Đăng ký sai thông tin thuê bao trả trước, phạt 2-5 triệu
Cập nhật lúc 15:52, Thứ Tư, 27/05/2009 (GMT+7)
Những trường hợp sử dụng CMT hoặc hộ chiếu của người khác để khai báo thông tin chủ thuê bao di động trả trước sẽ bị phạt từ 2 đến 5 triệu đồng. Quyết định có hiệu lực từ ngày 15/7.
Nghị định số 50/2009/NĐ-CP của Chính phủ vừa bổ sung một số biện pháp xử phạt vi phạm về quản lý thuê bao di động trả trước có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2009.
Cụ thể: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000-500.000 đồng đối với hành vi sử dụng thông tin trên giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh quân đội nhân dân, giấy chứng minh công an nhân dân (gọi chung là CMT) hoặc hộ chiếu của người khác hoặc cung cấp thông tin không chính xác để đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước của mình hoặc không đăng ký thay đổi thông tin khi thay đổi chủ thuê bao di động.
Mức phạt từ 2 triệu - 5 triệu đồng áp dụng đối với các hành vi: Sử dụng thông tin trên CMT hoặc hộ chiếu của người này để đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước (TBDĐTT) hoặc kích hoạt TBDĐTT cho người khác; chấp nhận giấy tờ không phải là CMT hoặc hộ chiếu để đăng ký thông tin TBDĐTT; bán SIM TBDĐTT hoặc thiết bị đầu cuối di động trả trước (loại không dùng SIM) đã được đăng ký thông tin thuê bao của người khác.
Áp dụng mức phạt từ 5 triệu- 8 triệu đồng đối với các hành vi: Tiếp nhận đăng ký thông tin TBDĐTT khi không được ủy quyền theo quy định; không báo cáo với doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện các vi phạm trong quá trình đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin TBDĐTT...
Nghị định cũng quy định mức phạt tiền từ 8 triệu - 10 triệu đồng đối với hành vi không xây dựng kế hoạch quản lý và quy trình đăng ký thông tin TBDĐTT; thực hiện ủy quyền tiếp nhận đăng ký thông tin TBDĐTT không đúng quy định.
Đối với hành vi cung cấp dịch vụ cho TBDĐTT hòa mạng mới đối với chủ thuê bao cung cấp đầy đủ thông tin TBDĐTT theo quy định với số lượng từ 100 thuê bao đến dưới 300 thuê bao sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng; nếu từ 300 đến dưới 500 thuê bao mức phạt sẽ tăng lên 10-15 triệu đồng, trên 500 thuê bao bị phạt từ 15-20 triệu đồng...
Đối với các nhà khai thác di động, sẽ bị phạt từ 10 triệu - 15 triệu đồng khi chấp nhận thông tin TBDĐTT do chủ điểm giao dịch không được ủy quyền cung cấp; không kiểm tra, giám sát việc thực hiện đăng ký thông tin TBDĐTT của chủ điểm giao dịch theo quy định; không chấm dứt việc cung cấp dịch vụ đối với chủ TBDĐTT cung cấp thông tin không chính xác trong trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện.
Xử phạt từ 15-20 triệu đồng đối với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động không triển khai hoặc triển khai cơ sở dữ liệu thông tin TBDĐTT không đảm bảo việc thu thập, cập nhật, lưu giữ thông tin theo quy định; không chấm dứt việc ủy quyền cho chủ điểm giao dịch sử dụng thông tin trên CMT hoặc hộ chiếu của mình hoặc của người khác để khai báo kích hoạt TBDĐTT trái quy định; không chấm dứt việc cung cấp dịch vụ đối với chủ TBDĐTT theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không kết nối cơ sở dữ liệu thông tin TBDĐTT với cơ sở dữ liệu của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định khi có yêu cầu.
Ngoài hình thức phạt tiền, tổ chức, cá nhân còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật và áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả.
Biện pháp mạnh chấn chỉnh hoạt động cung cấp và sử dụng thông tin di động đúng pháp luật
Như vậy, sau một thời gian xảy ra hiện tượng quấy rối bằng ĐTDĐ, phạm tội bằng TBDĐTT; chuyện 1 người sở hữu 10, 20, 40, và ...50 sim điện thoại di động hoặc thuê bao nhận được nhiều tin rác trong ngày... thì Nghị định này được coi là biện pháp mạnh nhằm chấn chỉnh tình trạng trên.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chánh tra Bộ Thông tin Truyền thông cho biết: Trước hết phải khẳng định TBDĐTT đã tạo điều kiện cho mọi người dân được tiếp cận, sử dụng với thông tin di động nhưng bên cạnh đó, cũng gây ra nhiều bất cập như: các TBDĐTT kê khai thông tin cá nhân không chuẩn xác, các chủ điểm giao dịch còn thờ ơ với việc yêu cầu khách hàng kê khai thông tin cá nhân...
Vì thế, Nghị định sửa đổi, bổ sung này là cần thiết nhằm quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn các đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ thông tin di động. Đưa hoạt động cung cấp và sử dụng thông tin di động theo đúng quỹ đạo mong muốn, đó là: an ninh, an toàn, đúng quy định pháp luật và đem lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng.
Mức xử phạt mới này cũng phù hợp với quy định của Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính và phù hợp với mức phạt đề ra tại Nghị định 142/2004/NĐ-CP ngày 8/7/2004 của Chính phủ. Mức phạt này cùng một số hình thức xử phạt bổ sung khác sẽ đủ sức răn đe với những nhà cung cấp cũng như tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thông tin di động.
