(VietNamNet) - Sự lựa chọn, ứng xử thế nào của Bộ trưởng Mai Ái Trực trước những tình huống "Nên" hay "Không nên" nói. Và có khi nào, ông phải quyết định "Im lặng là vàng"!
Đó là một phần nội dung của bàn tròn trực tuyến với Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường, ông Mai Ái Trực
.Lý giải của ông thế nào về những văn bản, quyết định thiết yếu tác động một nửa cuộc sống của hàng triệu triệu người mà ông đã ký?
Ông trả lời thế nào trước những lập luận phản đối nhiều chiều của người dân về những đề xuất mà ông đưa ra nhằm tác động đến thị trường đất đai?
Cảm nghĩ sau những chuyến đi tới các địa phương mà trong đó có một mục đích khó làm vừa lòng nhiều người quan trọng ở nơi đó: "Tuyên chiến với những tiêu cực về đất đai" và những câu chuyện đau lòng hoặc khó xử.
Đặc biệt trong cuộc đối thoại trực tuyến, có những nội dung bàn tới vấn đề xử lý nhân sự, cách tổ chức bộ máy, cách điều hành công việc ở một Bộ rất... nhạy cảm vì liên quan đến đất đai - một nguồn tài sản thực hết sức lớn đối với Quốc gia, địa phương, Bộ - ngành, doanh nghiệp và từng gia đình, mỗi cá nhân.
Dưới đây là nội dung cuộc bàn tròn:
Bộ đã và chưa làm được những gì
Ông bộ trưởng thích vi hành, thích đọc email và không đóng băng với báo chí, nhân viên có quyền "cáu lại sếp"... là những chuyện chúng tôi nghe được ở Bộ TN&MT. |
Xin cảm ơn Bộ trưởng Mai Ái Trực đã đến với buổi bàn tròn trực tuyến hôm nay. Là người chỉ đạo, thậm chí tham gia trực tiếp các đoàn kiểm tra đất đai tại các địa phương, Bộ trưởng có thể đánh giá, nhìn nhận lại đợt kiểm tra vừa rồi?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Đợt kiểm tra vừa rồi tiến hành trong cả nước, nhằm đánh giá thực chất việc thi hành Luật đất đai năm 2003, qua đó có đánh giá về mặt bằng chung trong việc thi hành Luật đất đai của các địa phương.
Những việc đã làm được:
- Sau khi có nghị quyết của Hội nghị trung ương lần thứ 7 về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là sau khi có Luật đất đai, các cấp uỷ, chính quyền địa phương đều có sự chỉ đạo việc thi hành Luật trên địa phương mình.
- Kịp thời ban hành một số quy định thuộc thẩm quyền của địa phương.
- Tuyên truyền tập huấn về Luật đất đai và văn bản hướng dẫn thi hành đã tốt hơn.
- Việc kiện toàn bộ máy quản lý đất đai ở địa phương cũng tốt hơn. Đã khôi phục lại phòng địa chính và quan tâm hơn đến kinh phí hoạt động.
Những phần tồn đọng: Còn nhiều, đặc biệt chúng ta làm chưa tốt những vấn đề trọng tâm cần triển khai để bảo đảm pháp luật về đất đai đi vào cuộc sống . Ví dụ như:
- Việc hoàn thiện hệ thống quy hoạch sử dụng đất, cũng như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm; chưa hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2005 như kế hoạch đã đặt ra.
- Việc thu hồi đất không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả cũng chậm.
- Việc giải quyết khiếu nại tố cáo của dân hiệu quả thấp, giải quyết thiếu dứt điểm. Trong kế hoạch kiểm tra việc thi hành Luật đất đai thì không đặt chương trình giải quyết khiếu nại, tố cáo vì đoàn không có trách nhiệm cũng không có thẩm quyền. Nhưng đi đến đâu dân cũng đưa đơn hoặc muốn được trình bày nên mình vẫn phải tiếp nhận, phải lắng nghe.
"CẦU", "NHU CẦU" và "CUNG" của thị trường bất động sản
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Có cả một tập câu hỏi của bạn đọc gửi đến đây. Trong đó có câu hỏi của bạn Hoàng Tùng về 3 giải pháp làm nóng thị trường bất động sản, bởi nguy cơ đóng băng thị trường này sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.
Ngoài ra bạn Tùng cũng có một số câu hỏi nữa. Thứ nhất, tại sao lại bảo là cung lớn hơn cầu trong khi rất nhiều người dân không thể mua được nhà vì giá quá cao so với thu nhập?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Tôi rất hoan nghênh những câu hỏi của bạn đọc, vì nhờ các bạn hỏi tôi mới có cơ hội để trả lời. Cần phân biệt giữa cầu và nhu cầu. Nói cầu ở đây là nói sức mua vào, nói khả năng thanh toán chứ còn chuyện nhu cầu nhà ở thì hiện nay còn rất lớn.
Trong văn bàn trình lên Chính phủ chúng tôi cũng đã nói rõ, ví dụ giải pháp thứ 2: "Thực hiện kích cầu về nhà ở thông qua nhiều biện pháp của nhà nước, nhà đầu tư và ngân hàng. Trong tình hình hiện nay, kích cầu là giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt, vừa để giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân (rất nhiều người có nhu cầu mua nhà song không có khả năng khả năng thanh toán vì tiền mua nhà đang quá cao, không hợp lý), vừa tăng cầu để lập lại cân đối cho nhà nước. Như vậy, giữa cầu và nhu cầu là khác nhau. Cầu trong khái niệm này là sức mua.
Về khái niệm là thế. Còn việc cung lớn hơn cầu cũng là thực tế, các trung tâm rao bán nhà đất, các dự án đưa ra đấu giá cũng nhiều, rồi các căn hộ chung cư, các lô đất trước đây được phân lô... được đưa ra bán nhưng không mấy người mua. Thừa nhận đóng băng mà không thừa nhận cung lớn hơn cầu là vô lý. Nhân tiện tôi cũng nói luôn, những lô đất cấm phân lô là cấm từ nghị định 181 có hiệu lực thi hành, còn trước đó vẫn được đưa ra bán nếu trong dự án được phê duyệt chỉ đầu tư hạ tầng khu dân cư. Như vậy chứng tỏ sức mua vẫn có hạn chế so với cung đưa ra.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Câu hỏi thứ 2, chúng ta đang hướng tới một nền kinh tế theo đúng quy luật thị trường. Sau một thời gian sốt, giá nhà đất đã đi đúng quy luật thị trường, đúng như mong muốn của đa số người dân, tại sao Bộ TNMT lại muốn thay đổi điều đó?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Bộ không hề thay đổi. Tôi xin nói rõ thế này, trong đề xuất ban hành Luật đất đai, đặc biệt trong nghị định 181, Bộ TNMT bao giờ cũng nói rõ là giá đất hiện nay bất hợp lý, giá nhà cũng bất hợp lý, quá cao. Cho nên trong luật đất đai cũng có nội dung: làm thế nào để quản lý tốt hơn, đưa giá về hợp lý, chứ để thế này không được. Đó là chủ trương nhất quán.
Trong văn bản trình lên Chính phủ, Bộ TNMT cũng nói rõ việc Bộ không đưa ra chính sách mà đề nghị Chính phủ giao cho các Bộ ngành liên quan nghiên cứu và đề xuất các biện pháp xử lý tình trạng đóng băng. Có thể tổ chức cho các bộ ngành đề xuất hoặc đưa ra trước phiên họp thường kỳ của chính phủ tháng 9/2005.
Ví dụ, trong giải pháp kích cầu hiện nay có tình hình nhà đất hiện nay có nhiều nhưng bán không đựoc vì giá cao, dân mình phần đông nghèo nên đâu có tiền mua, chỉ có các DN đầu cơ, họ mua với giá cao nên đâu dễ gì hạ ngay được.
Tất nhiên có thể sẽ đến lúc hạ, khi DN phá sản chẳng hạn. Nhưng hiện nay trong quan niệm của ta “sống cái nhà, chết cái mồ” nên ai cũng cố gắng mua được một cái nhà.
Ở các nước lại không như thế, họ có thể mua đứt, bán đoạn, trả liền một lần hoặc mua trả góp hoặc thuê nhà. Một sinh viên mới ra trường có việc làm và thu nhập ổn định là có thể mua nhà trả góp. Cũng có những người có tiền nhưng họ không mua nhà mà chỉ thuê. Ví dụ khi thay đổi chỗ làm, họ cũng dễ dàng thay đổi chỗ ở.
Trong kích cầu có 3 vấn đề: làm sao cho giá cả hạ xuống để người dân có thể mua được, hoặc bán nhà trả góp, hoặc cho thuê nhà để có thể đảm bảo chỗ ở.
