221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1317418
Thanh tra Chính phủ: Ba lần định thanh tra toàn diện Vinashin
1
Article
null
Thanh tra Chính phủ: Ba lần định thanh tra toàn diện Vinashin
,

- Sau một buổi sáng nóng với các truy vấn trách nhiệm trong vụ Vinashin, chiều nay (1/11), giải trình trước QH trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết đã 3 lần đề nghị thanh tra toàn diện Vinashin, nhưng do nhiều lý do khác nhau mà đến nay vẫn chưa thực hiện được.

>> Quyết liệt truy trách nhiệm vụ Vinashin

Lãnh đạo Vinashin không chấp hành đúng

Ông Trần Văn Truyền, người từng khẳng định với báo chí bên hành lang Quốc hội hôm 21/10 "không có sức ép nào trong vụ Vinashin" cho hay:

Giữa năm 2008, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đề xuất kế hoạch thanh tra toàn diện Vinashin, nhưng do Bộ Tài chính đang có 2 cuộc thanh tra liên tiếp về quản lý vốn của Tập đoàn này, mà theo quy định của Chính phủ, mỗi đơn vị kinh tế mỗi năm chỉ thanh tra một lần, cơ quan này làm rồi thì cơ quan khác không làm nữa, nên TTCP phải ngừng lại để năm sau.

Năm 2009, đề xuất này lại được đưa ra, Chính phủ đã phê duyệt, song đến tháng 3/2009, Chính phủ lại ra nghị quyết giảm áp lực thanh tra các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước để các đơn vị này tập trung vào nhiệm vụ khắc phục khủng hoảng kinh tế và suy thoái.

Năm 2010, trước tình hình cấp bách, TTCP tiếp tục đề nghị thanh tra toàn diện Vinashin, và cũng đã được Chính phủ duyệt, nhưng đến tháng 1/2010, Ủy ban Kiểm tra TƯ vào kiểm tra các dấu hiệu vi phạm của tập đoàn này, TTCP lại phải tiếp tục chờ cho đến khi Ủy ban này làm xong nhiệm vụ…

Tổng Thanh tra CP Trần Văn Truyền cho biết đã 3 lần đề nghị thanh tra toàn diện Vinashin, nhưng do nhiều lý do khác nhau mà đến nay vẫn chưa thực hiện được. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ông Trần Văn Truyền: Chúng tôi không thể làm khác. Ảnh: Lê Anh Dũng

Vì chưa hề có một cuộc thanh tra toàn diện nào, nên "11 lần thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát mà không phát hiện được yếu kém, vi phạm của Vinashin”, ông Truyền “phân tích chứ không đổ lỗi”. Theo ông, 11 lần làm việc với Vinashin từ đầu năm 2006 đến đầu năm 2010 là do các cơ quan khác nhau, hoạt động theo các quy định pháp luật khác nhau, thực hiện.

“Do chưa phân định trách nhiệm rõ ràng, nên rất nhiều cơ quan vào cuộc, nhưng mỗi cơ quan chỉ làm một khía cạnh này, khía cạnh khác, khó có cơ quan nào có thể tiến hành thanh tra toàn diện ngay từ đầu”, Tổng TTCP nói.

Ông cũng cho biết qua 11 lần thanh tra, lần nào cũng phát hiện những vi phạm của Vinashin về sử dụng vốn, tổ chức các công ty con, đầu tư trang bị ngành chưa đúng quy định… Một số phát hiện đã được báo cáo lên Chính phủ, được Thủ tướng xem xét, chỉ đạo và yêu cầu Vinashin chấn chỉnh kịp thời, “nhưng đáng tiếc, lãnh đạo Vinashin đã không chấp hành đúng”, ông Truyền nhận định.

Một phần do Chính phủ, một phần do cơ chế, hệ thống

Nhà nước cũng chưa có cơ chế thanh tra, kiểm tra, chưa có chế tài xử lý việc không chấp hành chỉ đạo, nên “chúng tôi cũng không thể làm khác hơn được”, ông Truyền nói.

Ông Truyền cũng chỉ ra một điểm bất cập khiến “TTCP không thể kiểm soát hết hoạt động thanh tra” là thanh tra mỗi cấp lại do cơ quan hành chính cùng cấp lập nên, có quyền giao nhiệm vụ và kết luận việc thanh tra; thanh tra cấp trên không có quyền kiểm tra, đánh giá hoặc sửa lại các kết luận của thanh tra cấp dưới, chỉ có chỉ đạo khi cấp dưới có ý kiến khác nhau và có báo cáo lên.

“Vì vậy, TTCP khó đánh giá hoạt động của thanh tra cấp dưới nếu họ không báo cáo lên và không xin ý kiến. Đây chính là bất cập của luật mà QH đang tiến hành sửa”, ông Truyền nhận định.

Như vậy, theo TTCP, vụ việc của Vinashin có một phần lỗi thuộc về trách nhiệm của Chính phủ nhưng cũng có một phần lỗi là do cơ chế và hệ thống.

Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Hồ Nghĩa Dũng: Bộ chỉ được tham gia ý kiến, không được quyết định

Mô tả ảnh.
Ông Dũng cho biết Bộ GTVT cùng một số bộ khác, với tư cách quản lý ngành đối với Vinashin, được tham gia ý kiến khi tập đoàn trình Chính phủ về mục tiêu, quy hoạch, chiến lược phát triển của tập đoàn, điều lệ, cơ cấu tổ chức và nhân sự…

Chính phủ tập hợp các ý kiến này và Thủ tướng ra quyết định, tập đoàn thực hiện. Bộ hoàn toàn không được quyền quyết định.

Bộ GTVT cùng các bộ khác như Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính… còn có chức năng giám sát đầu tư của Vinashin. Ông Dũng cho biết bộ ông cũng có phát hiện một số vấn đề và đã báo cáo Chính phủ, tuy nhiên còn nhiều vấn đề không phát hiện được và phát hiện chậm. Ông thừa nhận “còn nhiều lúng túng trong việc thực hiện chức năng giám sát đầu tư”.

Ông cho rằng nguyên nhân là ở cơ chế, cụ thể là từ khi có Nghị quyết đổi mới doanh nghiệp, không còn chế độ bộ chủ quản, Bộ GTVT chỉ còn chức năng quản lý ngành đối với Vinashin.

Bên cạnh đó, còn có một vấn đề “căng thẳng” là yêu cầu “chấm dứt tình trạng các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp cụ thể vào hoạt động sản xuất của tập đoàn”. Đây là ranh giới đảm bảo cho sự chủ động của Tập đoàn, nhưng nó cũng khiến “chúng tôi lúng túng”, ông Dũng nói.

  • Thủy Chung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,