221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
732406
"Cán bộ Nhà nước không thể không biết dùng Internet"
1
Article
null
'Cán bộ Nhà nước không thể không biết dùng Internet'
,

(VietNamNet) - Dự án Luật Công nghệ thông tin (CNTT) đã được Quốc hội đưa ra thảo luận hôm qua (15/11) tại Hội trường D1, Nhà khách Chính phủ 37 Hùng Vương. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu chủ trì phiên họp.

Rất nhiều vấn đề xung quanh Dự luật đã được đem ra thảo luận sôi nổi khi
Tờ trình dự án Luật Công nghệ thông tin và Báo cáo thẩm tra dự án Luật đã được trình bày hôm 01/11. VietNamNet xin nêu ra ba vấn đề được khá nhiều đại biểu tập trung, chú ý, đó là: về phạm vi điều chỉnh của Luật, về quản lý nhà nước trong lĩnh vực CNTT và vấn đề bảo vệ trẻ em chưa thành niên.

"Có đến 3, 4 phương án về phạm vi điều chỉnh..."

Soạn: AM 620013 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đại biểu Mai Anh (Khánh Hòa)

Chủ trì phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu mở đầu vấn đề về phạm vi điều chỉnh của Luật mà theo ông là "vấn đề lớn nhất" vì "từ phạm vi điều chỉnh sẽ đi đến bố cục của dự thảo Luật". Theo đó, trong quá trình chuẩn bị thảo luận, cũng như thẩm tra của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường nêu ra ba phương án.

Phương án thứ nhất, Luật điều chỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ thông tin, đây là phương án trong dự thảo Chính phủ đề xuất. Phương án thứ hai, điều chỉnh về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đây là ý kiến mà đa số các vị thành viên trong Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đề xuất. Phương án ba, điều chỉnh về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trên cơ sở phương án cụ thể, Luật sẽ thiết kế bố cục theo từng phương án. Hiện nay Chính phủ thiết kế bố cục theo phương án một, theo Tờ trình của Chính phủ, như dự thảo.

Đại biểu Trần Thị Mai Phương (Tỉnh Long An) cho rằng: "Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ thông tin là các đối tượng chủ yếu, cơ bản nhất cần điều chỉnh. Đây là một vấn đề khá mới mẻ, vì vậy trước mắt chúng ta chỉ nên đưa công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ thông tin vào phạm vi điều chỉnh. Sau đó từng bước có thể hình thành một Bộ Luật Công nghệ thông tin, trong đó bao gồm có cả truyền thông, nhưng chưa phải lúc này.

Trước khi đưa ra những ý kiến cụ thể, đại biểu Mai Anh (tỉnh Khánh Hòa) nhận định: "Nếu so dự thảo luật ngày hôm nay và dự thảo luật lần đầu tiên thì Ban soạn thảo đã tiếp thu, chỉnh lý rất nhiều. Bản này hôm nay đã rất gần đến cái mà chúng ta cần có rồi".

Về phạm vi điều chỉnh của Luật, ông nêu ý kiến: "Đại đa số ủy viên Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội tán thành theo phương án 2, là lấy phạm vi điều chỉnh quy định về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Ý kiến chúng ta tán thành nên hướng theo phương án 2, thực ra phương án 3 là phương án rất hay, nhưng vì hiện nay cũng có thể do thời gian không còn kịp nữa, kể cả kỳ họp năm sau cũng không thể nhập phần viễn thông vào đây được để có được Luật Công nghệ thông tin và truyền thông. Trong khi đó ta đang có Pháp lệnh về viễn thông rồi. Theo tôi về lâu dài nên có luật phối hợp mảng công nghệ thông tin và truyền thông như phương án 2".

Ông Trần Đắc Sửu (Đại biểu của Hải Phòng) cũng nhất trí với phương án 2, tức là "phạm vi điều chỉnh của luật này là quy định về ứng dụng phát triển công nghệ thông tin, vì phát triển công nghệ thông tin có ý nghĩa rộng hơn công nghiệp công nghệ thông tin".

Tuy nhiên, đại biểu Lê Quốc Dũng (tỉnh Thái Bình) lại đưa ra phương án lựa chọn thứ 3, tức phạm vi điều chỉnh nên quy định ứng dụng về phát triển công nghệ tin và truyền thông. Ông Dũng phân tích: "Trong luật này nếu chỉ điều chỉnh về mặt công nghệ thông tin, thì chỉ đơn giản ở những vấn đề về vi tính, Internet, phần cứng, phần mềm".

Như vậy, vấn đề phạm vị điều chỉnh đã chưa có sự thống nhất, và như Phó chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn Yểu nói thì đến khi thảo luận đã "hình thành đến 3, 4 phương án...".

