221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
934572
Ballmer:"Bí quyết của tôi là đam mê, tầm nhìn và kiên nhẫn"
1
Article
null
Ballmer:'Bí quyết của tôi là đam mê, tầm nhìn và kiên nhẫn'
,

(VietNamNet) - Bắt đầu lúc 11h20 phút sáng hôm nay (21/5), Tổng Giám đốc điều hành (CEO) Tập đoàn Microsoft, ông Steve Ballmer đã tham gia cuộc Bàn tròn trực tuyến với VietNamNet. Cùng tham gia bàn tròn có Thứ trưởng Bộ BCVT, TS. Vũ Đức Đam. Dẫn lời bàn tròn là nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập VietNamNet.

>> Steve Ballmer đã đến Hà Nội 
>> Tổng giám đốc Microsoft tiếp kiến Thủ tướng Việt Nam  
>>
"Phát triển phần mềm Việt Nam sẽ được quan tâm đặc biệt!"
>> Ballmer:"Bí quyết của tôi là đam mê, tầm nhìn và kiên nhẫn"
>> Microsoft cung cấp phần mềm giá rẻ cho HS VN
>> BIDV mua phần mềm bản quyền Microsoft
>> Hành trình 21 giờ tại VN của CEO Microsoft
 
>>
Mua bản quyền phần mềm: Quyết định đúng đắn
>> Steve Ballmer: "Tôi luôn sẵn lòng với VietNamNet!"
>> "Doanh nghiệp IT VN nên tập trung vào thị trường bậc trung"
>>
Video clip: Steve Ballmer trực tuyến trên VietNamNet

Xem video clip Steve Ballmer trực tuyến cùng Thứ trưởng Bộ BCVT Vũ Đức Đam trên VietNamNet tại đây.

Xem video clip bài thuyết trình của Steve Ballmer trước cộng đồng Developer VN tại KS Melia tại đây.

Lúc 11h20’ phút trưa nay (21/5), ông Steve Ballmer và Thứ trưởng Vũ Đức Đam đã có mặt tại Bàn tròn trực tuyến của VietNamNet tại Bộ BCVT để bắt đầu trao đổi trực tuyến cùng độc giả VietNamNet.

Lúc 11h 20 phút, ông Steve Ballmer đã bắt đầu tham gia buổi bàn tròn trực tuyến trên VietNamNet cùng Thứ trưởng Bộ BCVT Vũ Đức Đam.

Lúc 11h 20 phút, ông Steve Ballmer đã bắt đầu tham gia buổi bàn tròn trực tuyến trên VietNamNet cùng Thứ trưởng Bộ BCVT Vũ Đức Đam.


Sau đây là toàn văn của buổi bàn tròn trực tuyến với Tổng giám đốc Microsoft Steve Ballmer và Thứ trưởng Bộ BCVT Vũ Đức Đam:

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Xin trân trọng chào mừng ông Steve Ballmer, Tổng Giám đốc Microsoft đến Việt Nam. Thưa quý vị, hôm nay, VietNamNet hân hạnh được tổ chức một cuộc bàn tròn trực tuyến đặc biệt, với 2 vị khách: ngài Steve Ballmer, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Microsoft, người đã gắn bó cùng tập đoàn Microsoft gần 30 năm qua, và đang sẵn sàng nhận trọng trách lãnh đạo số 1 tập đoàn Microsoft mà Chủ tịch Bill Gates sẽ giao lại vào tháng 7/2008 tới. Vị khách mời thứ 2 là TS. Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Bộ BCVT.
 

bantron.jpg
Ông Steve Ballmer đã bắt đầu cuộc bàn tròn trực tuyến trên VietNamNet lúc 11h22 phút trưa nay (21/5).

Câu hỏi đầu tiên dành cho ông Steve Ballmer: Cảm nhận của ông về Việt Nam trước khi đến và bây giờ tại đây?

Microsoft CEO Steve Ballmer: Phải nói là tôi hết sức phấn khích. Phần lớn những gì tôi biết được về VN trước khi sang đây là do Bill Gates kể lại. Và khi sang đây, tôi đã hết sức ấn tượng về sự năng động của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng, cam kết của chính phủ đối với CNTT.  

