221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
928852
Vụ modem ADSL "rởm": Xử phạt công ty Âu Lạc!
1
Article
null
Vụ modem ADSL 'rởm': Xử phạt công ty Âu Lạc!
,

Sau bài phản ánh Hà Nội: Nhiều khách hàng mua phải modem ADSL "rởm" của báo Lao Động, Công ty Âu Lạc đã gửi công văn cho rằng, báo Lao Động đã đưa tin hoàn toàn sai sự thật?...

Dựa vào danh nghĩa bưu điện để bán hàng

ld.jpg

Ông Nguyễn Đức Tuấn - GĐ Công ty Âu Lạc (người mặc thường phục) đang làm việc với nhân viên QLTT Hà Nội.

Ngày 2/5, Giám đốc Công ty Âu Lạc, ông Nguyễn Đức Tuấn có công văn gửi báo Lao Động, trong đó đặt câu hỏi: "Căn cứ vào đâu mà Báo lại đưa thông tin là Công ty dựa vào danh nghĩa Bưu điện HN để bán hàng?". Theo tài liệu mà báo Lao Động thu thập được, ngày 16/10/2006, Công ty Âu Lạc ký hợp đồng "đại lý phát triển dịch vụ Internet VNN" với Công ty điện thoại Hà Nội 2. Hợp đồng chỉ có giá trị đến hết ngày 31/12/2006.

Trong hợp đồng cũng không hề có điều khoản nào ký bán thiết bị ADSL. Thế nhưng, ngày 1/3/2007, Công ty Âu Lạc vẫn mang danh đại lý Bưu điện HN để lắp đặt account cho khách hàng Nguyễn Tiến Bình tại ĐN3 Mỹ Đình. Chưa hết, cùng ngày, tại biên bản nghiệm thu kỹ thuật ADSL, Công ty Âu Lạc lại mang danh Trung tâm Tin học Bưu điện HN để ký biên bản. Như vậy, Công ty Âu Lạc đã dựa vào danh nghĩa bưu điện để hoạt động. Chưa nói đây là hành vi mạo danh trong kinh doanh, có dấu hiệu hình sự.

Modem "rởm" không ghi xuất xứ

Trong văn bản Công ty Âu Lạc gửi báo Lao Động, Công ty đặt câu hỏi: "Cơ sở nào mà tác giả khẳng định đó là modem "rởm"?". Như trong bài báo trước đã phản ánh, ông Nguyễn Mạnh Toàn - phụ trách kinh doanh Công ty Âu Lạc - cho biết: "Từ vài năm nay, Công ty Âu Lạc độc quyền cung cấp modem cho Bưu điện HN".

Sản phẩm modem 5 Port Combo ADSL Công ty nhập về từ Hồng Kông khoảng hơn 1.000 chiếc. Ngoài ra, Công ty còn cung cấp cho Bưu điện Hà Nội và khách hàng khoảng 10.000 modem ADSL loại Micronet được nhập từ Đài Loan... Cả hai loại modem ADSL này đều không ghi xuất xứ hàng hoá trên sản phẩm... Tuy nhiên, đây là sản phẩm "xịn" vì nhập qua cửa khẩu Hải Phòng...

Ngày 23/4/2007, ông Hoàng Đại Nghĩa - Tổ trưởng tổ công tác 3, Đội Quản lý thị trường số 14 (Chi cục Quản lý thị trường HN) cho biết: "Đối với sản phẩm không có nhãn phụ, không ghi xuất xứ hàng hoá là trái với Quyết định 178. Trong trường hợp hàng nhập khẩu có giấy tờ hoá đơn hợp lệ, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, vẫn bị phạt hành chính và cấm lưu thông trên thị trường...".

Bà Trần Thị Kim Dung - Trưởng phòng kinh doanh tiếp thị, Công ty điện thoại Hà Nội 2 (đơn vị đã ký hợp đồng đại lý với Công ty Âu Lạc) cho biết: "Theo hợp đồng đại lý đã ký, Công ty Âu Lạc không được phép bán modem ADSL cho khách hàng dưới danh nghĩa của Bưu điện HN".

Và ngày 24/4/2007, Tổ công tác 3, Đội quản lý thị trường số 14 đã tiến hành kiểm tra về việc chấp hành Quyết định 178 của doanh nghiệp. Kết quả là gần 2.000 sản phẩm trị giá khoảng 500 triệu đồng (gồm modem ADSL, cạc mạng, cổng nối mạng của Công ty Âu Lạc) bị đình chỉ lưu thông và xử phạt hành chính theo Nghị định 175 ngày 10.10.2004 của Chính phủ với số tiền gần 10 triệu đồng. Đồng thời, Chi cục Quản lý thị trường HN buộc doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ quy chế ghi nhãn hàng hoá mới được phép lưu thông trên thị trường.

Như vậy, có thể khẳng định việc Công ty Âu Lạc núp bóng bưu điện và bán modem "rởm" không ghi xuất xứ ra thị trường là hoàn toàn đúng sự thật.

(Theo Minh Anh - Hồng Sơn/Lao Động)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,