"Đã đến lúc cán bộ Nhà nước không thể không hiểu biết về CNTT"

Soạn: AM 620027 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đăk Nông)

Về nội dung quản lý và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin, theo đại biểu Trần Thị Mai Phương (tỉnh Long An), Dự thảo không quy định riêng cho Bộ Công an mà có sự phối hợp với Bộ Bưu chính viễn thông cùng với một số ngành khác - điều này hợp lý. Lý do là: "Bộ Công an, quản lý an ninh trật tự trong xã hội nhưng trên mạng lại liên quan tới chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông. Vì vậy, quản lý an ninh mạng có sự phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Bưu chính viễn thông là phù hợp".

Điều 10, về hành vi bị cấm, đại biểu Mai Phương cho rằng: "Tôi nghĩ chúng ta không sợ khi nêu các điều cấm trong luật sẽ tạo ra rào cản cho sự phát triển của công nghệ thông tin mà đây là điều kiện để cho người ứng dụng công nghệ thông tin có thể hoạt động thuận lợi, một mặt hạn chế được những kẻ lợi dụng việc ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động gây thiệt hại cho đất nước, đến tổ chức cá nhân khác.Tôi đồng ý với các khoản trong Điều 10, ngoài ra tôi xin bổ sung 2 khoản nữa:cấm tạo ra vi rút máy tính và cấm gửi quảng cáo đến người tiêu dùng trên mạng khi chưa có yêu cầu".

Một vấn đề về quản lý được hầu hết các địa biểu nêu lên là có cần xin phép khi lập website như Dự thảo Luật có đề cập?. Đại biểu Mai Anh nói: "Trong thực tiễn, trong thời gian tới đây, không chỉ có cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp tham gia thương mại, mà hiện nay có nhiều cá nhân thiết lập các website. Chúng ta khuyến khích các sinh viên học tập, mà sinh viên cũng cần thiết kế thiết lập các website phục vụ cho cuộc sống của mình nên lượng website quá lớn, nếu đăng ký thì chúng ta không thể quản lý được, chúng ta chỉ đăng ký không xét duyệt, không kiểm tra vì lượng thông tin quá lớn, quá sức của cơ quan quản lý".

"Tôi rất nhất trí với đại biểu Mai Anh đã phát biểu trước tôi. Điều 23 trong dự thảo luật có nêu "Tổ chức, cá nhân có quyền thiết lập Website và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền" là không thực thi, vì có nhiều tổ chức quốc tế cho phép lập website miễn phí và được lưu trữ trên hệ thống máy chủ của họ. Trong khi đó Điều 10 các hành vi bị nghiêm cấm lại nêu chưa đầy đủ, cần được bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm như phát tán vi rút trên mạng, thư rác, v.v... những hành vi này rất cần được ngăn chặn, nghiêm trị", đại biểu Trần Đắc Sửu phát biểu tiếp.

Cũng đề cập đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Lân Dũng mở đầu: "Không hiểu việc chúng ta đặt ra nhiều điều kiện để hạn chế sử dụng công nghệ thông tin thì sẽ thực hiện ra sao. Điều 15 có nói "Có quyền tiến hành các biện pháp hạn chế, tạm đình chỉ, đình chỉ ứng dụng công nghệ thông tin". Tôi không hình dung nổi mỗi học sinh được mua một máy tính thì chúng ta đình chỉ ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào, thì cần giải thích rõ hơn".

Đại biểu Nguyễn Lân Dũng (tỉnh Đắk Nông):

Tôi muốn nói đến quyền sử dụng công nghệ thông tin của 75% công chúng nước ta, đó là những người nông dân, tôi vẫn mơ ước là các trạm bưu điện văn hóa xã sẽ là những trung tâm công nghệ thông tin cho nhân dân.

Thực là đơn giản, bởi vì nếu như mỗi người nông dân có một địa chỉ E-mail và mỗi trạm bưu điện văn hóa xã nhận thư bằng E-mail, rồi in ra đọc cho bà xã viên, là bà có thư như thế này, bà trả lời gì thì cho cháu chép lại để cháu gửi hộ bà. Như vậy,  bưu điện văn hóa xã, những cán bộ đó sẽ nhận được tiền trợ cấp lớn hơn.

Ông cho biết: "Điều 23, nói thiết lập website, tôi thấy website hầu như là quá dễ dàng trên thế giới, không biết bao nhiêu website mà kể. Một người chồng có người vợ bị chết vì ung thư, anh rất buồn, trong khi anh muốn cứu người vợ đang bị bênh, anh lập website ung thư. Sau khi người vợ mất rồi, anh tiếp tục phát triển website này, được mọi người rất hoan nghênh vì ở đó trao đổi những kinh nghiệm, trao đổi tình cảm và trao đổi tất cả những kiến thức để mà phòng tránh ung thư.