"Đi kiểm tra đợt vừa rồi, tôi chưa nghe báo cáo vụ nào về việc cán bộ làm sai, gây phiền hà cho dân mà bị xử lý theo điều 175 của nghị định 181 cả. Là người quản lý đất đai, tôi hết sức buồn phiền vì điều này. Nếu anh em bên dưới như thế, dù mình có hò hét ở trên thì cũng khó có chuyển biến". |
Bộ đã hi sinh quyền lợi người dân để cứu các DN kinh doanh bất động sản?
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhiều DN kinh doanh bất động sản đã hưởng lợi từ việc tăng giá. Nay vì giá xuống mà có thể họ chịu lỗ hoặc phá sản. Tại sao lại có thể hy sinh quyền lợi của người dân để cứu một số DN đó?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Như tôi đã nói, hoàn toàn không có chuyện hy sinh. Đây là chuỵên cứu nền kinh tế chứ không phải chuyện cứu DN, nhưng tất nhiên là nó có liên quan đến DN kinh doanh bất động sản. Nếu các DN ấy phá sản thì cũng tác động ngược đến nền kinh tế, các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, kéo theo ảnh hưởng của nền kinh tế. Hoạt động đầu tư xây nhà kém thì không ai xây nhà nữa, hoạt động xây dựng bị ngưng trệ. Rồi bao nhiêu lao động trong thị trường đó bị rơi ra ngoài. Bất động sản là lĩnh vực chứa đựng một khối lượng tiền lớn, đồng thời cũng giải quyết một số lượng lớn công việc. Khu vực đó chết đi, rõ ràng ảnh hưởng đến kinh tế.
Dứt khoát phải làm giá đất, giá nhà xuống nhưng không phải làm ngay tức khắc mà cần có giải pháp từ từ để không gây sốc cho nền kinh tế. Chúng ta vẫn chưa hết “bài” đâu. "Bài" Luật đất đai, "bài" Nghị định 181. Còn bài “luật đánh thuế sử dụng đất” đánh thuế nhà ở theo luỹ tiến từng phần, ở càng nhiều càng đánh thuế cao, buộc người ta phải tính toán là mua bao nhiêu cho vừa ở thôi.
Tôi đi sang Canada, hỏi thị trưởng Montrean rằng ở đây đóng thuế nhà đất thế nào? Họ nói 85% ngân sách của liên bang giao cho thành phố là từ thuế bất động sản. Ngân sách họ lớn lắm. Khi đánh thuế, họ có phân biệt, đánh từ 1,5 đến 3% giá trị bất động sản. Tôi lấy ví dụ thế này: Ngôi nhà trị giá 100 nghìn đôla, thì mỗi năm phải đóng từ 1.500 đến 3.000USD thuế bất động sản.
Ở ta chưa thể tiến hành được điều này, nhưng nếu áp dụng dần dần thì có thể khiến những người đầu cơ đất phải "nhả" dần ra, bán dần đi. Ta còn nhiều "bài" để giải quyết việc này nhưng gây sốc đến chết ngay là không nên.
Có ý kiến cho rằng nên để các DN đầu cơ đất "chết" để họ giảm giá bán cho người nghèo mua. Nghe thoáng cũng có lý, nhưng liệu khi họ bán đổ bán tháo thì người nghèo có kịp mua không hay lại là những nhà đầu cơ khác nhảy vào mua và đầu cơ lại. Như thế, nền kinh tế sẽ bị sốc mà bất động sản vẫn không đến với người nghèo.
"Các quyết định của Bộ có phải vì có quan chức bị đọng đất "?
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Như vậy, Bộ trưởng đã trả lời luôn cho câu hỏi thứ 5 của bạn Hoàng Tùng: Bộ TNMT đưa ra rất nhiều giải pháp có phải vì có rất nhiều vốn trong bất động sản liên quan đến các vị quan chức hay không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Câu hỏi của bạn có lẽ ngụ ý là các quyết định của Bộ có chịu tác động của quan chức nào không? Tôi không liên quan đến bất cứ nhà buôn bán bất động sản nào hết. Cũng chưa có nhà kinh doanh nào gặp gỡ hay kêu than nhờ tôi cứu. Cũng không có cán bộ cấp cao nào nói: "Ông phải đề xuất thế nào để giải quyết cho tôi chứ". Đây hoàn toàn là trách nhiệm của Bộ TNMT để nền kinh tế không bị sốc.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhiều câu hỏi của các bạn đọc còn mang tính chung chung, hoặc hỏi cụ thế về thủ tục của địa phương, không thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng. Bộ trưởng có trả lời một vài câu hỏi thuộc dạng này nhưng vì để tiện chuyển tải nội dung chính của bàn tròn này, chúng tôi sẽ chuyển nội dung trả lời những câu hỏi dạng này sang đăng tải ở mục "Bạn đọc". Chẳng hạn như câu hỏi của anh Tuấn ở Đà Lạt - Lâm Đồng thắc mắc về xử lý cán bộ địa chính hoặc ý kiến bạn Nguyễn Văn Nam, số 11, Ngô Đức Kế, quận 1, TP. HCM hỏi về "quy hoạch treo và việc cưỡng chế hay không cưỡng chế"...
"Tôi không phải là Đông Ki sôt"
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Trong suốt thời gian làm việc vừa qua, Bộ trưởng có những day dứt, bức xúc gì không? Có việc gì Bộ trưởng muốn làm mà chưa làm được hay không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Cũng có đấy. Với Bộ của tôi mà thấy mọi việc đã tròn trịa, trọn vẹn rồi thì không thể được. Cũng có những dự định muốn làm nhưng vì lý do này khác chưa làm được
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Bộ trưởng có thể lấy ví dụ cụ thể được không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Tôi muốn tất cả cán bộ trong ngành tôi quản lý đều phải nghiêm chỉnh, đừng hành dân. Dân kêu ca thì bộ trưởng có vui gì, dù cán bộ đó không thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình. Rồi tôi muốn các thủ tục đơn giản hơn đỡ làm phiền cho dân.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Bộ trưởng có nghĩ mình sẽ còn tiếp tục đấu tranh với điều này?
- Có, chừng nào tôi còn là Bộ trưởng.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Vậy ông có nghĩ mình như một Đông Kisôt đánh cối xay gió không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Không, nếu nghĩ như thế tôi đã không làm. Bao giờ cái thiện cũng thắng cái ác, cái chính nghĩa thắng cái phi nghĩa. Quy luật muôn đời như thế mà. Mình cứ làm, đừng nghĩ mình là cái gì ghê gớm, cũng đừng nghĩ mình chỉ là hạt cát trong sa mạc. Phải thấy là khó lắm nhưng cố hết sức thì thôi.
... Nghị định hướng dẫn và nhiều người thực hiện có vấn đề
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Qua nhiều câu hỏi của bạn đọc, càng thấy rõ những gì liên quan đến đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng, bức xúc của người dân. Theo Bộ trưởng, có tình trạng đó là do đâu?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Trước hết, cần xem lại lãnh đạo việc chỉ đạo thi hành Luật đất đai. Những nơi có sự chỉ đạo tốt thì tình hình chuyển biến tốt. Như Hà Tây, tình hình đất đai phức tạp đến mức tôi đã 4 - 5 lần về tận nơi, thậm chí vừa qua Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ cũng phải về Hà Tây để trực tiếp chỉ đạo. Nhưng, lãnh đạo của Hà Tây đã tập trung sức giải quyết, có lúc hệ thống chính trị các cấp của tỉnh - Đảng, Chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể - phải tập trung 70 - 80% thời gian để chấn chỉnh những sai phạm trong quản lý đất đai. Cho nên, trong đợt kiểm tra vừa qua thì Hà Tây không còn là điểm nóng.
- Thứ hai, việc hiểu về pháp luật đất đai chưa được thấu đáo, còn nhiều mặt chưa thống nhất. Ví dụ: Hiểu rằng Muốn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có quy hoạch, hay với những dự án xây dựng nhà chung cư thì nhà đầu tư phải đi đến từng hộ dân để thương lượng chuyện giải tỏa, đền bù là hiểu không đúng. Trong Luật đất đai cũng như Nghị định 181 hướng dẫn việc thi hành đã nói rõ, là đất dành cho việc chỉnh trang phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn nằm trong diện nhà nước phải thu hồi đất chứ đó không phải việc của nhà đầu tư. Có thể do hiểu sai, hoặc do khâu tổ chức thực hiện không tốt.
Luật đất đai thì không có vấn đề, nhưng các nghị định thi hành - kể cả Nghị định 181 do Bộ TNMT đề xuất, hay 3 nghị định của Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành - có những điểm phải sửa. Có điểm do nghiên cứu chưa kỹ, có điểm do hướng dẫn chưa rõ ràng. Và chúng tôi sẽ sửa. Cũng phải tiếp tục tuyên truyền để có nhận thức tốt hơn.
