221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1283828
Quan hệ TQ-ASEAN: Điều kiện tiên quyết cho thịnh vượng Đông Á
1
Photo
null
Quan hệ TQ-ASEAN: Điều kiện tiên quyết cho thịnh vượng Đông Á
,

- Trò chuyện với Giám đốc khu vực châu Á của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về vai trò Việt Nam, mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc, trước thềm Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á 2010 ngày 6 và 7/6 tại TP.HCM.

Ông Sushant Palakurthi Rao cho biết đã có hơn 400 nhà lãnh đạo từ hơn 40 quốc gia, 300 giám đốc điều hành, nhiều quan chức cấp cao đại diện cho các tổ chức quốc tế hàng đầu thế giới như WTO, UNDP và IMF đăng ký tham dự.

Đánh giá cao sự phát triển kinh tế nhanh chóng cũng như vai trò ngày càng lớn mạnh trong hợp tác khu vực và quốc tế của Việt Nam, ông Rao cho rằng tiếp nối sau thành công làm chủ nhà Hội nghị APEC 2006, gia nhập WTO vào năm 2007 và giờ đây là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam là địa điểm lý tưởng để các nhà lãnh đạo thảo luận về những thách thức toàn cầu khu vực phải đối phó.

Tương lai ASEAN và Trung Quốc gắn chặt

Thủ tướng Việt Nam khi dự Diễn đàn Kinh tế thế giới đầu năm nay bày tỏ kỳ vọng trong 20 - 30 năm tới, Đông Á sẽ trở thành một khu vực được kết nối thông suốt, trong đó ASEAN là trung tâm. Liệu có thể chờ đợi ASEAN đóng góp như thế nào cho sự phát triển của kinh tế khu vực?

ASEAN có cơ hội lớn để tận dụng vị trí địa lý của mình khi ở giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng như tận dụng quan hệ đối tác kinh tế với cả hai nền kinh tế đóng vai trò trung tâm trong khu vực Đông Á.

Tuy nhiên, các nước thành viên của ASEAN phải quyết định cách thức hợp tác để đạt sự hiểu biết chung về vai trò của khu vực đối với các vấn đề châu Á.

ASEAN đặc trưng bởi kinh tế trải rộng, đa dạng về ngôn ngữ, chính trị và văn hóa, vì vậy cần có mô hình mạnh để thúc đẩy hợp tác nội khối và hiểu biết lẫn nhau.

Giám đốc Khu vực Châu Á - Diễn đàn Kinh tế Thế giới Sushant Palakurthi Rao. Ảnh: Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Ông Sushant Palakurthi Rao. Ảnh: Diễn đàn Kinh tế thế giới

ASEAN đang hướng tới thành lập cộng đồng kinh tế chung vào năm 2015, với thị trường 580 triệu dân và GDP hơn 1.500 tỷ USD. Đánh giá của ông về mục tiêu này? Liệu Cộng đồng kinh tế ASEAN có thể trở thành đối trọng với tăng trưởng đang lên của Trung Quốc?

Sự ảnh hưởng của Trung Quốc không phải mới nổi lên mà là một thực tế. Tương lai của Trung Quốc và ASEAN gắn bó chặt chẽ với nhau. Do đó, một quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Trung Quốc và ASEAN là điều kiện tiên quyết cho sự thịnh vượng chung ở Đông Á.

Việt Nam đã thể hiện chính sách mở rộng đối với thế giới khi trở thành thành viên WTO và một trong những điểm đến hấp dẫn nhất cho đầu tư nước ngoài. Cương vị Chủ tịch ASEAN là cơ hội để Việt Nam chứng minh khả năng lãnh đạo đối với ngoại giao ở khu vực và quốc tế, qua đó thúc đẩy hợp tác ở châu Á.

Vậy ông đánh giá thế nào về đề xuất lập Khu vực mậu dịch tự do Đông Á (EAFTA) trong khuôn khổ ASEAN+3 và Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA) giữa 16 nước tham gia Cấp cao Đông Á?

Nếu trở thành hiện thực, EAFTA sẽ góp thêm vào danh sách rất dài các hiệp định thương mại khu vực ở Đông Á.

Sự gia tăng của các hiệp định thương mại khu vực ở châu Á và các khu vực khác trên thế giới phần nào có nguyên nhân từ thực tế là nhiều khía cạnh của tự do thương mại dễ được thực thi ở các nhóm quốc gia nhỏ có chung lợi ích hơn là ở cấp đa phương.

Thượng Hải (Trung Quốc) - một trong những thành phố phát triển mạnh bậc nhất Châu Á.
Thượng Hải (Trung Quốc) - một trong những thành phố phát triển nhất châu Á.

Đứng ở góc độ của từng quốc gia, các hiệp định thương mại khu vực có xu hướng thúc đẩy mậu dịch.

Tuy nhiên, chúng có thể khiến giao thương phải linh hoạt tùy theo từng cơ chế thương mại. Chúng có thể gây bất lợi cho bên thứ ba. Chúng cũng có thể khiến các thành viên hướng về nhập khẩu từ các đối tác kém cạnh tranh hơn nhưng được hưởng ưu đãi, trong khi gây bất lợi cho các đối tác có tính cạnh tranh cao hơn nhưng đứng ngoài khu vực.

Cuối cùng, sự đa dạng của các giao dịch song phương và đa phương có thể cản trở việc thúc đẩy việc hướng tới một hiệp định thương mại toàn cầu lớn hơn. Trong bối cảnh này, thật khó dự đoán tác động của hiệp định thương mại khu vực mới này, nhưng hệ lụy của nó sẽ có cả mặt tích cực và tiêu cực.

Không tự mãn

Việt Nam từng được kỳ vọng về tiềm năng như một con hổ mới ở khu vực. Song bối cảnh suy thoái vừa qua đã đặt thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong việc định hình một mô hình phát triển, tái cấu trúc nền kinh tế cũng như duy trì xóa đói giảm nghèo. Lời khuyên của ông dành cho Việt Nam trong việc tìm mô hình phát triển sau khủng hoảng?

Tất cả các nền kinh tế châu Á không nên chỉ nhìn vào phục hồi ngắn hạn mà quên đi những rủi ro dài hạn phạm vi toàn cầu. Châu Á hiện có vị trí tương đối về sức mạnh kinh tế nhưng không vì thế mà trở nên tự mãn.

Sự xuất hiện của những bong bóng bất động sản và tài sản mới ở châu Á cho thấy chúng ta có thể nhanh chóng rơi trở lại những sai lầm vốn đã gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay như thế nào. Do đó, kỷ luật tài chính trong việc quản lý tài chính công, quản trị doanh nghiệp vững chắc và cơ chế điều tiết có tính xây dựng là quan trọng đối với châu Á, Việt Nam và những nước khác trên thế giới.

Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á 2010 sẽ là dịp tốt để các doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực. Theo ông, đâu là những giá trị cạnh tranh mà doanh nghiệp Việt Nam nên chào hàng?

Những phản ứng ưu ái vượt trội đối với hội nghị thượng đỉnh tổ chức năm nay ở Việt Nam phản ánh mức độ quan tâm cao của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế về nhận thức sự năng động của khu vực cũng như cận cảnh về Việt Nam, ví dụ tích cực về xóa đói giảm nghèo, duy trì sự tăng trưởng cao và đang mở cửa thị trường.

Trong bối cảnh đó, các CEO của Việt Nam chính là các đại sứ của khu vực tư nhân. Tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp quốc tế có thể giúp họ chia sẻ những hiểu biết về môi trường kinh doanh Việt Nam.

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,