Tôi nghĩ website như vậy chỉ có lợi, chẳng có hại gì cả. Cho nên website xấu thì ta không vào, website tốt thì ta vào. Do đó, việc xin phép lập website có đúng với thông lệ quốc tế hay không? Tôi nghĩ đăng ký website để được xuất hiện thì đó là thủ tục về công nghệ. Còn xin phép mà Chính phủ quy định cụ thể, tôi đề nghị phải nói rõ chuyện này. Rất nhiều cơ quan hiện nay muốn lập website để đẩy mạnh hoạt động của mình.

Tôi rất hoan nghênh Chính phủ đã lập website của Chính phủ, tôi vào thử thì thấy tuyệt vời. Có thể nói ai không biết dùng website này thật là phí, vì nó quá đầy đủ, quá dễ dàng để tra cứu thuận lợi. Nhưng ở đây tôi nghĩ một điều, có lẽ phải đưa vào luật là những cán bộ Nhà nước không chịu học công nghệ thông tin, không dùng được website, không dùng được mạng của Chính phủ thì nên từ chức. Đã đến lúc những cán bộ Nhà nước không thể không hiểu biết về công nghệ thông tin".

Cùng đề cập đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cũng có những kiến giải tương tự: "Như nhiều đại biểu đã phát biểu luật vẫn còn dựng lên nhiều rào cản mà có nhiều cái không cản được. Ví dụ, chúng ta quy định mở Website phải đăng ký, thì khó khả thi như các đại biểu đã phân tích. Bây giờ bao nhiêu người mở như thế làm sao cơ quan nào xử lý đăng ký được, mà đăng ký thì chấp nhận liền đăng ký để làm gì. Trong khi đó mình có những luật khác để ràng buộc rồi, nếu anh mở website tuyên truyền những nội dung trái với lợi ích của cộng đồng, của xã hội, của nhà nước và trái pháp luật thì anh đã bị trừng trị theo luật khác. Theo tôi trong này mình không nên dựng thêm một rào mà rào ấy để cho người ta thấy vướng thôi, chứ không có rào ấy thì anh cũng không thể vượt qua được, theo tôi nghĩ những cái đó nên bỏ".

Bảo vệ trẻ em khỏi thông tin độc hại trên Internet thế nào?

Soạn: AM 620017 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đại biểu Tôn Nữ Thị Ninh (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết và nhiều đại biểu khác đã đề cập đến Điều 78 về bảo vệ trẻ em chưa thành niên: Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: "Khó có thể quy định cụ thể hơn, vì trách nhiệm này trước hết là trách nhiệm của gia đình, sau đó là của nhà nước và của xã hội. Chúng ta không thể nào yêu cầu nhà nước đưa ra được những cái thật cụ thể hơn, trong việc bảo vệ con em chúng ta khỏi những thông tin độc hại trên Internet thì rất khó".

Đại biểu Hứa Chu Khem (tỉnh Sóc Trăng) góp ý kiến: "Có khoản chót ở Điều 78 nói những thông tin có độc hại cho trẻ con thì phải cảnh báo trước. Tôi đặt vấn đề cảnh báo ở đây, tức là ta phải cho nó một dấu hiệu để cho trẻ con biết cái này độc hại không được vào, nhưng cái đó mình đưa ra như vậy, chỉ dẫn như vậy gây sự tò mò, có thể tò mò đó còn nguy hiểm hơn".

Bà Tôn Nữ Thị Ninh (đại biểu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu: "Người tiếp cận thông tin, tôi cho là chỗ khó nhất mà chúng ta hết sức lưu ý. Ở đây chúng tôi e rằng chỗ duy nhất pháp luật có thể điều tiết đó là liên quan đến phạm trù tuổi thành niên hay chưa, phạm trù này thuộc về giáo dục hơn là về pháp luật. Nên tôi nghĩ không nên đi sâu quá cụ thể về pháp luật liên quan đến đối tượng thứ ba này.

Chúng tôi nghĩ những nội dung độc hại trên mạng, trên thực tế một đứa trẻ được giáo dục với một bản lĩnh nó tương đối vững mạnh, có một trụ giữa tinh thần và tình cảm đùm bọc gia đình, của nhà trường chắc sẽ có khả năng - tôi dùng chữ "miễn dịch tương đối". Do đó, chúng tôi nghĩ trong văn bản luật này nên có mặt chính sách mà nói cái này không hẳn là pháp luật.

Về mặt chính sách ở đâu đó, nên có một câu khuyến khích và giao trách nhiệm đó cho gia đình và cho nhà trường. Theo tôi gia đình và nhà trường là hai thực thể có trách nhiệm, có thể có tác dụng nhất đối với trẻ chưa thành niên, nói cách khác quan điểm của chúng tôi thay vì thêm quá nhiều những chốt mang tính chất hành chính sẽ ít khả thi, thì tôi thấy riêng đối với trẻ chưa thành niên đề nghị nhấn mạnh thêm vấn đề giáo dục của gia đình và nhà trường".

  • Bùi Dũng (ghi)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,