Còn nguyên nhân thứ 3 nằm ở việc tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý đất đai. Đất đai rất màu mỡ, là miếng mồi ngon nên nhiều người dòm ngó, canh giữ là việc rất mệt. Nếu người canh giữ lại xâm phạm vào miếng mồi đó thì không còn quản lý ai được nữa. Vì thế, xây dựng tổ chức bộ máy thật mạnh với những người công tâm, trong sáng thì mới làm được tốt. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là việc quá đơn giản, nhưng vẽ ra nhiều thứ, hẹn đi hẹn lại là do con người. Chúng ta đã cải cách thủ tục hành chính nhiều, nhưng nếu con người không được cải cách để toàn tâm toàn ý phục vụ dân thì vẫn còn nhiều phiền hà.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là việc quá đơn giản, nhưng vẽ ra nhiều thứ, hẹn đi hẹn lại là do con người. Chúng ta đã cải cách thủ tục hành chính nhiều, nhưng nếu con người không được cải cách để toàn tâm toàn ý phục vụ dân thì vẫn còn nhiều phiền hà. |
Tất nhiên, Chủ tịch tỉnh có quyền xử lý cán bộ cấp tỉnh, và yêu cầu chủ tịch huyện xem xét cán bộ quản lý của huyện chứ. Bộ trưởng Bộ TN -MT cũng có quyền yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh xem xét tư cách giám đốc Sở.
"Bộ chỉ có quyền đề nghị xem lại tư cách của giám đốc Sở"
BT Nguyễn Anh Tuấn: Vậy phải làm sao để có những con người toàn tâm, toàn ý phục vụ dân? Phải chăng cần chế tài kiểm soát đủ mạnh và cũng phải có chính sách phù hợp để họ không bị hoàn cảnh không đủ sống đưa đẩy?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Đúng là phải xử lý vấn đề tiền lương. Tiền lương thấp thế này không khuyến khích cán bộ công chức chuyên tâm lo lắng với công việc. Nhưng nói cán bộ tham nhũng là do tiền lương thấp thì không đúng, vì có những cán bộ thật sự chuyên lo công việc dù rất khó khăn, về hưu chẳng có gì vẫn vui lòng. Ngược lại, có những người đầy đủ vật chất vẫn tiếp tục tham nhũng.
Còn chế tài phải rõ ràng. Chính phủ đã thông qua điều 175 của nghị định 181, quy định những hành vi nào là vi phạm trong thực hiện thủ tục hành chính, và ứng với từng hành vi là hình thức xử lý. Ví dụ: Nếu người ta có đủ hồ sơ đưa lên rồi, nhưng anh không chấp nhận thì dứt khoát phải kỷ luật. Hoặc giấy tờ người ta đưa lên chưa đầy đủ thì hướng dẫn một lần, khi đầy đủ rồi phải chấp nhận, nếu vẫn làm khó dễ thì rõ ràng phải kỷ luật.
Chế tài đã quy định rõ ràng, nhưng vấn đề là ai thực hiện các chế tài đó. Đi kiểm tra đợt vừa rồi, tôi chưa nghe báo cáo vụ nào về việc cán bộ làm sai, gây phiền hà cho dân mà bị xử lý theo điều 175 của nghị định 181 cả. Là người quản lý đất đai, tôi hết sức buồn phiền vì điều này. Nếu anh em bên dưới như thế, dù mình có hò hét ở trên thì cũng khó có chuyển biến.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Vậy để giải quyết tồn đọng, có cần cơ chế nào để phối hợp giữa Bộ với địa phương không? Hiện nay, các Sở địa chính và UBND tỉnh có quyền quyết định rất lớn. Bộ quyết định về chính sách, nhưng có quyền can thiệp việc thực hiện không? Như có thể cách chức hay xử lý giám đốc Sở không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Đất đai đã được phân cấp nên mọi hoạt động thuộc phạm vi của địa phương thì đã có chính quyền nơi đó triển khai.
Có ý kiến đề nghị nên tổ chức Bộ TN -MT theo ngành dọc, Bộ trưởng có quyền cách chức, kỷ luật đối với cán bộ TNMT cấp cơ sở? Cũng không nên đặt vấn đề là phải quản lý theo ngành dọc thì mới có hiệu quả. Vấn đề là trách nhiệm quản lý ở địa phương như thế nào. Còn nếu bộ máy bên dưới không chuyển động hay có tiêu cực thì không thể thành công.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Hiện Bộ trưởng đã đặt vấn đề với chủ tịch tỉnh nào về giám đốc Sở của họ chưa?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Đợt kiểm tra vừa rồi của chúng tôi chính là để đánh giá việc này. Không chỉ với giám đốc Sở, tỉnh nào yếu kém trong công tác quản lý đất đai thì chúng tôi còn kiến nghị lên Thủ tướng để nhắc nhở các tỉnh đó nữa. Tất nhiên mình chỉ có quyền đề nghị thôi, còn giải quyết là việc của họ.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Vậy nếu đề nghị không được giải quyết thì Bộ trưởng có công khai ý kiến của mình trước công luận không? Hay vẫn chỉ gửi ý kiến xuống Ủy ban tỉnh?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Nếu cần thiết thì sẽ công khai. Nhưng nói chung các đề nghị của Bộ thì anh em ở dưới cũng xem xét đấy. Cũng phải xem Bộ có đánh giá chính xác không nữa? Đó mới là điều quan trọng.
"Quyền" và "hạn" ...?
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Thường Bộ trưởng sẽ bị chất vấn, bị chê trách, bị đánh giá thấp về năng lực nếu tình hình của ngành có vấn đề. Nhưng với cương vị Bộ trưởng, cơ chế của ta có cho ông đủ quyền hành để lãnh đạo Bộ, để thực hiện những định hướng của mình chưa?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Quyền đó phải được Nhà nước giao, chứ không phải do mình tự lập ra. Như Bộ trưởng TNMT hiện nay quản lý 6 lĩnh vực thì có những trách nhiệm quan trọng là:
- Chịu trách nhiệm về cơ chế chính sách. Dù Quốc hội (QH) ban hành đi nữa mà không phù hợp thực tế thì tôi vẫn phải chịu trách nhiệm, vì tôi đã không trình để QH quyết, hoặc chưa nói hết lẽ để QH quyết định đúng...
Nhưng cũng cần phân biệt rõ về chính sách, không phải cứ dính dáng đến đất đai là Bộ TNMT. Như thế sẽ không đúng với pháp luật. Như những vấn đề tài chính, quy định về giá đất, thu tiền sử dụng đất, thuế đất, bồi thường giải phóng mặt bằng là thuộc Bộ Tài chính, chứ không thuộc Bộ TNMT. Bộ TNMT quản lý vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi hay chuyển mục đính sử dụng đất, hay quản lý hồ sơ địa chính.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thi hành chính sách pháp luật. Thời gian qua mình làm yếu điều này. Chúng ta nghĩ rằng cứ ban hành pháp luật rồi thì... cứ thế mà làm. Nhưng điều quan trọng là họ làm như thế nào? Vấn đề kiểm tra đã được nói nhiều lần trong nhiều văn bản của Chính phủ, nhưng chưa thực hiện tốt.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Vậy Bộ trưởng còn cần quyền hạn gì khác, như quyền được tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự dưới quyền chẳng hạn. Tự Bộ trưởng đánh giá mình đã đủ quyền hạn để làm tốt công việc chưa?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Hiện nay trừ việc bổ nhiệm thứ trưởng phải theo quy trình, có sự phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và của nhà nước nên Bộ trưởng chỉ có quyền đề xuất việc bổ nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật đối với thứ trưởng, còn quyết định là của cấp trên. Theo tôi bộ trưởng cũng không nên có quyền quyết định đối với chức danh đó.
