221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1001442
Blog - Biểu hiện của một xã hội hiện đại
1
Article
null
Blog - Biểu hiện của một xã hội hiện đại
,

(VietNamNet) - Trong những ngày vừa qua, blog đã trở thành một chủ đề được nhắc đến khá nhiều như một hiện tượng xã hội mới, cùng những sự kiện khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Trước những ảnh hưởng mà blog đang tạo ra, vậy chúng ta cần nhìn nhận blog như thế nào để phát huy được những giá trị tích cực của nó, mang lại nhiều lợi ích hơn cho mọi người?

>> Mỗi blogger cần bảo vệ "uy tín" của chính mình
>>
Ngăn chặn nội dung xấu trên Blog, khó hay dễ?
>>
"Không nên thấy khó quản lý mà cấm blog phát triển!"
>>
Đã đến lúc cần có Luật Quản lý Blog?
>>
Trước khi là blogger, tôi là công dân Việt Nam
>>
Giải pháp nào để ngăn chặn blog đen, blog bẩn?
>> Báo chí dẫn dắt blogger như thế nào?
>>
Blog - Thế giới hiểu bạn, bạn hiểu thế giới
>> Ảo và thực
>> Đừng đổ tội cho blog
>> Trước khi là blogger, tôi là công dân Việt Nam

 

Những nội dung xấu trên cũng chỉ chiếm một phần nhỏ của thế giới blog. Chúng ta cần chấp nhận sự tồn tại của những mặt trái này, vì nó được tạo ra từ chính những mặt trái trong xã hội ngoài đời thực.
Những nội dung xấu trên cũng chỉ chiếm một phần nhỏ của thế giới blog. Chúng ta cần chấp nhận sự tồn tại của những mặt trái này, vì nó được tạo ra từ chính những mặt trái trong xã hội ngoài đời thực.

Có ý kiến cho rằng phải quản lý chặt blog để ngăn chặn những nội dung xấu phát tán trên thế giới ảo này. Nhưng ngay như xã hội ngoài đời thực, những tệ nạn vẫn còn tồn tại và không thể ngăn chặn, loại bỏ hoàn toàn được. Những nội dung xấu trên cũng chỉ chiếm một phần nhỏ của thế giới blog. Và cũng giống như xã hội thực, chúng ta cần chấp nhận sự tồn tại của những mặt trái này, vì nó được tạo ra từ chính những mặt trái trong xã hội ngoài đời thực.

"Nên khuyến khích những mặt tích cực để blog phát triển"

Ngăn cấm blog là một điều không thể, vì như vậy sẽ đồng nghĩa với ngăn cách Internet ra khỏi xã hội hiện đại của chúng ta. Trong thời đại Internet, mỗi người đều có quyền trao đổi thông tin của riêng mình, và có vô vàn công cụ trên mạng để mỗi người tạo ra website của riêng họ, chứ không riêng gì blog. Hãy công nhận blog như đã làm với Internet, và tạo điều kiện để cộng đồng blogger Việt Nam phát triển lành mạnh, tích cực.

 

Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Đỗ Quý Doãn (Ảnh: Tình Văn)
Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Đỗ Quý Doãn (Ảnh: Tình Văn)

"...Quản lý blog không có nghĩa là ngăn chặn, nghiêm cấm mà là khuyến khích mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực"... Ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông.

Trong trả lời phỏng vấn Tuần Việt Nam về quy chế quản lý blog, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Đỗ Quý Doãn đã khẳng định: "Quy chế quản lý blog sẽ không yêu cầu công khai danh tính, hoặc xin phép...". Ông Doãn cho rằng "nên định hướng để tạo nên những blog tốt"... và "tạo điều kiện để blog phát triển".