’’’’’’’’’’"Đây’’’’’’’’’

"Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của tôi và tôi thực sự rất ấn tượng trước nội lực của đất nước các bạn"...

Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của tôi và tôi thực sự rất ấn tượng
trước nội lực của đất nước các bạn, trước những gì sôi động đang diễn ra trong ngành công nghệ thông tin - truyền thông. Tôi đã nghe Bill Gates và Craig Mundie nói về những tiến bộ đáng kinh ngạc của Việt Nam, và thật tuyệt là tôi đã có cơ hội để được tận mắt chứng kiến những điều họ nói.

Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển và IT giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng, nhất là khi các bạn vừa gia nhập WTO. Việt Nam phải đi theo hướng "IT friendly" và "WTO friendly".

Chúng tôi cho rằng đây là thời điểm thích hợp để đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam, và chúng tôi nhận thấy nhiều cơ hội kinh doanh rất tiềm năng tại đất nước các bạn. Điều làm tôi ấn tượng nhất là sự nhiệt tình và tinh thần sẵn sàng của người dân Việt Nam. Con người là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển của một quốc gia.

Tôi nhìn thấy một tương lai hưng thịnh trên đất nước các bạn. Ví dụ, đất nước các bạn đang thực hiện đúng những điều cần làm, không ngừng tìm cách đẩy mạnh việc phát triển của một ngành CNTT - truyền thông một cách lành mạnh, và thông qua đó giúp mở cánh cửa thị trường Việt Nam cho toàn thế giới.

35.jpg
Câu hỏi đầu tiên của độc giả VietNamNet gửi tới cho ông Steve Ballmer: "Ông cảm nhận về đất nước Việt Nam như thế nào khi đã tới đây?"

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Ông đánh giá như thế nào về Hợp đồng này với Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh VN vẫn là một nước còn nghèo, thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp hơn nhiều nước khu vực mà chính phủ Việt Nam vẫn quyết định dành một khoản ngân sách không nhỏ để mua phần mềm có bản quyền của Microsoft?

Steve Ballmer: Hơn bất cứ một quốc gia nào khác mà tôi biết, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển đã nhận ra được tầm quan trọng của CNTT đối với sự phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu. Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc phải chú trọng, tập trung nhiều cho CNTT, cho IPR, và bản thỏa thuận ký kết sáng nay là một tuyên ngôn mạnh mẽ của chính phủ các bạn, về việc thiết lập một môi trường kinh tế "IT-friendly" và "WTO-friendly", sẵn sàng để trở thành một "Global player" (một đấu thủ trên sân chơi toàn cầu).

Một, đầu tư vào CNTT - Truyền thông như là một nguồn vốn đóng góp hữu hiệu vào việc củng cố nguồn vốn tổng thể và tăng năng suất lao động. 

Hai, việc tăng cường sử dụng CNTT - Truyền thông sẽ giúp các công ty tăng năng suất chung. Cuối cùng, và có lẽ có ảnh hưởng sâu rộng rất là việc tăng cường sử dụng CNTT - Truyền thông có đóng góp rất lớn tới những tác động tương hỗ như chi phí giao dịch thấp hơn và tốc độ đổi mới mạnh mẽ hơn  theo đó cải thiện hiệu suất chung của cả nền kinh tế.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Xin hỏi ý kiến của Thứ trưởng Vũ Đức Đam như thế nào về vấn đề này?

Thứ trưởng Bộ BCVT Vũ Đức Đam: Thực tế đúng là Việt Nam vẫn còn nghèo, ngân sách nhà nước còn eo hẹp, việc ký hợp đồng bản quyền với Microsoft ngày hôm nay càng cho thấy tầm nhìn và quyết tâm của Chính phủ để khẳng định Việt Nam nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế một cách đàng hoàng. 