Còn lại mọi nhân sự thuộc phạm vi quản lý của Bộ (vụ trưởng, cục trưởng, giám đốc trung tâm) là do tôi toàn quyền bổ nhiệm, cách chức. Mặc dù trong quy chế có nói là ban cán sự phải họp, xem xét tập thể và Bộ trưởng quyết định, nhưng từ ngày tôi về làm Bộ trưởng thì không có gì khác giữa ban cán sự và Bộ trưởng cả, luôn có sự thống nhất, dù số lượng cán bộ phải đề bạt cất nhắc cũng rất nhiều.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Có một bạn đọc vừa gửi câu hỏi đến như thế này: Bộ phải đối mặt với việc hoạch định chính sách liên quan đến chuyên ngành cũng như toàn bộ những vấn đề phát sinh từ thực tiễn hàng ngày: Liệu Bộ trưởng có được toàn quyền quyết định mọi việc không? Hay phải qua cấp nào khác?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Chính sách pháp luật đã có quy định rồi. Luật thì do QH ban hành, pháp lệnh thì do ủy ban thường vụ QH ban hành, Nghị định thì của Chính phủ. Còn Bộ trưởng bộ TN-MT cũng như các Bộ khác thì có quyền ban hành thông tư, quyết định và chỉ thị.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng chúng ta cần phải phản ứng nhanh, thích hợp với các diễn biến của thị trường bằng những chính sách, chỉ thị, quyết sách nhanh. Tôi xin đọc nguyên văn vế sau của câu hỏi đó của bạn đọc là: "Liệu Chính phủ có nên giao cho các Bộ trưởng trực tiếp, thay mặt Thủ tướng quyết định thẳng những chính sách thuộc chuyên ngành của mình không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Tôi cho là không nên. Vấn đề chính sách, pháp luật động đến toàn xã hội. Bộ là cơ quản của chính phủ quản lý ngành - lĩnh vực ấy, nên có quyền "tư lệnh" - như cách nói của các đại biểu QH - nhưng không nên giao toàn quyền. Bộ chỉ nên làm những việc mà QH hay Chính phủ đã giao. Bộ trưởng luôn có quyền đề xuất với Chính phủ và QH, đó là quyền rất rộng đấy, vì phần lớn đề nghị được chấp nhận.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng giả sử được quyền quyết định ngay thì có nhanh hơn không? Muốn lên đến cấp Thủ tướng thì còn nhiều cơ quan tham mưu cho ý kiến. Như thế, liệu hành chính của chúng ta có bị chồng chéo, cồng kềnh không? Nhiều thư của bạn đọc gửi về toà soạn đã đề cập thẳng như thế. Bộ trưởng thấy thế nào?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Cái gì cũng có mặt thuận và mặt nghịch. Làm như anh nói thì nhanh nên thuận lợi cho công tác quản lý, nhưng nếu quyết định đề ra không chính xác thì sẽ ảnh hưởng toàn xã hội, sẽ rất gay go.
Pháp luật như hiện nay là được rồi. Theo tôi, QH nên dần dần bỏ luật khung mà phải quy định chi tiết để luật ban hành là có hiệu lực thi hành ngay, không phải chờ hướng dẫn hay quy định của Chính phủ nữa. Như thế mới là Nhà nước pháp quyền, mới thể hiện được ý chí của dân trong hoạt động chính của QH là ban hành luật.
"Con nước" chia ba... Bộ?
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Ngoài chính sách ra, Bộ TNMT có chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược sử dụng các nguồn tài nguyên của quốc gia không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Có. Như quy hoạch sử dụng đất thì do QH thông qua, nhưng bộ TNMT phải lập quy hoạch sử dụng đất để trình Chính phủ, rồi Chính phủ sẽ trình QH. Hay chúng tôi đang xây dựng chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, rồi chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020. Vấn đề xây dựng chiến lược là trách nhiệm của Bộ.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng từ chiến lược đó, khi đi vào thực tiễn thì với cơ chế của chúng ta có phù hợp không? Chẳng hạn, Bộ đưa ra định hướng là nguồn tài nguyên này cần sử dụng cho mục đích này, hoặc không được làm ảnh hưởng đến môi trường nơi kia. Nhưng xuống địa phương thì họ vẫn làm, vì họ không thuộc quyền quản lý của Bộ mà thuộc Chính phủ? Vậy Bộ có cách nào để đảm bảo những định hướng của mình sẽ được các địa phương tuân theo, hay để ngăn chặn những dự án sai không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Làm không đúng chiến lược thì Bộ có quyền ngăn chặn. Các dự án phát triển của các địa phương có quy mô lớn, như các dự án đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế... đều phải hỏi ý kiến Bộ TN -MT.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Như vậy, 3 vai trò lớn của bộ là hoạch định cơ chế chính sách, kiểm tra thực hiện, và xây dựng chiến lược trong ngành của mình?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Đúng vậy, ngoài ra tùy theo từng bộ, từng lĩnh vực thì còn giao việc tổ chức thực hiện. Như trong quản lý tài nguyên nước, Bộ TNMT thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước còn ngành nông nghiệp quản lý việc sử dụng nước cho cây trồng, cho vật nuôi, cho thủy sản. Còn ngành điện thì có sử dụng nước cho thủy điện. Ngành xây dựng quản lý việc sử dụng nước cho cấp nước đô thị...
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng như bạn đọc và người dân đánh giá, cơ chế của chúng ta như thế là còn chồng chéo, cùng một nguồn tài nguyên mà quá nhiều đơn vị quản lý sẽ dẫn đến luộm thuộm hay không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Có lẽ không riêng gì ta mà các nước đều không thể nào có sự phân chia rạch ròi, mà vẫn phải có những sự đan chéo với những nguồn tài nguyên. Bộ tôi chỉ có toàn quyền về khí tượng thủy văn thôi. Nếu anh em dự báo thời tiết sai thì tôi phải chịu trách nhiệm, không thể đổ lỗi cho ai.
Các bộ khác cũng thế, khó có sự toàn quyền lắm. Vấn đề là trong bộ máy Nhà nước phải có sự phân công rõ theo nguyên tắc là một việc thì chỉ giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm chính, những cơ quan khác sẽ phải phối hợp. Phải phân rõ trách nhiệm của các bộ trong phối hợp như thế nào? Hiện nay đang có tình hình là mỗi bộ đều phải tập trung nhiều quá vào những việc thuộc ngành chính của mình quản lý chính nên việc phối hợp còn lơ là.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Đúng là hiện nay giữa các bộ ngành thì sự phân chia, phối hợp không rõ ràng, không nghiêm. Luôn cần có người chịu trách nhiệm chính, người để "gõ đầu"?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Đó là mục tiêu chúng ta phải đạt đến, còn trong những vấn đề cụ thể thì vẫn còn nhiều điều bất cập.
Bộ trưởng và người đứng đầu địa phương - "ai" mất ngủ nhiều hơn?
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Đến nay, ông ở cương vị Bộ trưởng Bộ TNMT - là người đứng đầu với chuyên ngành hẹp của một bộ - đã ba năm. Trước đó, đã từng là cán bộ lãnh đạo đầu tỉnh - cũng liên quan đến đất đai và tất cả các lĩnh vực của địa phương. Ông có cảm nhận gì, có so sánh gì, có tâm sự gì về chuyện vui buồn, thuận lợi và khó khăn của hai môi trường khác nhau?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Mỗi vị trí, mỗi môi trường có thuận lợi và khó khăn riêng. Ở địa phương, tôi là Chủ tịch (chịu trách nhiệm chính quyền) hay Bí thư (chịu trách nhiệm bên Đảng) nên phải lo mọi việc một cách toàn diện, từ tai nạn giao thông nghiêm trọng đến cháy nổ, bão lụt, hạn hán. Gia đình người dân không yên ấm thì mình cũng phải có trách nhiệm. Làm người đứng đầu địa phương thì phải lo tất cả những gì trên địa bàn mình, từ an ninh, trật tự đến sản xuất đời sống, lo cả chuyện tăng trưởng. Công việc vì thế mà rất nhiều.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng người ta hay bảo, lãnh đạo địa phương giống như làm... "Vua một cõi". Ông có thấy thế không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Tôi chưa bao giờ thấy mình là vua, chỉ thấy cực quá vì nhiều việc. Với cơ chế hiện nay không ai có thể là vua. Có những cán bộ ở địa phương không rèn luyện, cấp ủy Đảng ở đó không mạnh, Hội đồng nhân dân không mạnh để xảy ra những trường hợp, những việc làm cụ thể khiến người ta nghĩ thế. Chứ thật ra chẳng ai làm vua được.
Lên Bộ thì khác, tôi chỉ chịu trách nhiệm cụ thể trong các lĩnh vực của Bộ mình, không phải lo về tai nạn hay về an ninh trật tự. Nhưng với công việc thuộc phạm vi của mình thì trách nhiệm rất nặng nề, phải lo cả về chính sách lẫn chiến lược, phải chịu trách nhiệm quốc gia. Thậm chí là trách nhiệm trước quốc tế, mình làm không phù hợp với hội nhập thì người ta cũng kêu.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Vậy công việc nào khiến ông "mất ngủ" nhiều hơn?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Tùy thời gian, nhưng dù ở địa phương hay trên này thì một đêm tôi cũng chỉ ngủ từ 12h đêm đến 5h sáng, từ thời thanh niên đã thế rồi.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Người ta vẫn nghĩ, quản lý Nhà nước dù sao vẫn sướng hơn làm DN, bởi quản lý nhà nước trách nhiệm không nhiều, có thể kêu chung chung còn doanh nghiệp vất vả với đồng tiền bát gạo nhiều hơn. Ông cảm thấy luận điểm này như thế nào?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Tôi chưa làm DN bao giờ nên không biết làm DN thì thế nào? Nhưng tôi nghĩ làm giám đốc DN sẽ có những nỗi khổ khác, ví dụ làm thế nào để đảm bảo việc làm cho công nhân, rồi nộp thuế nhà nước đầy đủ, trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt như thế này lại phải làm thế nào để tồn tại và phát triển?
