221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1145972
2008: Một năm "hết xảy" của Apple
1
Article
null
2008: Một năm 'hết xảy' của Apple
,

Cả năm 2008, Apple chìm trong sự bận rộn. Các sản phẩm mang nhãn hiệu Apple xuất hiện nhan nhản trên phố, phổ biến tới mức khó có một thời khắc nào, một địa điểm nào mà bạn không nhìn thấy logo hình quả táo.

Từ máy tính Mac, chiếc điện thoại iPhone cho đến máy nghe nhạc iPod, Apple luôn góp mặt trong danh sách những mặt hàng bán chạy nhất.

Và có vẻ như Apple chẳng hề muốn giảm tốc trong năm 2009 này, bất chấp những tin đồn không ngớt rằng tình trạng sức khỏe của Giám đốc điều hành Steve Jobs đang xấu đi.

Bước sang năm mới, hãy cùng nhìn lại những thành tựu và dấu ấn đáng chú ý nhất của Apple trong suốt 12 tháng qua.

Không khó để nhận ra rằng 2008 chính là một trong những năm bản lề, quan trọng nhất của lịch sử 31 năm tồn tại của Apple.

Cuối cùng iPhone 3G cũng xuất hiện

Nguồn: Reuters
Không nghi ngờ gì nữa, iPhone 3G chính là sản phẩm lớn nhất của Apple trong nhiều năm qua, nếu không muốn nói là lớn nhất trong lịch sử của hãng.

Mặc dù phiên bản iPhone gốc đã có mặt trên thị trường được một năm, song sự ra lò của iPhone 3G hồi tháng 7 có ý nghĩa nhiều hơn là một "đợt nâng cấp đơn thuần".

Bên cạnh những tính năng mới như hỗ trợ mạng siêu tốc 3G và GPS, iPhone 3G còn ghi nhận sự cải tiến quan trọng dành cho hệ điều hành.

Hàng ngàn ứng dụng từ các nhà phát triển độc lập cũng ồ ạt đổ bộ lên iTunes, biến iPhone từ một "con dế" chỉ tốt-nước-sơn thành ra một thiết bị cực kỳ hùng hậu về mặt tính năng.

Thậm chí, dường như iPhone 3G ra đời là để nhắm đến môi trường doanh nhân và doanh nghiệp vậy - kể cả khi Apple chẳng mấy nỗ lực chèo lái "con dế cưng" của mình đi theo hướng ấy.

Phần mềm iPhone 2.0 lần đầu tiên cho phép người dùng tiếp cận với dịch vụ email di động, đồng thời đồng bộ hóa danh bạ và lịch làm việc với máy chủ Microsoft Exchange.

Nó cũng cho phép thực thi các chính sách bảo mật của Exchange như xóa mọi dữ liệu trong trường hợp điện thoại bị thất lạc.

Apple cũng công bố cả profile cấu hình, cho phép bộ phận IT của các doanh nghiệp tự xác lập cài đặt, áp dụng các chính sách bảo mật riêng dành cho mạng nội bộ....

Nếu như không có những thay đổi này, hẳn nhiều Giám đốc Công nghệ sẽ còn do dự và ngần ngại đối với việc sử dụng iPhone vì mục đích kinh doanh.

Và hệ quả tất yếu là iPhone đang tăng dần thị phần trong khối doanh nghiệp, thay vì chỉ ám ảnh người dùng cá nhân như hiện nay.

Một nước cờ quan trọng khác: iPhone 3G đã được tung ra tại 22 quốc gia khác nhau trong cùng một ngày. Rõ ràng là so với iPhone đời đầu, lượng công chúng của iPhone 3G đông đảo và rộng rãi hơn nhiều.

Điều không may là máy chủ iTunes Store đã không thể xử lý hết yêu cầu kích hoạt của người dùng trong ngày iPhone 3G chính thức xuất xưởng, khiến cho khá nhiều người dùng "nhanh chân" phải bực bội.

Mặc dù vậy, Apple vẫn bán hết veo hàng triệu điện thoại iPhone chỉ trong một ngày - một thành công chưa từng có trong tiền lệ của hãng lẫn làng smartphone nói chung.

2. Bộ công cụ phát triển iPhone và Apps Store:

Nguồn: BW
Giờ đây, bất cứ ai cũng thể download và sử dụng gói phát triển phần mềm iPhone (iPhone SDK) để tạo ra những ứng dụng iPhone của riêng mình.

