảo người dân. Trên cơ sở đó chúng ta xây dựng một cách quản lý phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam.
-
VietNamNet