Nhưng làm quản lý nhà nước cũng cực lắm chứ, ra QH họp người ta chất vấn cho mấy "trận" thì biết thế nào rồi? Lại còn dân kêu quản lý đất đai thế nào mà lại để đất đai ra như thế? Quản lý môi trường thế nào mà lại ô nhiễm như thế? Mỗi ngày tôi nhận hàng chục cú điện thoại, gọi đến cơ quan, đến nhà riêng, gọi vào di động, đủ hết. Thậm chí, có một phụ nữ đúng 12h đêm, khi tôi đi ngủ, thì gọi điện đến. Tôi hỏi có việc gì gấp sao gọi giờ này? Chị ấy bảo có việc khiếu nại mãi chưa ai giải quyết, sợ buổi sáng tôi đi làm sớm nên đành phải gọi giờ này. Tôi đành chỉ biết cười trừ chứ còn nói sao nữa.
"Ở Bộ này không có mua bán chức, mua bán quyền lực"
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Người ta vẫn nói, cơ chế sử dụng người phụ thuộc vào nhà lãnh đạo. Người dân đánh giá Bộ TN - MT được tín nhiệm, có cảm tình. Vậy ở Bộ mình, ông có chính sách tuyển lựa và sử dụng, đánh giá cán bộ như thế nào?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Bộ chúng tôi hợp nhất từ nhiều đơn vị thuộc các bộ khác nhau: Tổng cục địa chính và Tổng cục khí tượng thủy văn, Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp, bộ phận quản lý tài nguyên nước của Bộ Nông nghiệp, Cục Bảo vệ môi trường từ Bộ Khoa học và công nghệ môi trường trước đây... Anh em từ các nơi tập trung về. Bản thân tôi chưa tuyển dụng nhiều mấy, thi tuyển hàng năm thì là anh em mới.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nghĩa là Bộ trưởng phải sử dụng bộ máy đã có sẵn?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Đúng thế. Tôi đã sử dụng bộ máy có sẵn, nên vấn đề là làm thế nào để đánh giá và sử dụng đúng năng lực của từng cán bộ. Công việc đầu tiên khi về Bộ là tôi làm việc với các đơn vị.
Ngày 5/8/2002, QH thông qua danh sách Bộ và cơ quan ngang Bộ, ngày 8/8 thông qua danh sách thành viên Chính phủ, thì gần cuối tháng 8 tôi ra Hà Nội sau khi làm công tác bàn giao tại địa phương - bầu Bí thư xong. Từ đó đến khi có Nghị định 91 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của Bộ TNMT, tôi dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu về cán bộ trong công việc.
Tôi đi làm việc với từng đơn vị sẽ hợp nhất về Bộ, qua đó hiểu được tình hình, vì làm ở địa phương thì cái gì cũng biết nhưng không sâu. Đồng thời đánh giá được cán bộ sẽ về dưới quyền mình, chỉ cần nghe họ trình bày, báo cáo công việc, trả lời những câu hỏi mình đặt ra, là có thể đo lường được năng lực và khả năng xử lý tình huống của họ.
Tất nhiên đó không phải là nguồn duy nhất, nhưng tính tôi hỏi rất kỹ, do thói quen nghề nghiệp của một nhà báo chăng? Để có thể sử dụng cán bộ cho đúng, phải hiểu cán bộ. Tất nhiên không phải hiểu khi họ đến to nhỏ, tôi không bao giờ làm việc đó. Khi tôi về Bộ, tôi nói thẳng: "Ở Bộ này không có mua bán chức, mua bán quyền lực", không ai có thể làm lay chuyển suy nghĩ đó của tôi. Hãy đi lên bằng năng lực.
Cũng phải có nhận xét từ bên dưới, từ những người trước đây cộng tác và lãnh đạo họ. Phải bằng nhiều nguồn thông tin, nghe nhiều tai, làm lãnh đạo mà nghe một phía thì hoặc oan - hoặc hời - cho anh em. Bởi mỗi lần đưa ra nhận xét, có thể do trình độ nhận xét chưa chính xác, hoặc do ý thức chủ quan. Nên cần nghe nhiều tai nhiều phía, hỏi anh em bên dưới một cách khéo léo để biết sự thật.
Về việc bổ nhiệm cán bộ, bao giờ cũng có bàn bạc tập thể. Khi bổ nhiệm cán bộ trong quyền hạn của Bộ thì có đưa ra ban cán sự bỏ phiếu kín, nếu đạt sự nhất trí cao thì mới bổ nhiệm. Có thể nói, từ ngày có việc bỏ phiếu bổ nhiệm thì ban cán sự chưa bao giờ mất một phiếu nào, khi đưa ra thì luôn có sự đồng thuận.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Sẽ có những người năng lực tốt nhưng lại quá cá tính, như người có tài thường có tật, làm sao để cả tập thể ban cán sự chấp nhận một người như thế? Bộ trưởng có cách nào để cả tập thể cùng suy nghĩ như Bộ trưởng không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Từ ở địa phương cũng như bây giờ trên này, tôi đã có những anh em cá tính rất mạnh. Ngoài những người có tài có tật, có cả nhiều trường hợp không có tài mà có tật. Quan trọng là sử dụng tài của anh em. Bộ trưởng là chính khách, giải quyết những vấn đề thuộc tầm vĩ mô mang tính định hướng. Còn giải quyết các vấn đề cụ thể thì các Thứ trưởng làm, đi sâu nữa thì anh em họ làm. Tôi làm sao có thể hiểu được chi tiết việc đo đạc bản đồ, về địa chất khoáng sản... Việc đó để anh em, chứ mình sao đủ tài mà ôm đồm làm hết?
Tôi có quan niệm: Phải làm sao để anh em đồng lòng trong công việc. Trong chỉ đạo công việc tôi luôn làm để anh em tự nguyện làm việc chứ không để anh em bị ức chế. Tôi rất nghiêm khắc, làm không tốt sẽ bị phê bình, nhưng không phê bình theo kiểu vỗ mặt.
Cũng phải nói thật là tôi chưa thành kiến ai cả. Tôi không để một người nào thân đến mức nhập làm một với mình, không có đệ tử ruột, không người nào quen đến mức "dựa" vào tôi cả. Nhưng tôi cũng không để người nào xa lánh tôi. Nếu anh em trong Bộ xa quá thì tôi kéo họ về gần mình để đồng lòng làm việc. Nhưng nếu họ gần quá, tìm cách nhập vào tôi thì tôi lại lách ra để có khoảng cách.
Làm lãnh đạo mà thương người này, ghét người kia thì gay go lắm, nội bộ mất đoàn kết ngay.
Những gì Bộ TNMT làm được đến nay là nhờ anh em, tôi luôn nói với anh em như thế.
"Tôi luôn có thái độ rõ ràng, còn cấp trên quyết định thì tôi chấp hành"
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Bộ trưởng phân cấp, phân quyền cho các thứ trưởng như thế nào? xem xét, kiểm soát, đánh giá công việc của họ ra sao? Vì không do chính ông chọn lựa, nên các thứ trưởng sẽ dễ... lạm quyền.
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Từ thời ở địa phương cũng thế, làm chủ tịch tỉnh là tôi phân công công việc cho các phó chủ tịch rất rõ ràng, và tin tưởng hoàn toàn vào họ chứ không xông vào làm thay công việc của anh em. Về đây làm Bộ trưởng cũng thế, tôi phân công cho các thứ trưởng quyền rất rộng rãi, tất nhiên phải chung quanh phạm vi quyền mà thứ trưởng đó phụ trách, và họ chịu trách nhiệm trước tôi. Như phê duyệt dự án là việc của các thứ trưởng, nhưng tôi kiểm tra xem họ làm thế nào, vì cuối cùng Bộ trưởng vẫn là người chịu trách nhiệm trước QH, trước dân.
Khi phân công việc cho các thứ trưởng rồi thì trong từng thời gian cụ thể, tôi tập trung vào cùng em em giải quyết những vấn đề cụ thể quan trọng hoặc đang nóng bỏng. Nếu cái gì mình cũng ôm đồm làm hết thì không thể có thời gian, và nếu mình làm thì ai kiểm tra được mình?
