Chính trị sạch để kiểm soát tham nhũng

Cập nhật lúc 06:17, 16/11/2010 (GMT+7)

Nền chính trị sạch của Phần Lan là kết quả từ việc người dân hoàn toàn không khoan nhượng với tham nhũng, của những chính sách giúp cho hệ thống cởi mở và minh bạch.

>> Chiếc xe đạp không khóa và nền chính trị sạch

Không phải mọi thứ đều hoàn hảo ở Phần Lan. Tháng 10/2002, Petri Gerdt, 19 tuổi, đã làm theo hướng dẫn trên mạng, tự tao thiết bị nổ, sau đó tới khu mua sắm Myyrmanni ở ngoại ô thủ đô Helsinki, làm nổ tung thân mình và khiến 7 người khác thiệt mạng cùng hàng chục người bị thương.

Gần đây hơn, tháng 11/2007, Pekka-Erin Auvinen đi tới một trường học ở thị trấn nhỏ Tuusula và khai hỏa, làm 8 người chết và hơn chục người khác bị thương. Những sự kiện này đã gây chấn động và tranh cãi lớn về văn hóa Phần Lan, về tình trạng bất ổn khu vực ngoại ô, về tâm lý thanh thiếu niên, cũng như tiềm ẩn bạo lực đằng sau một lối sống văn hóa yên bình mà Phần Lan tạo dựng.

s

Chính khả năng của người dân trong việc làm các nhà hoạch định chính sách “tỉnh ngộ”, khiến họ chịu trách nhiệm với hành động của mình đã làm cho nền chính trị Phần Lan trở nên đặc biệt trong sạch

Sự đa dạng trong xã hội dường như làm bí ẩn thêm nền chính trị sạch của Phần Lan. Nếu văn hóa không phải là chìa khóa để hiểu rõ nền chính trị trong sạch ấy, thì chìa khóa là gì? Câu trả lời có lẽ nằm ngay ở nền chính trị, hoặc ít nhất là ở trong cấu trúc chính phủ và các thể chế của Phần Lan. Phần Lan có tạo ra hay ngẫu nhiên bắt gặp một chính phủ được thiết kế hoàn hảo, phù hợp với hoạt động chính trị sạch? Với những yếu tố văn hóa, các bằng chứng đưa ra có lẽ không thuyết phục. Hệ thống chính trị của Phần Lan dường như được thiết kế rất tốt, nhưng không phải không có ngoại lệ.

Năm 2000, Phần Lan thông qua Hiến pháp mới lần đầu tiên kể từ khi độc lập năm 1919. Những tài liệu trước đó cho biết về một chế độ tổng thống mất cân bằng và khá nặng nề, đặc biệt là nhiệm kỳ tổng thống dài khó hình dung nổi của Urho Kekkonen (1956–81). Hiến pháp cũ cũng chứa đựng một số kẽ hở và thiếu sót, tạo điều kiện cho một hệ thống chính trị dựa trên sự nhất trí, phần nào đó xa rời tiến trình bầu cử, bỏ phiếu.

Đáng nói là, trong hầu hết các hệ thống, thực trạng này sẽ tạo môi trường để tham nhũng phát triển, nhưng điều đó không xảy ra ở Phần Lan, nên ở đây chúng ta lại đặt ra câu hỏi “tại sao”?.

Trong hiến pháp mới của Phần Lan, gần như toàn bộ quyền lực của tổng thống trong hiến pháp cũ được giữ lại, nhưng quyền lực của quốc hội được mở rộng hơn và sự cân bằng giữa quốc hội và tổng thống được sửa đổi nghiêng về phía quốc hội.

Những quy định rõ ràng, ổn định và nhất quán của pháp luật Phần Lan khiến cho hầu như không cá nhân hay đảng phái nào lợi dụng “sự nhập nhằng, mơ hồ” của pháp luật để tham nhũng.

