221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1318034
Đông Nam Á lo lắng vì đảng Dân chủ Mỹ thất thế
0
Article
null
Đông Nam Á lo lắng vì đảng Dân chủ Mỹ thất thế
,

Quan ngại đang gia tăng tại Đông Nam Á về khả năng ảnh hưởng từ việc đảng Dân chủ tại Mỹ thất bại trong cuộc bầu cử giữa kỳ.

Lo lắng chính vẫn là việc “tái sắp xếp” lại quốc hội có thể dẫn tới những cuộc chiến chính trị trong nước khiến chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama xao những những nỗ lực khẳng định vị trí của Mỹ, trước ảnh hưởng Trung Quốc ngày một lan rộng ở khu vực này.

a
Nhiều nhà phân tích lo ngại những tranh cãi chính trị trong nước sẽ khiến chính quyền của ông Obama sao nhãng các nỗ lực tái xác lập vị thế của Mỹ ở Đông Nam Á. Ảnh: AP

Trong hơn một năm qua, chính quyền Obama đã thúc đẩy sự hiện diện của Mỹ ở Đông Nam Á. Ngoại trưởng Hillary Clinton gần đây đã hoàn thành một chuyến công du châu Á tới các nước Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Malaysia và Papua New Guinea.

Tại chuyến công du này, bà đã “chọc giận” Bắc Kinh bằng đề xuất thành lập diễn đàn quốc tế để giải quyết tranh chấp hàng hải với các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản.

Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama dự kiến thăm châu Á từ 5 - 14/11 gồm các nước Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc và Nhật Bản, nhưng tâm điểm chương trình nghị sự của ông là kêu gọi Trung Quốc thúc đẩy nhu cầu nội địa để ít phụ thuộc vào người tiêu dùng Mỹ trong động lực tăng trưởng kinh tế. Điểm dừng chân Hàn Quốc và Nhật Bản trong chuyến đi của ông Obama bao gồm hội nghị G20 và một hội nghị thượng đỉnh châu Á - Thái Bình Dương.

"Chính quyền Obama sẽ tiếp tục vươn tới Trung Quốc và thế giới Hồi giáo, nhưng quan hệ với Đông Nam Á có thể bị ảnh hưởng nếu có quá nhiều tranh cãi chính trị trong lòng nước Mỹ", Pavin Chachavalpongpun, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho biết.

Ông Pavin chỉ ra, trong khi gần đây, Mỹ đã được mời tham gia hội nghị thượng đỉnh Đông Á thường niên như là một thành viên đầy đủ tại Hà Nội, thì một số thành viên trong nhóm lo lắng rằng, Mỹ chưa sẵn sàng cho cam kết dành thời gian với diễn đàn này.

Cuộc bầu cử giữa kỳ với kết quả thất vọng cho ông Obama và đảng Dân chủ dường như không phá vỡ những nỗ lực của ông trong việc tiếp cận với các quốc gia Hồi giáo trong khu vực, đặc biệt là Indonesia - đất nước đang nổi lên như một phần chủ chốt trong chiến lược của Washington nhằm thúc đẩy những hình thức ôn hòa của đạo Hồi ở các nơi khác trên thế giới.

Lý do của việc này một phần là vì nhiều thành viên Cộng hòa cùng chia sẻ mối quan tâm chung trong việc giảm nhẹ sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan. Nhưng cũng còn bởi ông Obama là một nhân vật nổi tiếng ở Indonesia, vì mẹ ông đã kết hôn với một người Indonesia và ông đã dành nhiều thời gian niên thiếu ở Jakarta. Ông dự định có bài phát biểu về chính sách đối ngoại tại thành phố này trong chuyến công du tới đây.

"Ông Obama thể hiện thành tựu to lớn và đã tăng cường truyền thống dân chủ ở Mỹ bằng cách cho thấy rằng, một người Mỹ gốc Phi có thể trở thành tổng thống”, Komaruddin Hidayat, Hiệu trưởng Đại học Hồi giáo ở Jakarta nói.

Tuy nhiên, ông Hidayat, cũng như những người Indonesia khác lo lắng rằng, những tranh cãi chính trị gia tăng ở Mỹ có thể làm Obama xao nhãng trong nỗ lực “bắc cầu” với các quốc gia Hồi giáo và thế giới đang phát triển nói chung. "Sẽ là đáng xấu hổ nếu cuộc bầu cử Mỹ làm suy yếu chính quyền của Obama”, ông nói.

Trong cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra 3/11 tại Mỹ, phe Cộng hòa đã giành lại được thế đa số trong hạ viện, chấm dứt nhiệm kỳ của Nancy Pelosi - nữ Chủ tịch Hạ viện đầu tiên trong lịch sử Mỹ. Cộng hòa cũng giành thêm được 6 ghế trong thượng viện.

Chưa đầy 24h sau khi Tổng thống Barack Obama và các thành viên Dân chủ thất bại trong cuộc bầu cử này, ông chủ Nhà Trắng đã có những tín hiệu chứng tỏ sẵn sàng “nhượng bộ” với yêu cầu của phe Cộng hòa về kế hoạch cắt giảm thuế và năng lượng. Tuy nhiên, ông cũng thẳng thừng tuyên bố không có thỏa thiệp về luật chăm sóc sức khỏe sau khi Chủ tịch Hạ viện tương lai, John Boehner tuyên bố phe Cộng hòa sẽ làm mọi thứ để có thể bãi bỏ luật này.

Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ đang đối mặt với nhiều thách thức: tỉ lệ thất nghiệp cao (9,6%), thu hồi nhà đất thế nợ ở con số kỷ lục, mức tăng trưởng đáng thất vọng và người dân không còn đủ kiên nhẫn khi cho rằng kinh tế tăng trưởng quá chậm.

  • Thái An (Theo Wsj, AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,