Ông Hùng cũng cho biết thêm: Khi Nghị định này chính thức có hiệu lực vào ngày 15/7/2009, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có hướng dẫn đến Thanh tra Sở thông tin của 63 tỉnh, thành phố tổ chức tiến hành thanh tra nghiêm túc, quyết liệt và đây sẽ là dịp chấn chỉnh toàn diện về cung cấp và sử dụng thông tin di động trên cả nước tuân thủ đúng pháp luật.
(Theo chinhphu.vn)
Ảnh:VNN |
Cụ thể: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000-500.000 đồng đối với hành vi sử dụng thông tin trên giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh quân đội nhân dân, giấy chứng minh công an nhân dân (gọi chung là CMT) hoặc hộ chiếu của người khác hoặc cung cấp thông tin không chính xác để đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước của mình hoặc không đăng ký thay đổi thông tin khi thay đổi chủ thuê bao di động.
Mức phạt từ 2 triệu - 5 triệu đồng áp dụng đối với các hành vi: Sử dụng thông tin trên CMT hoặc hộ chiếu của người này để đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước (TBDĐTT) hoặc kích hoạt TBDĐTT cho người khác; chấp nhận giấy tờ không phải là CMT hoặc hộ chiếu để đăng ký thông tin TBDĐTT; bán SIM TBDĐTT hoặc thiết bị đầu cuối di động trả trước (loại không dùng SIM) đã được đăng ký thông tin thuê bao của người khác.
Áp dụng mức phạt từ 5 triệu- 8 triệu đồng đối với các hành vi: Tiếp nhận đăng ký thông tin TBDĐTT khi không được ủy quyền theo quy định; không báo cáo với doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện các vi phạm trong quá trình đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin TBDĐTT...
Nghị định cũng quy định mức phạt tiền từ 8 triệu - 10 triệu đồng đối với hành vi không xây dựng kế hoạch quản lý và quy trình đăng ký thông tin TBDĐTT; thực hiện ủy quyền tiếp nhận đăng ký thông tin TBDĐTT không đúng quy định.
Đối với hành vi cung cấp dịch vụ cho TBDĐTT hòa mạng mới đối với chủ thuê bao cung cấp đầy đủ thông tin TBDĐTT theo quy định với số lượng từ 100 thuê bao đến dưới 300 thuê bao sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng; nếu từ 300 đến dưới 500 thuê bao mức phạt sẽ tăng lên 10-15 triệu đồng, trên 500 thuê bao bị phạt từ 15-20 triệu đồng...
Đối với các nhà khai thác di động, sẽ bị phạt từ 10 triệu - 15 triệu đồng khi chấp nhận thông tin TBDĐTT do chủ điểm giao dịch không được ủy quyền cung cấp; không kiểm tra, giám sát việc thực hiện đăng ký thông tin TBDĐTT của chủ điểm giao dịch theo quy định; không chấm dứt việc cung cấp dịch vụ đối với chủ TBDĐTT cung cấp thông tin không chính xác trong trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện.
Xử phạt từ 15-20 triệu đồng đối với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động không triển khai hoặc triển khai cơ sở dữ liệu thông tin TBDĐTT không đảm bảo việc thu thập, cập nhật, lưu giữ thông tin theo quy định; không chấm dứt việc ủy quyền cho chủ điểm giao dịch sử dụng thông tin trên CMT hoặc hộ chiếu của mình hoặc của người khác để khai báo kích hoạt TBDĐTT trái quy định; không chấm dứt việc cung cấp dịch vụ đối với chủ TBDĐTT theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không kết nối cơ sở dữ liệu thông tin TBDĐTT với cơ sở dữ liệu của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định khi có yêu cầu.
Ngoài hình thức phạt tiền, tổ chức, cá nhân còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật và áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả.
Biện pháp mạnh chấn chỉnh hoạt động cung cấp và sử dụng thông tin di động đúng pháp luật
Như vậy, sau một thời gian xảy ra hiện tượng quấy rối bằng ĐTDĐ, phạm tội bằng TBDĐTT; chuyện 1 người sở hữu 10, 20, 40, và ...50 sim điện thoại di động hoặc thuê bao nhận được nhiều tin rác trong ngày... thì Nghị định này được coi là biện pháp mạnh nhằm chấn chỉnh tình trạng trên.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chánh tra Bộ Thông tin Truyền thông cho biết: Trước hết phải khẳng định TBDĐTT đã tạo điều kiện cho mọi người dân được tiếp cận, sử dụng với thông tin di động nhưng bên cạnh đó, cũng gây ra nhiều bất cập như: các TBDĐTT kê khai thông tin cá nhân không chuẩn xác, các chủ điểm giao dịch còn thờ ơ với việc yêu cầu khách hàng kê khai thông tin cá nhân...
Vì thế, Nghị định sửa đổi, bổ sung này là cần thiết nhằm quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn các đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ thông tin di động. Đưa hoạt động cung cấp và sử dụng thông tin di động theo đúng quỹ đạo mong muốn, đó là: an ninh, an toàn, đúng quy định pháp luật và đem lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng.
Mức xử phạt mới này cũng phù hợp với quy định của Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính và phù hợp với mức phạt đề ra tại Nghị định 142/2004/NĐ-CP ngày 8/7/2004 của Chính phủ. Mức phạt này cùng một số hình thức xử phạt bổ sung khác sẽ đủ sức răn đe với những nhà cung cấp cũng như tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thông tin di động.
Ông Hùng cũng cho biết thêm: Khi Nghị định này chính thức có hiệu lực vào ngày 15/7/2009, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có hướng dẫn đến Thanh tra Sở thông tin của 63 tỉnh, thành phố tổ chức tiến hành thanh tra nghiêm túc, quyết liệt và đây sẽ là dịp chấn chỉnh toàn diện về cung cấp và sử dụng thông tin di động trên cả nước tuân thủ đúng pháp luật.
(Theo chinhphu.vn)
,