Đây là một bước tiến hết sức quan trọng, cũng giống như loạt tính năng doanh nhân mới, bởi nó cho phép iPhone cạnh tranh với các hệ điều hành di động khác.

Symbian, Windows Mobile, BlackBerry đều nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ cộng đồng phát triển.

Rất nhiều ứng dụng đã được các hãng và cá nhân bên ngoài phát triển ra để vận hành trên những nền tảng này, tạo nên một "hệ sinh thái" đa dạng và phong phú.

Là kẻ sinh sau đẻ muộn, song nhờ có iPhone SDK, Apple đã sở hữu một giải pháp phân phối và cài đặt các ứng dụng iPhone hết sức thông minh. Dựa trên thành công của quầy nhạc số iTunes Store, Apple đã "cải biên" để cho ra đời App Store.

Đây chính là điểm đến cho bất cứ ai có nhu cầu mua hoặc download miễn phí các ứng dụng dành cho "con dế bom tấn" iPhone.

Có thể nói, App Store là một sáng kiến mang tính cách mạng ở một số khía cạnh sau: Apple không cần dành ngân sách cho việc quảng cáo, vận chuyển hàng cho các đại lý và trả phí hosting máy chủ nữa.

Họ cũng chẳng phải tiêu tốn nhân lực, vật lực để phát triển ra từng ứng dụng một. Giới phát triển tạo ra phần mềm và Apple đảm nhận tất cả các khâu còn lại. Sau đó, họ giữ lấy một phần lợi nhuận gọi là "công cán".

Hệ quả là gì? Giới phát triển có một sân chơi sôi động và bình đẳng, tất cả các bên cùng có lợi.

Nhìn từ góc độ người dùng, họ sẽ có thể tìm thấy đủ mọi ứng dụng mình cần tại một địa chỉ duy nhất. Họ có thể truy cập từ máy tính hoặc từ iPod Touch hay iPhone.

Cài đặt ứng dụng qua App Store đã trở thành biểu tượng mẫu mực của sự đơn giản: Tìm một ứng dụng, nhấn nút "mua" rồi đợi vài giây hoặc vài phút (tùy thuộc tốc độ kết nối.

iPhone sẽ download và tự động cài đặt ứng dụng mà chẳng cần bạn phải nhúng tay gì hơn.

Tất nhiên, nhân vô thập toàn. iPhone SDK và App Store không phải là không có tì vết.

Dù giới phát triển có thể tải SDK miễn phí, song họ sẽ chỉ có thể viết ra những ứng dụng chạy ổn định trên iPhone sau khi gia nhập Chương trình Phát triển iPhone.

Phí để nhập hội là 99 USD/năm, đồng thời họ phải ký vào một thỏa thuận "kín tiếng" hết sức khắt khe.

Theo đó, giới phát triển không được phép hé răng nửa lời về ứng dụng của mình, thậm chí bàn luận về những kinh nghiệm coding (viết mã) với người khác cũng bị cấm.

App Store cũng gây nên tranh cãi khi Apple từ chối một số ứng dụng với lý do thiên về tính năng nhiều hơn là độ chính xác và chuẩn mực của mã.

Bên cạnh đó là việc Apple thẳng thừng bác bỏ những ứng dụng mà hãng cho là không thích hợp, hoặc "giống với những gì đã có trên iPhone".

Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Dù sao iPhone SDK và Appe Store cũng là một trong những sáng kiến lớn nhất của Apple trong năm qua.

Kể từ khi dịch vụ này chính thức khai trương cùng với iPhone 3G (tháng 7), đã có hơn 10.000 ứng dụng được niêm yết và thu hút hàng triệu lượt download.

Thậm chí có chuyên gia đã nhận định: Tính cách mạng của App Store đối với ngành công nghiệp smartphone còn lớn hơn cả bản thân iPhone nữa kìa.

3. Củng cố quyền lực của iTunes

Nguồn: PCW
2008 cũng là một năm trọng đại chả kém với iTunes, cả với tư cách một quầy dịch vụ nhạc số lẫn một kênh bán lẻ hiệu quả.

iTunes đã trở thành điểm bán lẻ nhạc số 1 thế giới, qua mặt cả Wal-Mart. Một lần nữa, nó chứng tỏ thị trường nhạc điện tử lớn hơn nhiều so với suy nghĩ và thú nhận của ngành công nghiệp ghi âm.