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Về việc giám sát cán bộ ở dưới, Bộ trưởng đã làm cho anh em đồng lòng chung sức, đạt được kết quả ban đầu như vậy. Có cơ chế nào, giải pháp nào để kiểm soát để các công chức cấp dưới không gây nhũng nhiễu, không hành DN và hành dân không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Chung quanh các văn bản và thủ tục hành chính mà anh em ở dưới đề nghị lên thì có cơ chế kiểm tra xem anh em thực hiện thế nào? Hàng tuần anh em phải báo cáo lên về những việc anh làm được cũng như những vướng mắc.
Tôi cũng nghe ngóng DN và người dân qua email, điện thoại. Người ta phản ánh điều gì đến chúng tôi thì chúng tôi có điều chỉnh cho phù hợp. Rồi nghe anh em bên dưới phản ánh.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Trong Bộ TNMT có ai giỏi nhưng kiêu, nói hơi trái tai, hơi khó nghe không? Với những người như thế, Bộ trưởng sử dụng họ thế nào?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Anh em với tôi thường nhã nhặn khiêm tốn, chưa bao giờ có gì nói "dội" ra với tôi. Chắc anh em cũng thương tôi. Hơn nữa tôi cũng không làm gì khiến anh em bức xúc đến thế cả. Tôi chưa bị gặp chuyện đó, nhưng nếu có cũng là bình thường. Như tôi nói cấp trên cũng đôi lúc "căng" 1 chút đó thôi.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Có bao giờ bộ trưởng "căng" với cấp trên chưa? Bộ trưởng có thể kể cụ thể một trường hợp không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Tôi luôn nói với thái độ rõ ràng, nhưng nói rồi thì thôi. Còn trên quyết định thì tôi chấp hành.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng từ hồi làm Bộ trưởng đến giờ, ông từng nói không hề ngại va vấp với cấp trên và cương quyết giữ chính kiến của mình, ông có ngại mất lòng không? Rất nhiều bạn đọc đã hỏi rằng, đa phần các cán bộ khéo léo, có thể không có cá tính nhưng dễ thăng tiến vì dễ được lòng cấp trên. Ông có thấy lo lắng không, khi mình có cá tính và cách sống như vậy?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Tôi không có gì phải lo lắng, bởi tôi là tôi và tôi không hề muốn mình trở thành một người khác. Tôi rất thẳng thắn và rõ ràng, không ngại va chạm với cấp trên mà cũng không gay gắt với anh em bên dưới. Ra trước QH cũng thế, đại biểu nào hỏi không đúng tôi cũng nói lại.
Còn anh nói cán bộ dễ bảo thì dễ thăng tiến hơn, theo tôi không hoàn toàn như thế. Nhưng đúng là có không ít anh thích những cán bộ bên dưới gọi dạ bảo vâng, chiều ý mình. Có những trường hợp như thế thì bạn đọc mới phản ánh chứ.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Thậm chí nhiều bạn đọc còn cho rằng tình trạng này là phổ biến? Ông đánh giá thế nào?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Phải có căn cứ thì tôi mới nói chứ không bao giờ tôi nói theo cảm tính. Đúng là số thích anh em bên dưới vâng lời cũng không phải chỉ một hai người.
"...Mà vừa làm vừa sợ trách nhiệm tôi cũng không làm".
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Lại cũng có ý kiến bạn đọc cho rằng, trong thời gian chuẩn bị ĐH Đảng thì phải làm cẩn thận để không xảy ra sai sót ảnh hưởng đến phiếu bầu trong ĐH. Với tư cách là Bộ trưởng, ông đã đi xuống các địa phương làm khuấy động tình hình, ảnh hưởng đến uy tín nhiều vị lãnh đạo ở dưới. Ông có lo ngại đến chuyện phiếu bầu trong kỳ ĐH Đảng không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Nếu tôi nghĩ như thế thì tôi đã không làm. Nếu tôi tính toán rằng mình phải im lặng, phải làm sao để cấp dưới người ta bầu mình thì tôi đã không làm như thế. Tôi chỉ làm hết trách nhiệm của mình, làm Bộ trưởng là phải lo cơ chế, chính sách, có đi như thế mới biết còn chỗ hổng nào để về còn đề xuất thêm nữa chứ. Làm Bộ trưởng mà để cho việc thi hành Luật đất đai không xong thì còn làm gì được nữa.
Tôi kiểm tra đôn đốc anh em các tỉnh như thế, tất cả ngang bằng, rõ ràng chứ không phải mục đích nhằm vào một chỗ nào để kiểm tra, hoặc đi khuấy động để làm rối. Tôi cũng không thấy ai kêu ca gì, nhiều đồng chí còn nói, anh về làm việc với địa phương là để giúp địa phương. Nhiều nơi sau khi được kiểm tra xong cũng đã chấn chỉnh ngay, họ có văn bản báo cáo lên Bộ là đã giải quyết xong thứ này thứ kia.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Ông có làm mất lòng địa phương nào không? Họ có phản ánh gì không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Nhân đây tôi cũng nói luôn thế này. Cách đây mấy hôm, Bộ chính trị có tổ chức bàn về vấn đề tổ chức lấy ý kiến nhân sự TW. Trong văn bản cũng như ngay tại hội nghị, đồng chí Tổng bí thư cũng nói rất rõ, phải đưa vào bộ máy những cán bộ có tư duy, tâm huyết với công việc, làm việc không ngại va chạm. Tôi nghĩ ý kiến của Đảng như thế là tích cực. Dĩ nhiên, việc tôi không ngại va chạm không phải là để tôi được vào TW. Tôi có vào hay không lại là vấn đề khác.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Bộ trưởng có còn đủ tuổi để tham gia nhiệm kỳ tới chứ ạ?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Bây giờ làm cũng được mà nghỉ cũng được. Nhưng tính tôi là làm phải cho ra làm, để nghỉ là nghỉ hẳn. Vừa làm vừa chơi, tôi không làm. Mà vừa làm vừa sợ trách nhiệm tôi cũng không làm.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Có bạn đọc cho rằng khi bổ nhiệm Bộ trưởng hoặc người đứng đầu địa phương thì nên yêu cầu người đó khi ứng cử phải có cương lĩnh và chương trình hành động cụ thể, để từ đó có thể đánh giá hiệu quả công việc dựa trên cương lĩnh, xét năng lực chứ không phải như hiện nay những tiêu chí hiện nay khá chung chung, không cụ thể, khó định lượng như " trung thành với Đảng, với đất nước là được..." (nguyên văn lời của bạn đọc).
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Nói chung chung thì cũng không phải, bây giờ đã có chi tiết hơn, như tiêu chuẩn chức danh cũng đòi hỏi cán bộ ở trình độ tương ứng. Nếu đòi hỏi ông là Bộ trưởng Bộ nào thì phải làm được đề án thì quá tốt. Tôi chỉ nghĩ, cũng không có mấy anh làm đề án để ra ứng cử chức Bộ trưởng đâu.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhiều bạn đọc thắc mắc, Bộ trưởng bận nhiều như thế, thành công trong việc quản lý đã là hạnh phúc lắm rồi, nhưng có nhiều vị quản lý trong suốt thời gian đó vẫn đi làm được học vị này nọ. Bộ trưởng đánh giá thế nào, liệu họ có đủ năng lực thật sự để vừa làm quản lý vừa tranh thủ đi học hay không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Được như thế thì rất đáng khuyến khích, nhưng cũng tùy năng lực cụ thể, không thể trả lời chung chung được.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Một bạn đọc có hỏi, Bộ trưởng có nhận xét đánh giá thế nào về ý kiến: Hình ảnh một số lãnh đạo các ngành, địa phương hiện nay là đi thì phát biểu chung chung, trả lời phỏng vấn chung chung, né tránh, thiếu bản lĩnh và hay đùn đẩy trách nhiệm?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Có hiện tượng đó nhưng đa phần hay không thì phải điều tra đánh giá. Nhưng nếu so với trước thì bây giờ đã đỡ hơn nhiều, cụ thể hơn, sâu sát hơn và có trách nhiệm hơn trước.
"Nếu thấy anh nào nhanh miệng hơn mà chọn thì cũng không chính xác"
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Theo đánh giá của Bộ trưởng thì nguồn lực cán bộ của Bộ TN - MT bây giờ đã đủ đáp ứng yêu cầu của công việc chưa?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Chắc không Bộ nào dám nhận bộ mình đã đủ nhân lực đâu. Bộ TNMT càng không thể, vì bộ chúng tôi đảm nhiệm nhiều lĩnh vực khác nhau, trước đây thuộc nhiều bộ khác nhau. Nếu bây giờ làm một con số cộng các anh ấy lại với nhau thì không ra Bộ TNMT, mà phải có những sự liên kết. Riêng điều này đã khó khăn và đòi hỏi cán bộ phải có tầm rồi.
