221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1312254
Xã hội Thụy Điển: Cởi mở và minh bạch
1
Article
null
Xã hội Thụy Điển: Cởi mở và minh bạch
,

Thụy Điển là xã hội tự do và cởi mở, nó thể hiện ở nhiều khía cạnh như tự do báo chí, tự do tham gia tuần hành, tự do diễn thuyết, quyền phát biểu... Cởi mở còn là tạo ra một xã hội công bằng.

Nước này được coi là một trong những quốc gia có hiến pháp dân chủ rõ ràng nhất thế giới. Hiến pháp Thụy Điển dẫn nhập bằng các từ ngữ: "Tất cả quyền lực công đều bắt nguồn từ người dân".

a
Ảnh: huset-shop

Trong bốn đạo luật nền tảng cấu thành nên Hiến pháp Thụy Điển có Luật Tự do báo chí. Thụy Điển là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép tự do báo chí năm 1776. Tự do báo chí dựa trên tự do thể hiện và phát biểu. Những người có quyền hành phải có trách nhiệm giải trình và mọi thông tin luôn sẵn có.

Luật Tự do thể hiện được thông qua năm 1991, liên quan đến lĩnh vực truyền thông không in ấn như truyền hình, phim ảnh hay phát thanh. Luật này đảm bảo sự tự do trao đổi quan điểm, thông tin và sáng tạo nghệ thuật.

Nhân dân giám sát

Nguyên tắc tiếp cận thông tin tại Thụy Điển có nghĩa là người dân nói chung và các phương tiện truyền thông như báo giấy, đài phát thanh và truyền hình có quyền tiếp cận tài liệu, hồ sơ chính thức. Điều này cho phép người dân có cái nhìn thấu đáo, rõ ràng về các hoạt động của chính phủ cũng như chính quyền địa phương. Nó xuất phát từ ý tưởng, một nền dân chủ tốt cần được giám sát; minh bạch để giảm bớt nguy cơ lạm dụng quyền lực.

Nguyên tắc tiếp cận công khai với các tài liệu chính thức cũng có nghĩa là viên chức hay những người khác làm việc cho chính phủ được tự do thông tin cho báo chí hoặc người ngoài về những gì họ biết. Dĩ nhiên ở đây cũng có ngoại lệ. Tài liệu có thể được giữ bí mật nếu nó bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, quan hệ với nước khác hay tổ chức quốc tế, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, hoạt động thanh tra kiểm soát và giám sát khách do các cơ quan chức năng đảm nhận; ngăn chặn hoặc truy tố tội phạm; lợi ích kinh tế của người dân nói chung.

Ở Thụy Điển, sức mạnh dân chúng được sử dụng với sự tôn trọng bình đẳng, tự do cũng như giá trị của cá nhân. Các cơ quan công quyền đặc biệt phải đảm bảo quyền làm việc, nhà ở và giáo dục, cũng như thúc đẩy an sinh xã hội, an ninh và môi trường tốt cho người dân sinh sống ở đó. Luật pháp và các quy định khác hướng tới việc đảm bảo để không bất kỳ công dân nào chịu thua thiệt vì họ thuộc về cộng đồng thiểu số như chủng tộc, màu da, nguồn gốc hay giới tính.

Đảm bảo quyền con người được tương tác với mọi lĩnh vực trong chính sách đối ngoại: chính sách an ninh, hợp tác phát triển, chính sách di cư, chính sách môi trường và chính sách thương mại.

Chính phủ Thụy Điển chủ tâm thực thi một hệ thống kinh tế cho phép mọi công dân có quyền lợi đồng đều, đồng thời cung cấp phụ phí làm việc, được xem như hệ thống an sinh xã hội. Do đó, tạo sự đồng đều về lợi ích cho tất cả người có việc làm, ngay cả chỉ làm bán thời gian. Sự cách biệt về mức sống của một người lao động bình thường với một người có chuyên môn nghiệp vụ cao cấp không quá lớn.

g
Ảnh: huset-shop

Nền văn hóa Thụy Điển (cũng như các nước Bắc Âu: Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch) tuy thiên về cá nhân hơn tập thể, nhưng là chủ nghĩa cá nhân nằm ngang. Nghĩa là tuy mỗi người chịu trách nhiệm chính yếu về sự phát triển của riêng mình, nhưng họ sẽ cảm thấy hổ thẹn như có tội khi quá giàu hay đã làm những điều khiến cho người khác trở nên nghèo. Phong cách sống của người Thụy Điển là: “Không một lá cỏ nào có thể vượt cao hơn những lá cỏ khác, vì lá cỏ ấy sẽ bị cắt trước tiên”.

Internet

Thụy Điển nằm trong số quốc gia sử dụng internet cao nhất EU. Trong 9,3 triệu dân, hơn 80% người sử dụng Internet. Luật Dữ liệu cá nhân có hiệu lực năm 1998. Luật này bảo vệ người dân bị xâm phạm thông tin cá nhân khi đã cung cấp chi tiết cho nhà khai thác Internet.

Luật Ipred của Thụy Điển ra đời dựa trên Hướng dẫn Thực thi quyền sở hữu trí tuệ của EU, có nghĩa là, một công ty thu âm hay phim ảnh nghi ngờ ai đó tải một trong các sản phẩm của họ thì có quyền yêu cầu thông tin về người này từ nhà khai thác điều hành Internet hoặc điện thoại. Sau đó còn có thể yêu cầu bồi thường do tổn thất thu nhập. Dĩ nhiên, công ty phải đưa ra bằng chứng chứng tỏ người dùng tải tài liệu bất hợp pháp.

Các diễn đàn Internet và mạng xã hội khá phổ biến với trẻ em Thụy Điển, lứa tuổi 12-15 tuổi thường dùng ít nhất ba giờ/ngày để lướt Internet. Một nửa số trẻ em năm tuổi và 1/5 trẻ em ba tuổi biết dùng Internet. Chính phủ đã thông qua một đạo luật ngăn chặn việc tiếp xúc với trẻ em vì mục đích tình dục hay phạm tội, luật này có hiệu lực ngày 1/7/2009.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Thụy Điển đạt tăng trưởng cao trong năm 2010, thất nghiệp giảm và tình hình ngân sách khá vững mạnh.

Đi tìm bí quyết phát triển của người Thụy Điển trong bối cảnh cả châu Âu lao đao vì thất nghiệp, thâm hụt ngân sách, nợ công tăng vọt, các nghiên cứu hàn lâm đã nhấn mạnh tới thành tựu vượt trội của một mô hình kinh tế dựa trên “sự đồng thuận và nhất quán trong dài hạn” (chữ của Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế Áo tại Vienna, ông Karrl Aiginger).

Đó là chính trị gia, giới doanh nghiệp và công đoàn đồng thuận về những cách tốt nhất để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế dài hạn, và rồi làm đúng theo như thế. Kết quả chính là sự ổn định của nền kinh tế.

(Theo tinkinhte)

  • Thái An (tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,