’Thứ

Thứ trưởng Bộ BCVT Vũ Đức Đam: "Việc ký hợp đồng bản quyền với Microsoft ngày hôm nay càng cho thấy tầm nhìn và quyết tâm của Chính phủ để khẳng định Việt Nam nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế một cách đàng hoàng". 

Trong một thế giới ngày càng phẳng, nơi nào mà tri thức được tôn trọng thì nơi đó sẽ thu hút và phát huy được những nguồn lực để tạo ra tri thức. Quyết tâm của Việt Nam trong việc giảm thật nhanh tỷ lệ vi phạm bản quyền sẽ tạo thêm nguồn động lực cổ vũ các nhà đầu tư, nhất là trong những lĩnh vực sử dụng công nghệ tiên tiến, đến với Việt Nam, lớn mạnh cùng Việt Nam. 

Quyết định này cũng sẽ tạo ra cú hích đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp phần mềm nói riêng yên tâm, mạnh dạn đầu tư chiều sâu, phát triển các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao.  Đây cũng là một trong những giải pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ CNTT nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng. 

Sau khi nghe ông Steve Ballmer nói, tôi càng có thêm niềm tin rằng một ngày gần đây, công nghiệp phần mềm của Việt Nam cũng sẽ đóng góp đáng kể vào kho tàng sở hữu trí tuệ của loài người. Và chúng ta cũng sẽ lên tiếng yêu cầu các bản quyền của mình được tôn trọng trên toàn cầu.

Thứ trưởng Vũ Đức Đam trả lời bàn tròn trực tuyến trên VietNamNet cùng Tổng giám đốc Steve Ballmer . Ảnh: Lê Anh Dũng.

"Sau khi nghe ông Steve Ballmer nói, tôi càng có thêm niềm tin rằng một ngày gần đây, công nghiệp phần mềm của Việt Nam cũng sẽ đóng góp đáng kể vào kho tàng sở hữu trí tuệ của loài người. Ảnh: Lê Anh Dũng.


Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Ông đánh giá như thế nào về thị trường CNTT của Việt Nam? Liệu trong tương lai vị thế của Việt Nam trong chiến lược của Microsoft sẽ như thế nào? 

Steve Ballmer: Cá nhân tôi ghi nhận được 2 đặc trưng bản chất của Thị trường IT tại Việt Nam: Trước hết, hiển nhiên là nó là một thị trường đang tăng trưởng, cả về quy mô, vị thế lẫn mức độ sử dụng CNTT. Đó là điều rất thú vị. Tôi nghĩ mục tiêu trọng tâm nhất của chúng tôi trong tương lai là phát triển được một đội ngũ phát triển phần mềm thiên tài tại Việt Nam, những người không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn phục vụ thế giới.

Tôi được biết nhiều hãng công nghệ lớn đã "xuất khẩu" thành phẩm do các kỹ sư phần mềm Việt Nam phát triển ra đi khắp thế giới. Ngay như các doanh nghiệp phần mềm của Anh mà tôi có dịp gặp gỡ sáng nay cũng vậy, họ có "bỏ nhỏ" với tôi là rất muốn tận dụng lực lượng phát triển tài năng tại Việt Nam để tạo ra những dự án lớn phục vụ thế giới, mang tầm cỡ thế giới.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Xin thứ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, mối quan hệ đối tác chiến lược với Microsoft sẽ mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam?

Thứ trưởng Bộ BCVT Vũ Đức Đam: Có lẽ ông Steve Ballmer nói về vấn đề này sẽ hay hơn. Microsoft là tập đoàn phần mềm hàng đầu thế giới và là đối tác quan trọng của hầu hết các tập đoàn CNTT tên tuổi khác. Trở thành đối tác chiến lược của Microsoft, trở thành một điểm quan trọng trong những kế hoạch tương lai của Microsoft cũng gần như đồng nghĩa với việc trở thành một thị trường đáng chú ý đối với cộng đồng CNTT thế giới.

52.jpg

"Trở thành đối tác chiến lược của Microsoft, trở thành một điểm quan trọng trong những kế hoạch tương lai của Microsoft cũng gần như đồng nghĩa với việc Việt Nam trở thành một thị trường đáng chú ý đối với cộng đồng CNTT thế giới."