Ngoài ra, nó cũng minh họa một cách rõ nét, rằng để thành công, một quầy nhạc số cần phải cân bằng giữa các thể loại, luôn luôn sôi động, dễ sử dụng và tích hợp trong các máy nghe nhạc ăn khách. Trường hợp này chính là iPod và iPhone.

Tất nhiên, bạn cũng phải xây dựng một thư viện nhạc càng khổng lồ càng tốt nữa.

Thành công của iTunes Store cho thấy, kể cả khi Apple chưa đạt đến công thức hoàn hảo, thì đó cũng là "lựa chọn tốt nhất" mà ngành công nghệ có được tại thời điểm này.

Trong năm 2008, iTunes đã được bổ sung thêm nhiều tính năng mới. Đầu tiên là việc người dùng có thể thuê phim để xem trên iPod, iPhone hoặc TV phân giải cao (thông qua đầu thu kỹ thuật số Apple TV).

Kế đến là việc iTunes được tích hợp với App Store, biến thành một phương tiện để người dùng mua, cài đặt và quản lý các ứng dụng iPhone/iPod Touch.

Cuối cùng, tháng 9 vừa qua, phần mềm iTunes đã trải qua một đợt nâng cấp quan trọng. Trong số này có tính năng Genius, cho phép người dùng xây dựng các playlist thông minh hơn, tìm kiếm nhạc mới dựa trên thư viện hiện có đơn giản hơn.

Và đương nhiên, công nghệ này lại được tích hợp vào thế hệ iPod, iPhone cùng iPod Touch mới nhất.

4. MacBook lên hương

Nguồn: Handheld
Apple luôn tỏ ra đầy sáng tạo khi thiết kế laptop, nhưng năm nay, phải nói là hãng đã đưa "sáng tạo" lên một tầm cao mới.

Apple đã mở màn năm 2008 bằng việc công bố MacBook Air - mẫu laptop Mac nhỏ nhất từ trước tới nay - tại Triển lãm Macworld.

Tuy hơi mất điểm ở số cổng USB, dung lượng ổ cứng và sức mạnh xử lý, song MacBook Air vẫn là một cỗ máy tuyệt đẹp và sở hữu một trong những màn hình laptop tuyệt nhất thị trường. Đó là chưa kể đến đèn nền LED.

Màn hình cảm ứng của Air được xây dựng trên cùng một nền công nghệ cho phép người dùng iPhone và iPod Touch cuộn, định vị và di chuyển các biểu tượng bằng nhiều ngón tay cùng lúc.

Tuy nhiên, Apple không hề dừng lại với MacBook Air. Hãng còn "nhân thể" tung ra MacBook Pro, một mẫu laptop sở hữu một số tính năng mới mẻ vay mượn từ Air.

Tuy nhiên, phải chờ tới tháng 10, điểm đột phá nhất trong thiết kế MacBook mới xuất hiện. Khi đó, Apple đã trình làng một dòng MacBook mới, sử dụng một quy trình sản xuất hết sức đặc biệt.

Theo đó, toàn bộ phần vỏ máy được chế tác từ một thanh nhôm duy nhất, cho phép tăng độ bền và giảm trọng lượng. Tất nhiên, màn hình đa cảm ứng là không thể thiếu.

5. Hệ điều hành Báo tuyết

Nguồn: AP
Một tuần trước Hội thảo Phát triển Toàn cầu do Apple tổ chức vào tháng 6 hàng năm, dân tình đã rộ lên tin đồn rằng Apple sẽ công bố hệ điều hành "kế nhiệm" của Mac OS X 10.5 Leopard.

Và trong khuôn khổ hội thảo, Apple đã xác nhận rằng Mac OS X 10.6 với tên gọi Báo tuyết - hệ điều hành thế hệ mới của Mac OS X, sẽ xuất xưởng vào giữa năm 2009.

Theo lời quảng cáo của Apple, Báo tuyết sẽ sở hữu khá nhiều tính năng mới, đồng thời tập trung vào hiệu suất. Tốc độ sẽ tăng lên trong khi dung lượng ổ cứng đòi hỏi để chứa đựng hệ điều hành lại ít hơn.

Apple cũng muốn hướng Báo tuyết đến với môi trường doanh nghiệp giống như iPhone. Cụ thể, Báo tuyết sẽ hỗ trợ giao thức ActiveSync và Server Exchange của Microsoft, với mức độ nhanh và "liền mạch" không thua kém gì Outlook.

Trọng Cầm (Theo PCWorld)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>