221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
722314
Game Việt Nam quy mô lớn - tương lai không... gần!
1
Article
null
Game Việt Nam quy mô lớn - tương lai không... gần!
,

(VietNamNet) - Game online - với những mặt tích cực và tiêu cực của nó - cũng như vấn đề phát triển ngành công nghiệp giải trí trực tuyến ở Việt Nam, đều đang có những nhìn nhận trái chiều. VietNamNet đã ghi nhận những ý kiến khác nhau về tính thực tế của ngành công nghiệp game và giải trí trực tuyến ở Việt Nam, từ các doanh nghiệp (DN), chuyên gia, đến nhà quản lý trong các lĩnh vực có liên quan. 

Bài 1: Công nghiệp game Việt Nam - "con gà đẻ trứng vàng"?

Ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin:

"Chúng tôi quan tâm đến nội dung của game Việt Nam"

Soạn: AM 595532 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn. Ảnh: B.D

"Phát triển công nghiệp giải trí trực tuyến ở Việt Nam là phù hợp với xu thế phát triển chung, điều quan trọng là định hướng như thế nào. Chúng ta coi trọng sự phát triển nhưng cũng cần tính đến yếu tố quản lý. Về góc độ quản lý, chúng tôi thấy trò chơi và các nhu cầu này trong xã hội là có thật. Nếu các doanh nghiệp trong nước mà sản xuất được những trò chơi của mình phù hợp với đạo đức, lối sống, phong tục Việt Nam, đặc biệt là những trò chơi gắn với lịch sử, những chiến công anh hùng thì đó là điều đáng mừng.

Tôi cũng đang đề nghị với các cơ quan chức năng có thể đặt hàng những trò chơi như thế, để có thể thay thế những trò chơi nhập từ bên ngoài, xa lạ với truyền thống văn hóa, đạo đức của mình. Tôi nghĩ đây là thị trường mới mẻ, là cơ hội để các DN của mình chiếm lĩnh. Tôi biết một số nơi đã bắt đầu nghiên cứu, triển khai hoạt động này, vấn đề là sẽ phát triển đến mức độ nào và bao giờ có game trực tuyến Việt Nam thì phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, trí tuệ của nhà sản xuất.

Game cũng có nhiều nét giống điện ảnh. Nhưng trong điện ảnh, nhân vật hoàn toàn tách biệt, còn game, người chơi và nhân vật "hóa thân" vào nhau, điều đó tạo ra sức hút. Vấn đề kịch bản game hay, có sức cuốn hút, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt game là một thách thức đối với nhà sản xuất. Mối liên quan giữa việc sản xuất, phát triển game và vấn đề quản lý vẫn xoay quanh việc nội dung game đó là thế nào. Nhà sản xuất bao giờ cũng hướng tới nhu cầu, nhưng cũng không chỉ thuần túy đáp ứng nhu cầu, mà còn cần nâng nhận thức của người chơi và công chúng. Như thế mới có sự ổn định.

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội Tin học TP. HCM:

"Cung cấp dịch vụ chơi game và phát triển game là 2 công việc khác nhau"

Soạn: AM 595540 gửi đến 996 để nhận ảnh này
TS. Lê Trường Tùng. Ảnh: Tuổi Trẻ

Trong một vài năm tới, công nghiệp giải trí trên nền công nghệ số - trong đó có game điện tử - chắc chắn là ngành có triển vọng phát triển mạnh. Chiến lược của VINASA có lẽ dựa trên yếu tố trên, đồng thời cũng xuất phát từ nhận định tư duy của người Việt Nam phù hợp với loại sản phẩm này. Hiện nay, ngay tại TP. HCM đã có một số công ty phần mềm - phần lớn là do nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh với nước ngoài - hoạt động trong lĩnh vực Game Programming, chẳng hạn công ty Game Lodge tại CMC Plaza. Trung tâm này cũng định hướng sẽ đào tạo về Game Programming. 