Trong kỷ nguyên thông tin ngày nay, nơi nào có sức hấp dẫn đối với các tập đoàn CNTT hàng đầu thì cũng gần như có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trong các lĩnh vực khác, nhất là những lĩnh vực có sử dụng công nghệ tiên tiến.

Chúng ta đều thấy sau khi Intel quyết định lựa chọn Việt Nam để đầu tư nhà máy thì hàng loạt các đối tác, vệ tinh của Intel cũng quyết định đầu tư vào Việt Nam và nước ta đang có sức hấp dẫn cao với các nhà sản xuất phần cứng. Đối với phần mềm, tuy không dễ thấy trực tiếp và nhanh như các nhà máy, công xưởng trong lĩnh vực phần cứng nhưng tác động cũng không kém sâu rộng.

Việt Nam và Microsoft khẳng định mong muốn và quyết tâm cùng nhau lớn mạnh. Microsoft sẽ tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong phát triển nguồn nhân lực đầy tiềm năng, phát triển các yếu tố cần thiết để xấy dựng một chính phủ điện tử, xã hội điện tử và đặc biệt là phát triển phần mềm thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, giúp đưa các doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam thâm nhập thị trường thế giớI; để Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu và tiến tới có đóng góp tích cực vào kho tàng sở hữu trí tuệ về CNTT chung của thế giới.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Sau khi Bill Gates có quyết định nghỉ hưu thì ông sẽ là người cầm lái Microsoft những chặng đường tiếp theo, vậy theo ông sẽ găp những thách thức như thế nào để tiếp tục duy trì Microsoft dẫn đầu thế giới?

Steve Ballmer: Nên nhớ rằng Bill Gates là người độc nhất vô nhị. Trong thế giới công nghệ, luôn tồn tại những cơ hội rất tuyệt vời, vấn đề là ai cũng nghĩ như vậy, nên sự cạnh tranh mà chúng tôi phải đối mặt là rất lớn.

41.jpg

"Cá nhân tôi tự tin rằng Microsoft nắm trong tay những công nghệ tuyệt vời, xuất sắc. Vì thế chúng tôi đủ khả năng để "đạp" lên thách thức và giữ vững vị trí hiện tại."

Quyết định của Bill tập trung chủ yếu vào các công việc từ thiện diễn ra vào đúng thời điểm công việc kinh doanh và vị thế đứng đầu về công nghệ của Microsft chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế. Và chúng tôi đã rất may mắn khi có được hai chuyên gia am hiểu nhất trong ngành đảm nhiệm phần công việc hàng ngày của Bill là Ray Ozzie và Craig Mundie.

Ray Ozzie có chức danh là Kỹ sư trưởng chuyên phụ trách phần mềm và đã sát cánh cùng Bill trong gần một năm phụ trách các vấn đề về sản phẩm và kiến thiết công nghệ. Craig Mundie là trưởng bộ phận nghiên cứu và hoạch định chiến lược và ông đang đảm nhận nhiệm vụ của Bill trong sự nghiệp nghiên cứu và những nỗ lực ban đầu của công ty.

Với Craig, Ray và đội ngũ những lãnh đạo công việc kinh doanh hùng mạnh bên cạnh, tôi hoàn toàn tự tin rằng chúng tôi có thể đưa Microsoft tới tầm đổi mới cao hơn nữa trong thập niên tới.

Đương nhiên, cá nhân tôi tự tin rằng Microsoft nắm trong tay những công nghệ tuyệt vời, xuất sắc. Vì thế chúng tôi đủ khả năng để "đạp" lên thách thức và giữ vững vị trí hiện tại.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Microsoft luôn luôn phải đối mặt với những thách thức và trở ngại, nhưng các ông đã giành được rất nhiều chiến thắng. Vậy điều tuyệt vời nhất khi được điều hành một con tàu lớn như Microsoft là gì?