Lĩnh vực tôi quản lý cũng rất phức tạp. Chúng tôi đã rất cố gắng trong việc làm chính sách, nhưng đâu đã phải làm tốt hết được, còn nhiều điểm chưa hoàn chỉnh cần sửa đổi bổ sung. Tôi nghĩ chuyện này cũng bình thường, kể cả ở các nước cũng không ai tài ba để làm tốt mọi thứ ngay lần đầu. Quan trọng là anh phát hiện vấn đề kịp thời để sửa đổi, bổ sung.
Làm thì cố gắng như thế, nhưng Bộ chúng tôi cũng không lắm chuyên gia giỏi về chính sách pháp luật đất đai đâu, phải đào tạo anh em. Trong mỗi lĩnh vực cụ thể cần rất nhiều chuyên gia thật sự.
Về nhân lực quản lý, từ lãnh đạo bộ đến các vụ cục nói chung tuổi đã cao. Vì thế phải làm công tác quy hoạch cán bộ để có sự kế thừa và đáp ứng nhu cầu. Có 3 loại cán bộ: cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ khoa học công nghệ và 1 số anh em tác nghiệp nghiệp vụ đều cần phải có sự đào tạo, không thể yên tâm với đội ngũ hiện nay.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay các DN khi tuyển lựa nhân sự thì ít chú trọng bằng cấp mà chủ yếu căn cứ vào thực lực. Trong khi đó, các cơ quan nhà nước vẫn trọng bằng cấp và xem đó là tiêu chuẩn, vậy nên nhiều tệ hại đã nảy sinh từ các cơ quan nhà nước. Ông nhận xét gì về ý kiến này?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Nếu để lựa chọn cán bộ, giữa một cán bộ có bằng cấp cao hơn với một cán bộ bằng cấp thấp hơn nhưng năng lực làm việc như nhau thì tôi sẽ chọn người cán bộ bằng cấp cao hơn.
Ở đây có sự phân biệt trình độ và năng lực. Đánh giá trình độ đã có bằng cấp. Nhưng năng lực lại khác, năng lực và trình độ có liên quan nhưng không phải là một. Nhiều người trình độ cao nhưng năng lực thấp. Song phải nói rằng có trình độ cao rất tốt, vì nó là điều kiện để làm việc tốt hơn.
Sáng nay, trên Tivi có nói một anh nông dân mới học đến lớp 8 đã chọn được giống tốt. Nhưng sau khi học xong một lớp nói về phục tráng giống, anh ấy về làm tốt hơn, như vậy có học cũng tốt chứ.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Vậy theo ông năng lực nên được đánh giá qua tiêu chí gì? Bằng thi tuyển, bằng phỏng vấn hay bằng làm việc thực tế?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Các DN có đầu óc thực tế hơn nên cứ anh nào làm được việc thì họ tuyển vào. Họ có xem bằng cấp nhưng quan trọng là xem anh xử lý công việc. Năng lực sẽ đóng góp vào việc nâng cao năng suất cho DN, còn trình độ là điều kiện. Còn trong nhà nước, chúng ta lượng hoá chưa thật rõ. Chúng ta cần có tiêu chuẩn hoá và quy trình đánh giá cán bộ cụ thể hơn
Khoảng 12 năm trước, tôi có điều kiện sang Hàn Quốc nghiên cứu về đánh giá nguồn nhân lực, họ làm rất hay. Hồi đó, 1 kỹ sư ra trường họ trả 500 đô nhưng nếu qua được sát hạch năng lực sẽ trả 700 đôla. Họ coi anh tốt nghiệp kỹ sư là anh có trình độ. Nhưng Cục phát triển nguồn nhân lực lại có barem chấm điểm để biết rõ năng lực. Cùng tốt nghịêp ĐH như nhau nhưng nếu anh cầm đựoc chứng chỉ năng lực thì rõ ràng anh có lương cao hơn.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nếu một anh có bằng Tiến sĩ và một anh có bằng kỹ sư cùng đến nộp hồ sơ ở Bộ TN - MT, anh kỹ sư tỏ ra sắc sảo và thạo việc hơn thì ông có dám từ chối anh TS để nhận anh kỹ sư kia hay không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Chưa có trường hợp đó xảy ra. Giả định nếu ông kỹ sư xử lý vấn đề tốt thì tôi sẽ chọn anh kỹ sư. Nhưng không thể dùng bài đó được đâu. Bởi giữa việc chọn anh TS với anh kỹ sư cũng phải thận trọng và có quy trình, không phải thấy anh nào nhanh miệng hơn là chọn ngay thì không chính xác.
"Thì vẫn chỉ là lương theo chế độ Nhà nước thôi..."
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Bộ trưởng có chính sách gì trong cơ chế đãi ngộ để thu hút được các chuyên gia đóng góp chất xám trong các quyết sách của Bộ?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Với những chính sách và chiến lược quan trọng, chúng tôi có mời chuyên gia, cả trong nước và nước ngoài, bên cạnh việc nghe góp ý của DN va người dân. Còn về chính sách chế độ thì theo chính sách chế độ chung. Bộ là đơn vị dự toán cấp 1, đâu có quyền ban hành những chính sách tài chính.
Tôi phải nói thật thế này: Chính sách cho các chuyên gia, cán bộ khoa học kỹ thuật cao cấp của ta hiện nay phần lớn còn thấp.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Thu nhập của cán bộ dưới địa phương trước kia, cũng như bây giờ trên Bộ, có đủ sống không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Ở Bộ chúng tôi, anh em làm quản lý nhà nước nên lương nhà nước cho bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Có một số anh em tham gia đề tài nghiên cứu hoặc dự án bên ngoài thì có thu nhập thêm. Chứ Bộ cũng không có gì để cấp cho anh em. Lương là của nhà nước.
Với các đơn vị sự nghiệp thì cũng tùy. Với những đơn vị có thu khá thì lương anh em khá, còn đơn vị không có thu gì cả, như anh em làm khí tượng thủy văn cả trên núi cao, cả ngoài đảo Trường Sa, rồi Song Tử Tây (để biết bão vào thế nào mới báo về dưới này được) thì đời sống khó khăn lắm. Kiểm toán nhà nước về kiểm tra họ nói anh em thu nhập kém quá. Ngoại trừ một số đơn vị sự nghiệp tham gia dịch vụ, tham gia tổ chức của các doanh nghiệp thì mức sống khá hơn, còn nói chung...
"Nếu cứ ngần ngại rồi "nghe nói" thì ắt công việc sẽ bất thành"
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Bộ trưởng có kiến nghị gì để anh em có thể sống bằng đồng lương của mình hay không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Chính phủ cũng giao cho Bộ làm phụ cấp đặc thù của ngành. Chúng tôi đang hoàn chỉnh văn bản để trình nhưng có lẽ mức phụ cấp cũng không nhiều.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng anh em làm tốt, đóng góp nhiều, ra sản phẩm mà đời sống tối thiểu không được đảm bảo trong đòi hỏi hiện nay. Thu nhập không tương xứng với những giá trị họ mang lại thì hoặc là bị thất thoát, họ sẽ đi nơi khác để làm, hoặc họ sẽ không toàn tâm toàn ý, thậm chí có khi quay sang nhũng nhiễu để kiếm thêm thu nhập. Đây cũng là tình trạng chung của các cơ quan nhà nước khi lương công chức không đủ sống. Vậy theo ông, liệu có giải pháp nào để giải quyết tình trạng này?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Trong khu vực sự nghiệp, Bộ chúng tôi đang cố gắng thực hiện nghị định 10 để anh em có điều kiện giải quyết tốt công việc, gắn với các dịch vụ xã hội từ đó cải thiện đời sống. Nhưng nói chung vẫn còn khó, chỉ trông chờ vào sự cải cách tiền lương của nhà nước. Tôi ở trong Chính phủ nên cũng hiểu, thêm chỉ 10. 000 đ thôi lương cũng tốn bao nhiêu tỷ đồng. Trong khi đó, ngân sách nhà nước có hạn. Đó vẫn là bài toán luẩn quẩn
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Hiện nay thất thoát, tham nhũng lãng phí xảy ra trong mọi ngành nghề của xã hội chúng ta. Thất thoát đó nếu kiểm soát được thì sẽ đủ tiền trả lương một cách thỏa đáng cho công chức nhà nước. Nhiều ý kiến bạn đọc nói rằng đã đến lúc cũng phải bỏ đi tình trạng cào bằng, bình quân, nhất là trong các cơ quan Nhà nước.