Nếu có bước đi đúng đắn, "nhúng và "cắm" chân vào được thị trường này (cả game điện tử và lập trình cho thiết bị nhúng) - thì con số 150 ngàn USD mà VINASA đặt mục tiêu đến 2010 không phải là lớn - chỉ tương đương với doanh số của 1 công ty phần mềm Ấn Độ loại trung bình hiện nay. Đây chỉ là mục tiêu mang tính khởi điểm. Nếu làm tốt - theo tôi, con số đạt được còn lớn hơn, tuy nhiên nếu không có bước đi đúng, không quyết tâm thực sự - vì đây là lĩnh vực mới – thì không dễ cạnh tranh với các quốc gia khác để có được thị phần.

Cung cấp dịch vụ chơi game và phát triển game nên xem là 2 công việc khác nhau. Để phát triển ngành công nghiệp phần mềm thì quan trọng là tập trung vào các lĩnh vực có thị trường, có triển vọng tăng trưởng nhanh và phát huy được thế mạnh của Việt Nam. Trong 5 năm tới, tôi chưa tin là chúng ta đủ sức tự phát triển các sản phẩm lớn game lớn. Định hướng đúng đắn nên là dịch vụ gia công và thử sức với các sản phẩm game quy mô nhỏ. 

TS. Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TMA Solutions:

"Phát triển game có phải là cách sử dụng trí tuệ Việt Nam hiệu quả nhất?"

Soạn: AM 595534 gửi đến 996 để nhận ảnh này
TS. Nguyễn Hữu Lệ

Với tư cách cá nhân và công ty thì hiện chúng tôi không tham gia thị trường game online, chung quy vì lý do kinh tế và văn hóa. Về kinh tế, chúng tôi không có kinh nghiệm về lĩnh vực này, đứng trước đối tác Hàn Quốc, Trung Quốc, chúng tôi không tự tin lắm. Chúng tôi không muốn mạo hiểm, nên chọn đầu tư vào những lĩnh vực nào mà mình có hiểu biết nhiều, đang có nhiều cơ hội. Về văn hóa, nếu tham gia vào phát triển game thì sẽ gặp nhiều vấn đề xã hội nảy sinh. Không biết xã hội Việt Nam đã sẵn sàng tiếp nhận loại hình giải trí trực tuyến thế nào...

Nhiều game và game online đang phát triển tại thị trường Việt Nam không chỉ mang tính giải trí đơn thuần, mà còn còn mang nhiều yếu tố khác như bạo lực... khiến nhiều bạn trẻ dễ sa đà vào đó. Vấn đề đặt ra là chúng ta nên ưu tiên, chú tâm làm gì, nên sử dụng trí tuệ Việt Nam hữu hiệu nhất, lâu dài nhất thế nào? Cũng cần so sánh việc phát triển công nghiệp giải trí trực tuyến Việt Nam với những hoạt động thương mại, CNTT khác cùng có tính chất phát triển trí tuệ Việt Nam.

Thực tế cho thấy, vấn đề đưa ứng dụng phần mềm vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục... ở nước ta vẫn còn rất nhiều việc cần làm và đáng quan tâm lắm. Ở Đại Hàn, nước họ đã giàu có, nhiều vấn đề KT-XH đã được giải quyết, vì thế họ có nhiều điều kiện đi sâu vào giải trí trực tuyến. Tuy vậy, tôi thấy, game online cũng chỉ chủ yếu phổ biến ở các nước Á Châu, nhiều nước phương Tây giàu hơn mình, nhưng họ lại không quan tâm lắm đến hoạt động này. Tôi nghĩ, Bộ Bưu chính - Viễn thông hay VINASA cần dè dặt khi tính đến việc triển khai, xây dựng công nghiệp game online trong các chính sách của Bộ, của Hội.

Nguyễn Duy Cường, Giám đốc phòng Game online NetChùa:

"Game mang phong cách Việt đảm bảo sẽ hút người chơi"

Soạn: AM 595536 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Nguyễn Duy Cường.

Bây giờ viết ra phần mềm game thì không chỉ có VINASA mà có nhiều nhóm đang thực hiện điều này, có nhóm hoạt động tự phát. Thử vào Diễn đàn 3D (3Dvn.com) thì sẽ thấy có topic có chủ đề thiết lập dự án game Việt Nam nghiêm túc và được rất nhiều thành viên ủng hộ.