30.jpg
"Lời khuyên của tôi cho những ai theo đuổi nghiệp IT là Đam mê, Tầm nhìn và Kiên trì."
Steve Ballmer: Nếu có thể đưa ra một lời khuyên cho tất cả những ai đang theo đuổi nghiệp IT tại Việt Nam cũng như trên thế giới, thì tôi có thể nói như sau: 1. Bạn phải có thật nhiều đam mê. 2. Bạn phải có tầm nhìn xa và cuối cùng, bạn phải có một chút kiên trì. Bạn phải theo đuổi đến cùng dù công việc có khó khăn đến đâu, phải kiên trì tiếp sức cho niềm đam mê và tầm nhìn của mình. Nên biết rằng thành công trên lĩnh vực công nghệ chẳng mấy khi đến ngay từ lần thử đầu tiên. Đam mê, tầm nhìn xa và sự kiên trì - đó là 3 yếu tố để thành công của Microsoft nhưng tôi nghĩ nó cũng là yếu tố then chốt cho thành công của bất cứ một doanh nghiệp nào khác trên thế giới.

 Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Có lẽ là do sự hiện diện của Thứ trưởng Bộ BCVT cùng ngài Tổng Giám đốc Microsfot, hãng công nghiệp phần mềm lớn nhất  thế giới nên nhiều bạn đọc gửi câu hỏi cùng một nội dung như sau cho TT Vũ Đức Đam: "Ngành công nghệ phần mềm của Việt Nam còn rất non yếu so với các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Trung Quốc. Vậy Theo Thứ trưởng cần phải có những chính sách cụ thể gì và mỗi doanh nghiệp phần mềm cần làm gì để ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam có thể cạnh tranh ở tầm vóc quốc tế trong 5 năm tới"?

Thứ trưởng Bộ BCVT Vũ Đức Đam: Tôi cũng chia sẻ với đánh giá của các bạn độc giả của VietNamNet là ngành CN phần mềm của chúng ta còn non yếu, nhưng chúng ta có cũng có những điều kiện thuận lợi, những thế mạnh, nhất là về nguồn nhân lực, để phát triển ngành công nghiệp này.

49.jpg
"Ngành CN phần mềm của chúng ta còn non yếu, nhưng chúng ta có cũng có những điều kiện thuận lợi, những thế mạnh, nhất là về nguồn nhân lực, để phát triển ngành công nghiệp này."

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam tới năm 2010 và định hướng tới năm 2020 và Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm VN đến năm 2010 và định hướng tới năm 2015, trong đó có nhiều giải pháp cụ thể về phát triển CN phần mềm tại VN. Xin mời các bạn tham khảo trên trang thông tin của Bộ BCVT.

Ở đây, tôi chỉ xin được khẳng định lại là để CNTT nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng phát triển mạnh mẽ, có thể cạnh tranh ở tầm vóc quốc tế như các bạn nói, thì chắc chắn chúng ta phải đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, công tác bảo vệ sở hữu trí tuệ cụ thể là bản quyền phần mềm và cần tạo dựng được mối quan hệ đối tác chiến lược hai bên cùng có lợi với các tập đoàn CNTT tên tuổi trên thế giới. Và việc ký kết Thỏa thuận với Microsoft hôm nay chính là một hành động cụ thể của chính phủ để thực hiện cam kết tôn trọng bản quyền và tìm kiếm đối tác chiến lược cho các doanh nghiệp VN.

Đối với các doanh nghiệp, tôi không phải là một doanh nhân, nên không nghĩ mình là người có thể đưa ra những lời khuyên cụ thể và đầy đủ. Tôi rất đồng tình với lời khuyên của Steve Ballmer về bí quyết để lãnh đạo một doanh nghiệp hàng đầu thế giới, đó là: Đam mê - Tầm nhìn - Sự kiên nhẫn. Tôi muốn nói thêm rằng chúng ta còn cần hết sức sáng tạo.

Một điểm cụ thể là hãy tham gia tích cực vào các chương trình mà chúng tôi đang và sẽ khởi xướng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trở thành đối tác của các tập đoàn lớn như Microsoft để có thể vươn ra thế giới.