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Ý kiến đó cũng có cái lý của nó. Nhưng đi vào cụ thể cũng không dễ. Ví dụ trong xây dựng cơ bản, chúng ta quy định có bao nhiêu phần trăm ngân sách là để đảm bảo cho tăng trưởng những năm sau, đảm bảo kinh tế và dân sinh. Nhưng trong bao nhiêu phần trăm đó có xảy ra tham nhũng lãng phí. Vậy nên chúng ta không thể nói là trừ đi 10-20% trong số đó và gọi là trừ tham nhũng, lãng phí để bù vào tiền lương được.
Nếu chúng ta chống được tham nhũng và lãng phí, tức là chúng ta đảm bảo được khối lượng công trình, tiến độ xây dựng như kế hoạch, đáp ứng được yêu cầu xã hội. Ví dụ, ta đầu tư vào xây dựng cơ bản 100 nghìn tỷ. Trong đó, giả định tham nhũng là 10%, tức 10 nghìn tỷ. Nghĩa là 90% còn lại đủ đảm bảo cho xây dựng cơ bản, còn 10% kia sẽ để giải quyết cho vấn đề tiền lương. Nhưng 10% sẽ giải quyết được bao nhiêu, trong khi số người hưởng lương nhà nước rất lớn.
Hiện nay, số người dân trong bộ máy hành chính so với tỷ lệ số dân là thấp chứ không phải cao. Nhưng chúng ta phải lo sự nghiệp lớn, sự nghiệp giáo dục, y tế. Vậy nên, Đảng và nhà nước hiện nay đang lo đến vấn đề xã hội hoá giáo dục, y tế để bớt chi phí của nhà nước. Chủ trương nghe dễ thông nhưng thực hiện không dễ. Ví dụ chúng ta chủ trương xã hội hoá theo nguyên tắc người nào hưởng dịch vụ là phải đóng góp. Nhưng mới tăng học phí lên là đã có ngay ý kiến.
Nhân đây, tôi xin kể lại câu chuyện ngụ ngôn: Hai bố con nhà nọ đi mua lừa dắt về. Lúc đầu bố cưỡi lừa con dắt. Mọi người nhìn thấy chế giễu hỏi vì sao lại là ông bố cưỡi lừa trong khi con nhỏ dắt bộ. Ông bố bèn xuống để con lên. Mọi người thấy thế lại nói tiếp: Tại sao có đứa con bất hiếu, ngồi lên lưng lừa trong khi bố đi bộ? Hai bố con nghe nói vậy, bèn cùng ngồi lên. Đi được một đoạn lại có người nói, con lừa nhìn như vậy mà sao 2 bố con cùng ngồi lên? Họ không biết phải làm thế nào bèn cùng nhau xuống đi bộ. Lại có người chê sao dại như vậy, có sẵn con lừa mà cả 2 không ai ngồi là sao? Cả bốn khả năng đều không ổn.
Vậy, phải tuỳ hoàn cảnh mà xử lý, mà quyết định. Nếu cứ ngần ngại rồi nghe người ngoài nói, người trong nói thì ắt công việc sẽ bất thành.
... Và báo chí, cùng câu chuyện về tủ sách
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Lúc nào đó thấy mệt mỏi, bế tắc, Bộ trưởng có qua nhờ công luận giúp sức cho mình không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Có những vấn đề bức xúc về đất đai, thấy anh em phóng viên lại hỏi là tôi trả lời ngay. Báo chí phát hành rộng rãi, qua báo chí tôi càng được nói với nhiều người.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Dù sao bộ trưởng cũng là người đã từng kinh qua nghề làm báo, hiện tại cũng có quan hệ tốt với báo chí. Vậy Bộ trưởng đánh giá báo chí hiện nay thế nào?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Tôi may mắn là đã kinh qua 16 năm làm báo, nhưng thời tôi làm báo là thời cũ rồi, quan niệm và cách thể hiện cũng cũ. Bây giờ quan niệm về thông tin đã khác. Hôm ĐH Hội nhà báo, tôi ngồi gần anh Hồng Hà, tôi có nói anh là có lẽ trong 5 năm qua, tiến bộ lớn nhất là bảo đảm quyền thông tin cho người dân. Ngày xưa, có khi 1 vụ tai nạn lớn cũng không dám đưa, sợ gây xúc động. Những vụ án lớn cũng không đưa, sợ người ta đánh giá chế độ này khác. Thời của tôi cũng có một anh nhà báo đạt giải thưởng vì bài báo tuyên truyền chống tiêu cực, nhưng tôi cũng khổ sở vì bài báo đó mà anh em cũng cực khổ. Thỉnh thoảng cũng có 1 bài nhưng mà căng thẳng lắm.
Thời bây giờ, Đảng đã công khai chuyện chống tiêu cực, công khai thông tin để cho mọi người dân được biết. Mà quyền thông tin cho người dân là một trong những quyền cơ bản của người dân, và cũng là yêu cầu của lãnh đạo để dân được biết.
Thứ 2, báo chí bây giờ đa dạng nhiều chiều, phong phú. Trước kia, ta nói chính trị nhiều. Bây giờ vẫn nói chính trị nhưng đã phản ánh cuộc sống muôn màu, muôn vẻ.
Thứ 3, báo chí, phương tiện truyền thông phát triển, ví dụ báo mạng. Ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, chỉ cần một công cụ nối mạng là có thể biết được tin tức.
Nhưng tôi cũng có 1 phân vân là chúng ta nói tiêu cực thì đúng rồi, nhưng cũng cần phải nói nhiều mặt tốt. Xóa nghèo đã tốt rồi, HDI cũng tăng, môi trường đầu tư có cải thiện được thế giới công nhận. Cũng có người làm mới có được chuyện ấy, không phải tự nhiên mà có... Nhưng có tờ báo lại chỉ chú trọng nói tới tiêu cực.
Chẳng hạn trong đợt kiểm tra vừa rồi, có nhiều mặt tốt lắm chứ. Đến địa phương nào tôi cũng nêu mặt tốt, mặt xấu, nhưng khi đưa tin thì anh em chỉ đưa chỗ này lôi thôi, chỗ kia rắc rối... Nếu đưa tin toàn tiêu cực thì cũng không hay, phải nói cho đầy đủ. Thậm chí khi phỏng vấn, những chỗ tôi nói về cái được, anh em phóng viên nhiều người cũng cắt mất, không đăng lên. Tất nhiên những điều đó có thể điều chỉnh được. Trong buổi họp giao ban báo chí, tôi cũng nói tôi đã làm chủ tịch tỉnh rồi nên biết rất khó vì đất đai mình xáo trộn qua nhiều thời kỳ lịch sử, đấy là chưa nói đến chính sách đất đai thường thay đổi qua các thời kỳ... Cũng phải thông cảm với anh em địa phương. Nhưng không thể thông cảm với những việc cố tình làm sai.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Có phải trước kia Bộ trưởng học Văn không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Tôi học ở trong miền Nam, học ban B, trong đó là ban Toán. Nhưng trời xui đất khiến thế nào những năm 64-65, vùng giải phóng mở ra đang cần giáo viên, tôi được gọi vào ngành Sư phạm. Thấy anh em hồi đó ngại đi dạy Văn, tôi bèn dạy Văn và là giáo viên Văn.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Nay Bộ trưởng bận rộn như thế thì có thời gian đọc thêm văn chương hay không?
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Thỉnh thoảng, nhưng thú thật là ít thời gian. Nhà tôi trong Quy Nhơn dành hẳn 1 phòng để sách. Về hưu tôi sẽ đọc. Riêng đọc báo đã hết rất nhiều thời gian, có những việc khác cũng cần thiết giải quyết trong ngày.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Chúc Bộ trưởng luôn khoẻ mạnh để tiếp tục những việc làm, những nỗ lực của mình. VietNamNet sẽ là 1 diễn đàn tốt để Bộ trưởng có thể trình bày những tâm tư của mình.
Bộ trưởng Mai Ái Trực: Thời gian qua VietNamNet đã đưa tin rất tốt về đất đai, môi trường, hy vọng các bạn sẽ làm tốt hơn nữa. Thời gian tới, nếu cần gì để thông tin cho dân biết, tôi sẽ thông qua các bạn.
TBT Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn Bộ trưởng TNMT Mai Ái Trực, cảm ơn bạn đọc VietNamNet đã tham gia bàn tròn này cùng chúng tôi.
Cuộc bàn tròn diễn ra trong 2 tiếng đồng hồ, tuy nhiên còn nhiều câu hỏi Bộ trưởng Mai Ái Trực không thể trả lời ngay tại cuộc bàn tròn, ông hứa sẽ trả lời bạn đọc sau.
Mọi câu hỏi xin gửi về:
-
VietNamNet