221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1288880
Thất bại kinh tế, lãnh đạo thế giới quay sang hạt nhân
1
Photo
null
Thất bại kinh tế, lãnh đạo thế giới quay sang hạt nhân
,

Không giải quyết được những bất đồng về chiến lược kinh tế, các nhà lãnh đạo thế giới giờ đây đang hướng sự chú ý của họ sang những vấn đề ngoại giao khó khăn nhất của toàn cầu.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo các nước công nghiệp G8 khác dự kiến tiếp tục ngày hội đàm thứ hai trong hôm nay (26/6) với tâm điểm hạt nhân Iran và Triều Tiên.

Hàng rào an ninh được dựng lên phía trước trung tâm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Toronto, Canada (Ảnh Reuters)
Hàng rào an ninh được dựng phía trước trung tâm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Toronto, Canada. Ảnh: Reuters

Về Iran, Mỹ và các quốc gia châu Âu sẽ thúc giục các cường quốc khác cùng với họ áp dụng các biện pháp cấm vận mới cứng rắn hơn xung quanh chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga vẫn miễn cưỡng trước những nỗ lực trừng phạt mới chống lại Tehran.

Về vấn đề Triều Tiên, người phát ngôn Nhật Bản Kazuo Kodama, cho hay Thủ tướng mới của nước này - ông Naoto Kan - thông báo với những người đồng cấp Canada và Đức rằng, việc Triều Tiên bắn ngư lôi làm chìm tàu chiến Hàn Quốc (điều mà Triều Tiên cho đến nay vẫn phủ nhận) là hành động “đe dọa đến hòa bình và ổn định khu vực” . Ông Kan mong muốn các đối tác trong hội nghị sẽ đưa ra “thông điệp rõ ràng lên án Triều Tiên”, người phát ngôn nói.

Thảo luận về chính sách ngoại giao giữa các lãnh đạo G8 - gồm Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Italy, Canada và Nga - diễn ra sau ngày mở đầu hội đàm mà không đạt được sự nhất trí trong nỗ lực giữ cân bằng giữa chi tiêu chính phủ với giảm bớt thâm hụt ngân sách để giữ kinh tế toàn cầu phục hồi ổn định.

Về phần mình, Tổng thống Obama cho biết, kinh tế toàn cầu vẫn rất dễ tổn thương và sẽ là rủi ro nếu các nước rút lại chương trình kích cầu quá nhanh hay đồng loạt tăng thuế - biện pháp có thể làm chậm lại mức tăng trưởng.

Trong khi đó, lãnh đạo Anh, Đức, Canada và Nhật lại nhấn mạnh, giảm thâm hụt ngân sách là cần thiết để làm yên lòng giới đầu tư trước bài học khủng hoảng nợ tại Hy Lạp.

Ông Obama tới Canada mang theo một thắng lợi của quốc hội từ cuộc kiểm tra tài chính - thắng lợi này khiến chính quyền Washington hy vọng sẽ thuyết phục được các quốc gia G20 khác thông qua những quy định cứng rắn hơn với ngân hàng để tránh tái diễn cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Tuy nhiên, trong các cuộc thảo luận hôm qua, Obama không đạt được tiến triển gì về kêu gọi tăng cường kích cầu để giữ tăng trưởng kinh tế thế giới. Thay vào đó, ông lại vấp phải sự phản đối mạnh mẽ hơn từ một số nước đặt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách lên hàng đầu chương trình nghị sự.

Theo giới phân tích, có rất ít hy vọng đột phá trong những cuộc tranh cãi giữa thâm hụt và kích cầu, hay trong vấn đề kiểm tra toàn bộ ngành tài chính ở khuôn khổ ba ngày hội đàm sẽ kết thúc vào ngày mai. Lãnh đạo G20 có thể sẽ gia tăng những quyết định cứng rắn hơn với hệ thống ngân hàng toàn cầu trong cuộc gặp tới ở Seoul, Hàn Quốc tháng 11.

Hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra ở một khu nghỉ dưỡng ở phía bắc Toronto. Hôm nay, lãnh đạo G8 trở về trung tâm Toronto chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G20 - nhóm không chỉ có các quốc gia giàu mà còn gồm nhiều nước đang phát triển mạnh.

Hội nghị thượng đỉnh G20 ra đời để phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kể từ mùa thu năm 2008. Giờ đây, G20 đã thay thế G8 để trở thành diễn đàn lớn nhất của thế giới để thảo luận và hợp tác chính sách kinh tế. Ngoài các cuộc thảo luận nhóm, lãnh đạo G20 sẽ có những cuộc họp song phương khác.

Hôm nay, Tổng thống Mỹ Obama có cuộc gặp đầu tiên với Thủ tướng mới của Anh David Cameron kể từ khi ông Cameron lên nắm quyền vào tháng trước. Nội dung hội đàm tập trung vào khó khăn trong việc khắc phục hậu quả dầu tràn BP - vụ dầu tràn lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Ông Obama dự kiến còn gặp Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak để thảo luận về tình hình bán đảo Triều Tiên sau vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc hồi tháng 3.

Ở cuộc gặp thứ ba, lãnh đạo Washington sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào - một tuần sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ bắt đầu cho phép tăng giá đồng nhân dân tệ so với đôla Mỹ. Chính quyền của Obama đã thúc đẩy Bắc Kinh thực hiện quyết định này như cách để gia tăng xuất khẩu Mỹ vào Trung Quốc.

Nỗ lực của Nga gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - mà Obama tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ vào hôm thứ Năm sau cuộc gặp tại Washington với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev - có thể cũng được đưa ra trong các cuộc hội đàm cuối tuần. Tổng thống Mỹ cam kết sẽ giúp Nga “tăng tốc” để sớm trở thành thành viên WTO.

Tại Toronto hôm qua, hàng trăm người biểu tình đã đổ xuống khắp đường phố nhưng cảnh sát chống bạo động đã ngăn chặn không để họ tiến gần khu vực an ninh hội nghị. Khoảng 19.000 nhân viên an ninh đến từ khắp Canada được điều động để đảm bảo an ninh cho G20 với tổng chi phí hơn 900 triệu USD.

  • Thái An (Theo AP)

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,