Steve Ballmer bắt tay chào Thứ trưởng Vũ Đức Đam trước khi rời trường quay bàn tròn trực tuyến của VietNamNet.

Steve Ballmer bắt tay chào Thứ trưởng Vũ Đức Đam trước khi rời trường quay bàn tròn trực tuyến của VietNamNet.


Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thời gian không còn nhiều. Tôi muốn hỏi ông Steve 1 câu nữa: Ông cũng biết, quan hệ giữa Mỹ và VN trong thời gian gần đây có nhiều biến chuyển: đó là các chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Bush đến VN và sắp tới đây là Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm Mỹ. Là một nhà doanh nghiệp Mỹ ông có suy nghĩ gì về mối quan hệ này và riêng về phía Microsoft thì sẽ có dự định họp tác gì để thúc đẩy mối quan hệ này?

Steve Ballmer: Tôi sẽ trả lời câu hỏi này trên cả 2 phương diện nghề nghiệp và cá nhân. Trước hết, tôi nghĩ rằng nhiệm vụ then chốt của tôi tại Việt Nam là thực sự thấu hiểu tất cả những lợi thế, ưu điểm tuyệt vời của nền kinh tế này, cũng như những điểm gì là quan trọng để Microsoft có thể xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với ngành công nghiệp IT nội địa cũng như với chính phủ Việt Nam. Trong quan điểm của cá nhân tôi, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một quốc gia hàng đầu về phát triển CNTT trên thế giới.

Điều thứ hai tôi muốn nói là khá nhiều bạn bè của tôi đã đi nghỉ tại Việt Nam. Thậm chí còn có một người đã "cuốc" xe đạp từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội nữa. Ông ấy có mô tả lại với tôi về sự thân thiện, hiếu khách và cảnh đẹp của đất nước các bạn. Tôi nghĩ là mình sẽ tiếp tục giúp nâng cao sự nối kết này, cả trên phương diện kinh doanh lẫn cá nhân ra phạm vi toàn cầu.

69.jpg

Ông Steve Ballmer bắt tay Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn khi rời Bàn tròn trực tuyến VietNamNet để tới dự bữa ăn trưa cùng Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm VINASA.


Điều cuối cùng nhất định tôi phải chia sẻ với các bạn. Tôi đã đặt chân đến rất nhiều quốc gia, đã gặp gỡ rất nhiều quan chức chính phủ. Nhưng phải khẳng định đây là lần đầu tiên - cho tới trước hôm nay thì chưa bao giờ, chưa lần nào được tham dự "bàn tròn trực tuyến" với một quan chức chính phủ như thế này cả. Tôi không ngờ là một quốc gia mới đang phát triển về CNTT như Việt Nam lại có thể tổ chức được hình thức "bàn tròn trực tuyến"!

Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc cải thiện quan hệ kinh tế giữa hai nước, và giờ đây, khi Việt Nam đã trở thành một thành viên của WTO, chúng tôi mong rằng chúng ta sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa để có thể cùng nhau phát triển.

Trong chuyến thăm nước Mỹ sắp tới của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, chúng tôi mong đợi sẽ được mời ông Triết và các nhà lãnh đạo về CNTT của Việt Nam tới thăm trụ sở chính của Microsoft tại Redmond  và chứng kiến lễ ký thoả thuận với các đối tác của Microsoft.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Hôm nay thực sự là một ngày làm việc rất bận của ông Steve Ballmer và Thứ trưởng Vũ Đức Đam. Xin trân trọng cảm ơn hai vị khách đã dành thời gian đến tham dự Bàn tròn trực tuyến của VietNamNet. Xin cảm ơn quý vị độc giả đã chú ý theo dõi! 

68.jpg

 Đưa name card cho TBT Nguyễn Anh Tuấn, Steve Ballmer nói: "cách làm của VietNamNet rất sáng tạo". "Hãy gửi các ý kiến của độc giả VietNamNet cho tôi. Tôi luôn luôn sẵn lòng với VietNamNet!".


