221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1317040
Thiếu 80% vốn xây đường Hồ Chí Minh
1
Article
null
Thiếu 80% vốn xây đường Hồ Chí Minh
,

- Tổng mức đầu tư các dự án thành phần giai đoạn 2 đường Hồ Chí Minh là 32.169 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn thiếu 82% vốn. "Nếu không chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết nguồn vốn, giải phóng mặt bằng thì dự án đường Hồ Chí Minh khó có thể hoàn thành toàn tuyến vào năm 2013, thậm chí cả năm 2015", Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội khuyến cáo.

Các dự án trọng điểm quốc gia đều cần tăng tiền

Mô tả ảnh.
Một đoạn đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành. Ảnh: VietNamNet
Ủy ban dẫn lại thông tin từ Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) trong báo cáo giám sát về một số dự án, công trình quan trọng quốc gia năm 2010. Theo đó, tổng số vốn đến nay mới bố trí được vỏn vẹn 5.486 tỷ đồng, còn thiếu 26.683 tỷ (82%).

Trong tình huống vốn bố trí cho các dự án đang thiếu trầm trọng như vậy, nhưng Bộ GTVT lại chưa làm rõ khả năng hấp thụ vốn trái phiếu Chính phủ như dự toán của các dự án cũng như khả năng huy động vốn ODA và các nguồn vốn khác đối với các dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT.

Theo Ủy ban, nếu không xác định triển khai trước có trọng điểm, tập trung vào một số dự án - đoạn tuyến có hiệu quả, tần suất sử dụng cao thì khó đảm bảo tiến độ và hiệu quả chung.

Đây là công trình quan trọng quốc gia đã được Quốc hội khóa 11 thông qua tháng 12/2004 chủ trương xây dựng, với chiều dài 3.167 km.

Dự án dự kiến hoàn thành toàn bộ trong năm 2013.

Tuy nhiên, sau đó Bộ Giao thông - Vận tải đã đề nghị giãn tiến độ hoàn thành đến năm 2015.

Do đó, so với yêu cầu nêu trong Nghị quyết của Quốc hội và Quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, không thể hoàn thành dự án đường Hồ Chí Minh đúng tiến độ để nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) vào năm 2010. Chắc chắn không thể thực hiện yêu cầu nâng cấp đường Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn đường cao tốc giai đoạn 2010 - 2020 theo Nghị quyết của Quốc hội.

Từ kết quả giám sát, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường kiến nghị Quốc hội về tình trạng thiếu vốn triển khai dự án đường Hồ Chí Minh, từ đó cân nhắc khả năng huy động các nguồn vốn cho dự án giai đoạn 2 để quyết định tạm dừng dự án khi giai đoạn 2 hoàn thành.

Đồng thời xem xét việc tiếp tục triển khai giai đoạn 3 (nâng cấp thành đường cao tốc), nếu thu xếp được nguồn vốn và đảm bảo hiệu quả.

Để đảm bảo nối thông đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó đến Đất Mũi với quy mô 2 làn xe, đề nghị Chính phủ xem xét tính khả thi và trách nhiệm của từng bộ, ngành trong việc huy động và cấp đủ vốn cho dự án, đồng thời đề nghị Quốc hội xem xét cho phép áp dụng các cơ chế huy động, cân đối bố trí đủ vốn cho dự án.

Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp đang diễn ra về khả năng phải giãn tiến độ thực hiện dự án giai đoạn hai làn xe đến năm 2015 (chậm 5 năm so với yêu cầu của Nghị quyết Quốc hội).

Ngoài ra, đối với những dự án thành phần đã và đang triển khai đầu tư cần được thực hiện đúng tiến độ, đặc biệt đối với những đoạn tuyến đi qua các tỉnh Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long nhằm phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội và đảm bảo thực hiện các mục tiêu về chính trị - xã hội.

Giữa năm 2007, Thủ tướng đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh với tổng chiều dài khoảng 3.167km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ôtô cao tốc và ôtô thông thường.

Đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Tây, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

  • Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,