221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1285160
Bí mật thì làm sao bảo vệ người tiêu dùng!
1
Photo
null
Bí mật thì làm sao bảo vệ người tiêu dùng!
,

- Thảo luận tổ về dự Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các ĐB đều không hài lòng với chất lượng chuẩn bị, thậm chí còn cho rằng luật “tung ra cho đại biểu dự thảo hộ, chứ không phải để lấy ý kiến”.

>> Nghị trường và dấu ấn đại biểu

Sơ sài, chưa sâu

Đó là nhận xét của ĐB Đặng Văn Khanh (Hà Nội) về dự luật. “Ngay phạm vi điều chỉnh cũng được xác định chưa đầy đủ”, ông Khanh nói.

ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) chỉ ra người tiêu dùng ngày nay không chỉ mua hàng hóa mà còn sử dụng nhiều dịch vụ như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vận tải công cộng… ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) nhận xét “luật đề cập mảng này rất nhẹ và còn thiếu nhiều thiết chế”.

Ông Hòa cũng thấy cơ quan soạn thảo chưa nghiên cứu kỹ một đối tượng không cung cấp hàng hóa dịch vụ nhưng có tác động lớn đến hành vi của người tiêu dùng, đó là truyền thông. “Các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, tổ chức sự kiện… là một trong những luồng thông tin ảnh hưởng đến quyết định mua sắm”.

Các hoạt động khác như bán hàng qua điện thoại, truyền hình, tin nhắn cũng được các ĐB lưu ý, vì không thiếu trường hợp những hoạt động này khiến người tiêu dùng ngộ nhận về chất lượng sản phẩm.

Muốn luật có tính thực tiễn thì phải theo kịp những loại hình giao dịch hiện có, ví dụ như “nếu tổ chức tư vấn sai gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì sẽ xử lý như thế nào?”, bà Hường nêu vấn đề.

ĐB Thào Hồng Sơn (Hà Giang) bổ sung vấn đề bán hàng rong, trong khi ĐB Nguyễn Thị Thu Cúc (TP. HCM) lưu ý tình trạng gian lận trong kinh doanh xăng dầu và cước taxi.

Đưa lên báo là nhanh nhất

Bên cạnh những tác động đôi lúc sai lệch của thông tin đối với người tiêu dùng, mặt tích cực của truyền thông cũng được các ĐB nhắc đến như là cách nhanh nhất để người tiêu dùng “tố” khi quyền lợi của mình bị xâm phạm.

Mô tả ảnh.
ĐB Ngô Minh Hồng (trái) và ĐB Nguyễn Ngọc Hòa.
Ảnh: Thủy Chung

Sở dĩ như vậy là vì dự luật gần như nằm ngoài vấn đề thực tế như Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ngô Minh Hồng nhận xét: “Dự luật chỉ phù hợp với những nền sản xuất đã phát triển tương đối chứ không phù hợp với nền sản xuất nhỏ lẻ như ở Việt Nam, khi người tiêu dùng, đặc biệt ở nông thôn, vẫn phải chấp nhận những hàng hóa chất lượng thấp”.

ĐB Nguyễn Văn Chi (Hà Nội) thấy dự luật “luẩn quẩn, khó đi vào cuộc sống” trong khi ĐB Chu Sơn Hà cùng đoàn nhận định “luật hết sức cần thiết nhưng dự án có chất lượng yếu, tung ra cho đại biểu dự thảo hộ, chứ không phải đưa ra để lấy ý kiến”.

Cần tổ chức bảo vệ hay người tiêu dùng tự bảo vệ?

Đây là vấn đề gây tranh cãi trong các ĐB. Ông Nguyễn Ngọc Hòa nói người tiêu dùng vẫn e dè với việc kiện tụng, cá nhân thì dễ chứ số đông bị tổn hại thì lại không ai đi kiện, nên cần có tổ chức bảo vệ người tiêu dùng nhưng phải xác định rõ địa vị pháp lý của tổ chức này.

ĐB Trần Hoàng Thám cùng đoàn, ngược lại, cho rằng không cần thành lập tổ chức gì hết, người tiêu dùng không nên thụ động mà phải biết tự bảo vệ mình.

Tuy nhiên, ĐB Trương Thị Ánh (TP.HCM) thấy cần tổ chức này vì thực tế có nhiều vấn đề chuyên ngành mà không phải ai hay đoàn thể nào cũng nắm rõ.

Một số ĐB khác cũng đồng ý không để bộ máy hành chính gánh thêm việc vì các cơ quan này cũng đang quá tải. “Nên cho phép tổ chức bảo vệ người tiêu dùng một số quyền lực nhất định, nên là một tổ chức xã hội, hoạt động độc lập, không ăn kinh phí Nhà nước”, ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường nói.

Mô tả ảnh.

Sự việc nhiều bệnh nhân ở Bệnh viện Mắt TP.HCM bị nhiễm trùng nghiêm trọng sau khi mổ phaco được các ĐB đưa ra phân tích như một case study còn để ngỏ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịch vụ: kiện bệnh viện, kiện nhà sản xuất chất chỉ định màu có nhiễm khuẩn hay kiện nhà phân phối sản phẩm này? Ảnh: VNE

ĐB Huỳnh Thành Lập (TP.HCM) nhắc lại tâm lý người dân là “vô phúc mà đáo tụng đình”, chẳng vì một món hàng mấy chục nghìn mà đi kiện, nên bước hoà giải là cần thiết. Nhưng ông Lập phản đối quy định “người tiến hành hoà giải phải đảm bảo bí mật thông tin liên quan đến vụ việc hoà giải” trong dự luật.

Ông cho rằng giữ bí mật thậm chí còn tổn hại thêm người tiêu dùng vì không công khai thì nhà sản xuất, nhà cung ứng không sợ. Chỉ khi họ lo cho thương hiệu, uy tín của mình, họ mới nhanh chóng bồi thường, sửa sai.

  • Thủy Chung - Cao Nhật
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,