Đến 12h10, cuộc bàn tròn kết thúc. Ông Steve Ballmer bày tỏ rất thích thú với cuộc bàn tròn trực tuyến của VietNamNet. Ông nói: "Tôi chưa từng bao giờ thực hiện giao lưu trực tuyến (webchat) với một quan chức chính phủ như thế này. Điều này thật sự thú vị, rất tuyệt vời. Đó chính là sự hiện diện của công nghệ phát triển".  

Steve cũng bày tỏ với Tổng biên tập VietNamNet rằng: "cách làm của VietNamNet rất sáng tạo". Ông đưa name card cho TBT Nguyễn Anh Tuấn và nói: "Hãy gửi các ý kiến của độc giả VietNamNet cho tôi. Tôi luôn luôn sẵn lòng với VietNamNet!".

Xem video clip của cuộc bàn tròn sẽ được VietNamNet tại đây.

Vài nét về Steve Ballmer:
- Tên thật là Steven A. Ballmer, hiện đang là Tổng giám đốc điều hành (CEO) của Tập đoàn Microsoft
- Sinh vào tháng 3/1956 và lớn lên ở gần thành phố Detroit, Mỹ
- Năm 1973: học ĐH Havard
- Năm 1977: tốt nghiệp cử nhân đại học Harvard trong lĩnh vực toán học và kinh tế. Là bạn học thân thiết với Bill Gates
- Năm 1980: gia nhập tập đoàn Microsoft
- Trong suốt 20 năm qua, Ballmer đã lãnh đạo một số bộ phận của Microsoft, bao gồm đảm bảo các hoạt động của tập đoàn, phát triển hệ điều hành, kinh doanh và hỗ trợ khách hàng.
- Tháng 7/1998, được bổ nhiệm làm Chủ tịch, với trách nhiệm điều hành toàn bộ Microsoft.
- Tháng 1/2000, đảm nhận trách nhiệm toàn quyền quản lý công ty
- Được nhận xét là người sôi nổi, hài hước, chân thật, nhiều đam mê, đầy nội lực và cũng rất năng động, Ballmer trong suốt nhiều năm đã truyền cho Microsoft những dấu ấn của riêng ông với tài năng lãnh đạo thiên bẩm, một tầm nhìn chiến lược và một tinh thần đầy nhiệt huyết.

Vài nét về Thứ trưởng Vũ Đức Đam:
- Sinh năm 1963 tại Hải Dương.
- Năm 1982 - 1988: học Đại học ULB tại Brussel, Bỉ.
- Năm 1993 làm Phó Vụ trưởng phụ trách KHCN của Vụ KHCN & HTQT của Tổng cụ Bưu điện.
- Năm 1994, bảo vệ Luận án Tiến sĩ tại Viện Kinh tế Thế giới Hà Nội.
- Từ năm 1994 công tác tại Văn phòng Chính phủ, làm Phó Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ ASEAN.
- Từ năm 1996 làm Thư ký rồi làm Trợ lý (năm 1998) cho nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
- Đầu năm 2003 làm UVTV tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh theo chương trình luân chuyển cán bộ.
- Cuối năm 2005 làm Thứ trưởng Bộ BCVT. Tại Đại hội X được bầu làm UVDK BCH TƯ Đảng.
- Được nhận xét là người thẳng thắn, đầy nhiệt huyết, rất quyết liệt và luôn có ý tưởng mới. Thứ trưởng Vũ Đức Đam cũng được nhìn nhận như một quan chức giỏi ngoại ngữ, tự tin và cởi mở trong giao tiếp quốc tế. Trải qua nhiều lĩnh vực, địa bàn công tác, Thứ trưởng Vũ Đức Đam đều ghi những dấu ấn như một người luôn tiên phong, sẵn sàng đối mặt và để lại những kết qủa thiết thực.  

(Huyền Chi ghi)

  • VietNamNet 

Quan điểm của bạn về nội dung bàn tròn trực tuyến cùng Microsoft CEO Steve Ballmer và Thứ trưởng Bộ BCVT Vũ Đức Đam.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,