Trong tiến trình thiết kế và mở rộng chính phủ điện tử ở Phần Lan, chính phủ đã không ngừng khai khác và củng cố nguồn tài sản trí tuệ của các trường đại học như Đại học Oulu - với một câu lạc bộ công nghệ cao, Đại học Công nghệ Tampere và Đại học Công nghệ Helsinki. Điều đó dẫn đến một hệ thống trao quyền cho các công dân, tăng cường yếu tố công nghệ cao của lĩnh vực tư nhân và giáo dục, gia tăng tính minh bạch của tiến trình chính trị.

Thiết kế chính phủ của Phần Lan có thể không có gì đặc biệt, nhưng có hai lĩnh vực thành công rực rỡ. Đầu tiên, tạo điều kiện cho một xã hội dân sự phát triển sống động và đa dạng. Thứ hai, đưa ra môi trường truyền thông hiệu quả cho phép người dân tiếp cận trực tiếp với các nhà hoạch định chính sách, đồng thời thông qua đó buộc họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Những gì khiến nền chính trị Phần Lan trong sạch không phải là cách hành xử tốt và có nguyên tắc của chính các chính khách. Họ cũng bị cám dỗ bởi những lợi ích hấp dẫn mà tham nhũng có thể cung cấp, nhưng khả năng của chính những người dân thường Phần Lan trong việc giám sát những gì các chính khách của họ đang làm trở nên có hiệu quả khi điều gì đó xảy ra dường như không hợp lý.

Tham nhũng không đơn giản là không có ở Phần Lan. Tuy nhiên, khi nó xảy ra, người dân phản ứng mau lẹ, quyết đoán, không khoan nhượng. Vì thế, nền chính trị sạch của Phần Lan là kết quả của việc người dân hoàn toàn không khoan nhượng với tham nhũng, của những chính sách giúp cho hệ thống cởi mở và minh bạch. Lòng tin cao độ của người dân, đi đôi với các thể chế chính trị trách nhiệm và hiệu quả, đã tạo ra một thứ văn hóa chính trị - nơi tham nhũng đơn giản không thể bám rễ hay phát triển.

Ví dụ, chỉ sau 69 ngày đảm nhận cương vị Thủ tướng, bà Anneli Jäätteenmäki đã buộc phải từ chức ngày 18/6/2003 do “không chân thực” trước quốc hội liên quan tới việc có được những tài liệu an ninh quốc gia nhạy cảm trong suốt chiến dịch tranh cử. Những gì khiến các nghị sĩ và người dân “khó chịu” thậm chí nhiều hơn cả tính “không chân thực” của nữ Thủ tướng là phong cách tự do của bà đã phá vỡ nền chính trị nhất trí của Helsinki, đặc biệt là trong mối liên quan với an ninh quốc gia, và việc bà sử dụng những thông tin bí mật để làm lợi cho cá nhân. Người Phần Lan và những đại diện chính trị của họ rất nghiêm túc với quan điểm minh bạch.

Có thể kể ra một số bê bối tham nhũng khác trong chính trị Phần Lan gần đây. Năm 1999, cựu vận động viên Phần Lan Pirjo Haeggman, thành viên Ủy ban Olympic quốc tế, đã bị cáo buộc nhận hối lộ từ nhiều đoàn đại biểu để đổi lấy lá phiếu của ông trong việc bầu các thành phố của họ là nơi tổ chức các kỳ Olympic. Ông đã phải từ chức.

Năm 2002, quan chức của Cơ quản Quản lý hàng hải bị cáo buộc nhận hối lộ từ các công ty Na Uy để sử dụng hạm đội tàu phá băng của Phần Lan. Vì thế, sẽ là quá dễ dãi khi tranh luận rằng, các quan chức Phần Lan đơn giản là “đứng trên” những cám dỗ từ tham nhũng. Chính khả năng của người dân trong việc làm các nhà hoạch định chính sách “tỉnh ngộ”, khiến họ chịu trách nhiệm với hành động của mình đã làm cho nền chính trị Phần Lan trở nên đặc biệt trong sạch.

* Phần 3: Phần Lan chống tham nhũng ở cả nước ngoài

  • Thái An lược dịch

Tin liên quan

Các tin khác