Về dự thảo quy chế quản lý blog của Bộ Thông tin - Truyền thong, ông Đỗ Quý Doãn cho biết "quy chế đang xây dựng sẽ bao gồm một số điều mang tính định hướng cụ thể nhằm bảo đảm có chế tài xử lý kịp thời khi phát hiện những nội dung xấu trên blog. Quy chế hoạt động blog sẽ lưu tâm đến cả hai mặt đang tồn tại đối với blog: mặt tích cực và tiêu cực. Vì vậy, trước hết, quy chế sẽ khuyến khích mặt tích cực của blog và hạn chế đến mức tối đa những mặt tiêu cực của blog."

Một hiện tượng xã hội cần công nhận

Trước đây cũng đã từng có những ý kiến lo ngại Internet khi vào Việt Nam sẽ mang theo những nội dung xấu, ảnh hưởng không tốt đến chính trị, xã hội. Nhưng thực tế 10 năm qua đã chứng minh: Internet đã nâng cao dân trí, nâng cao kiến thức, nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi con người và của toàn đất nước. Internet là một môi trường giáo dục tốt, bổ sung những thiếu hụt yếu kém của giáo dục Việt Nam, giúp thế hệ trẻ tiếp cận, thừa hưởng được những kiến thức của toàn nhân loại. Chỉ khi Internet bị gián đoạn do sự cố ở Đài Loan vừa qua, chúng ta mới thấy rõ vai trò to lớn của nó trong đời sống xã hội như thế nào? 

"Quản lý blog rất phức tạp. Nếu Nhà nước có thể lường hết được những phát sinh để đưa ra quy định pháp luật quản lý thì lại rất đơn giản. Nhưng thực tế đã nảy sinh nhiều vấn đề không lường trước...", bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội.  

Những lo ngại Internet làm hỏng xã hội, làm suy yếu chế độ hay vai trò của Đảng đã có câu trả lời: Đó là những quan điểm phi thực tế. Uy tín , sự vững mạnh về chính trị ở Việt Nam đang ngày càng được củng cố mạnh mẽ hơn. Người dân gửi gắm niềm tin vào lãnh đạo Đảng, Chính phủ nhiều hơn.

Thông qua Internet, người dân Việt Nam đã có thể đối thoại trực tuyến với lãnh đạo Chính phủ, đồng thời đặt ra những yêu cầu cao hơn về năng lực quản lý điều hành đối với cấp lãnh đạo. Internet nói chung và blog nói riêng, cũng chính là những kênh thông tin để lãnh đạo có thể tiếp cận trực tiếp với người dân. Do đó, nên nhìn nhận như blog như một xu hướng cần dẫn dắt để phát huy mặt tích cực của nó.

 

’Tiến
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng (thứ 2 từ phải sang): "Blog mang lại sự tự do rất lớn cho người sử dụng về phương diện truyền tải thông tin. Không có một tự do nào không đi kèm trách nhiệm cả. Nhưng nếu anh nhận thức được việc tận dụng sự tự do, có nghĩa là anh cũng nhận thức được trách nhiệm đối với cộng đồng blog, đối với xã hội".

Tính xác thực của blog

"Sẽ tốt hơn nếu blogger công khai danh tính... Tôi nghĩ đó là điều nên làm.... Một khi các blogger công khai thông tin cá nhân, họ sẽ trách nhiệm hơn về những ý kiến của mình trên blog...". Robin Sproul, Phó chủ tịch hãng truyền hình ABC News:

Cũng giống như Internet, blog có cả những thông tin xác thực và thông tin sai sự thật. Trong 10 năm qua, chúng ta đã có rất nhiều nguồn thông tin trên Internet, bao gồm cả những thông tin chính thống và những nội dung đồi truỵ, phản động, web đen, websex... Nhưng khi cập nhật thông tin trên mạng, người dùng Internet vẫn biết chọn lọc ra những nguồn thông tin chính thống, có uy tín và độ tin cậy cao của cả trong nước và thế giới để cập nhật thông tin, đồng thời tự loại bỏ những nguồn thông tin phản động bị bóp méo, nội dung đồi truỵ... 