Vấn đề bây giờ là làm sao có sản phẩm game thuần Việt và trở thành "hot" trong giới game Việt Nam. Là đơn vị tiêu dùng game, tôi cho rằng game mang phong cách Việt sẽ có khả năng hấp dẫn người chơi. Nếu điều này được thực hiện thì sẽ không có sự mâu thuần giữa một bên muốn sản xuất game, tăng quy mô thị trường game, một bên thì muốn quản lý chặt chẽ. Thực tế thì các cấp ngành có liên quan đặt ra vấn đề quản lý không phải để hạn chế, cấm đoán game mà là để đưa ra các định hướng tốt để thị trường game trong nước lớn và lành mạnh. Game và game online là lĩnh vực có gia trị gia tăng cực kỳ lớn và nhanh. Nếu như hạn chế nó thì có nghĩa là dành mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để phát triển công nghiệp game Việt Nam, các nhà sản xuất cũng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước để đưa ra một hành lang hoàn chỉnh về vấn đề này.

Con số 150 triệu USD VINASA đề ra tới năm 2010 đạt doanh số 150 triệu USD từ các loại trò chơi trên máy tính và các thiết bị khác (do trong nước phát triển), theo tôi là hợp lý. Từ việc Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hiện nay có khoảng 15.000 điểm Internet cafe, mỗi điểm trung bình có 20 máy. Mỗi mãy phục vụ 15 người chơi với số giờ khai thác máy trung bình 5 giờ/ ngày và mỗi giờ thu 25.000 đến 3.000 đồng, ta tính theo hai thông số là nguồn thu của Interet và nhà phát hành game thì sẽ thấy được doanh thu lớn đến mức nào. 150 triệu USD chỉ là một phần doanh thu từ phần mềm game, chưa kể doanh thu về đường truyền, PC, các loại dịch vụ gia tăng kèm theo...

Dương Vi Khoa, admin Diễn đàn tin học (www.ddth.com):

"Quá trình VN gia công game phải kéo dài ít nhất 10 năm!"

Soạn: AM 595538 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Dương Vi Khoa. Ảnh: B.D

Game online Việt Nam đã có "12 sứ quân" dạng text-based, cải tiến lại từ một bản open source của nước ngoài. Thực ra game online có nhiều dạng, không hẳn cứ như Võ lâm truyền kỳ, MU online, Risk Your Life mới là game online. Các game của Yahoo cũng là game online. Ví dụ, Cờ tướng, cừ vua hay các game nhỏ khác nhưng lại có lượng người chơi rất đông, đông hơn cả Võ lâm truyền kỳ. Chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu bằng những game như vậy. Tại Hàn Quốc có một công ty chi toàn kinh doanh các game nhỏ, số thành viên lên đến 12 triệu người. Các game thuần giải trí như vậy vừa có lợi (giúp mọi người giải trí), lại không tạo ra các trường hợp xấu như của Võ lâm truyền kỳ chẳng hạn (như hack đồ, cắp mật khẩu, mua bán đồ, chơi liên tục để giành cấp độ cao...).

Còn phải kể đến một dạng nữa trên thế giới là E-Sports (thể thao điện tử), được đưa vào thi đấu như những môn thể thao. Chính ở Hàn Quốc, StarCraft là một môn thể thao quốc gia, được truyền hình trực tiếp các trận đấu trên toàn quốc. Fan của một "ngôi sao" StarCraft còn nhiều hơn fan của các diễn viên điện ảnh. Cũng phát triển từ phong trào StarCraft mà dần dần Hàn Quốc mới phát triển được nền công nghiệp giải trí của mình như hiện nay.

Muốn làm game, theo tôi quan trọng nhất là gameplay, nội dụng, cốt truyện, sau đó mới đến hình ảnh, âm thanh. Với những game lớn như kiểu Risk Your Life chẳng hạn, có lẽ còn rất lâu Việt Nam mới làm được. Để có những người viết được gameplay hay, chúng ta cần chuẩn bị một thời gian dài. Trước mắt có thể gia công cho một số công ty phát triển game, rồi dần dần thuê các công ty nước ngoài viết game. Quá trình này, nếu nhanh có lẽ cũng kéo dài trong khoảng 10 năm nữa.

  • Bùi Dũng (thực hiện)
     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,