"Công khai danh tính trên blog đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu anh công khai tên tuổi, danh tính, anh sẽ có được lòng tin của người đọc... Khi đó, anh có cái để mất nếu đưa thông tin sai."
...
"Không có một tự do nào không đi kèm trách nhiệm cả. Nếu anh nhận thức được việc tận dụng sự tự do, có nghĩa là anh nhận thức được trách nhiệm đối với cộng đồng blog, đối với xã hội, thì những cái anh đưa lên blog, hãy sáng tạo ra những giá trị, chứ không phải tạo ra tổn thất cho xã hội."
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội.

Ở một khía cạnh nào đó, việc người dùng chọn lọc các thông tin trên blog cũng sẽ phát triển theo xu hướng như vậy. Những blog có tính xác thực cao về nội dung, có danh tính người viết công khai sẽ tạo dựng được uy tín và độ tin cậy đối với người đọc, thu hút nhiều người truy cập. Với những blog có nội dung xấu và bị bóp méo sai sự thật, không có nguồn gốc rõ ràng, cộng đồng blog cũng sẽ tự loại trừ dần bởi những thông tin đó không mang lại lợi ích gì cho họ.

Việc công khai danh tính của chủ nhân blog, ngoài việc khẳng định tính xác thực của thông tin và tạo độ tin cậy cho người đọc, cũng chính là sự thể hiện về nhân cách của một con người chính trực, có tự trọng. Người Việt Nam đã được thế giới biết đến và trân trọng như một dân tộc thân thiện, chính trực, đáng tin cậy, tinh thần quật khởi chống ngoại xâm. Nên ngày nay, không có lý do gì để chúng ta ủng hộ, cổ suý cho một hình thái thông tin ẩn danh thiếu tính xác thực theo kiểu tin đồn, nói xấu nặc danh.

 

’Bà
Bà Robin Sproul (bên phải): Phó chủ tịch hãng truyền hình ABC News: "Blogger nên công khai danh tính"

Áp lực và thách thức về truyền thông

"Báo chí và blog có sự tương tác rất lớn. Blogger gồm hàng triệu người, theo dõi và tham gia vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, là tư liệu thực tế rất sinh động cho báo chí. Blogger cũng có thể học được ở báo chí cách viết ngắn gọn súc tích để hàm lượng thông tin được nén nhiều nhằm thu hút người đọc..." Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Một tỉ lệ khá lớn blogger là giới trẻ, nên vai trò giáo dục lối sống, nhân cách, dẫn dắt để mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, tham gia blog một cách lành mạnh của các tổ chức chính trị như Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong… đóng vai trò rất quan trọng. Đây chính là trách nhiệm cụ thể của Đoàn, Đội.

Trước sự phát triển của blog với hàng triệu blogger thường xuyên ghi nhận thông tin thực tế trong đời sống xã hội, mỗi tờ báo cũng phải tự nâng cao chất lượng, độ chính xác, tốc độ cập nhật thông tin vì bây giờ họ đã có một đối trọng, một lực lượng phản biện và giám sát báo chí, có quyền bình đẳng trên các diễn đàn. Mỗi blogger đều có thể ghi nhận các thông tin ngoài đời thực bằng các phương tiện như máy quay phim, chụp ảnh, và trở thành nguồn thông tin đời sống xã hội vô cùng phong phú.

Với các cơ quan quản lý, blog cũng sẽ là một thách thức mới về mặt truyền thông. Nhưng hãy biến thách thức thành cơ hội để quản lý xã hội tốt hơn, nắm sát ý kiến, quan điểm và nguyện vọng của người dân hơn. Đó chính là bản lĩnh, năng lực của cơ quan quản lý nhà nước trong thời đại Internet.

Chúng ta đón chào và tôn trọng blog trong đời sống xã hội hôm nay, đồng thời hãy cùng nhau xây dựng một cộng đồng blog  lành mạnh, minh bạch, để qua đó giới thiệu với thế giới một đất nước Việt Nam, một dân tộc Việt Nam thân thiện, vị tha, trí tuệ và có nhân cách.

  • VietNamNet
     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,