221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1282303
Trung Quốc trữ kim loại hiếm, Đức thấp thỏm lo âu
1
Photo
null
Trung Quốc trữ kim loại hiếm, Đức thấp thỏm lo âu
,

Đức đặt hy vọng kinh tế vào những ngành công nghiệp có tương lai “hướng Đông” như sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời. Nhưng những công ty công nghệ cao ấy đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu vật liệu kim loại chủ chốt khi Trung Quốc - nước chiếm lĩnh thị trường thế giới gọi là đất hiếm (kim loại hiếm) - bắt đầu tích trữ nguồn tài nguyên được săn lùng.

Một dãy núi xám rất lớn mọc lên từ các đồng bằng mênh mông của Nội Mông. Dãy núi nhân tạo ấy là niềm tự hào của người Trung Quốc và nỗi thèm khát của khắp thế giới - ít nhất là thế giới của những người mua bán hàng hóa.

Bayan Obo, Trung Quốc: Mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới (Ảnh aist)
Bayan Obo, Trung Quốc: Mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới. Ảnh: aist

Công nhân làm việc tại mỏ Bayan Obo gọi dãy đồi là “núi châu báu”. Hơn 6.000 người làm việc tại Bayan Obo, mỏ lớn nhất Trung Quốc, hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài. Chính quyền Trung Quốc muốn chắc chắn rằng, không người ngoài nào có thể tiếp cận nơi hùng vĩ ấy.

Không hề có những mảnh đất xanh trong khu vực, chỉ một màu đất đơn điệu và ngổn ngang gạch đá. Những chiếc xe tải đồ sộ chạy rầm rầm xung quanh, trông từ xa như những con rệp khổng lồ. Chúng trườn về phía khu mỏ sâu khoảng hơn 1.000 mét, sau đó lại dần nổi lên trên vùng đất cao, phía sau chất đầy quặng sắt đất hiếm. Những chiếc xe tải như thế xuất hiện ở Núi Châu báu ngày một nhiều.

Theo tài liệu của Cục điều tra địa chất Mỹ, đất hiếm là tập hợp của mười bảy nguyên tố hóa học với những tên gọi rất khó phát âm như yttrium, dysprosium and neodymium… gọi là kim loại đất hiếm. Chúng có có hàm lượng rất nhỏ có trong trái đất.

Những nguyên tố này được dùng trong sản xuất sản phẩm công nghệ cao như laser, tấm pin năng lượng mặt trời, đánh bóng thủy tinh và đồ sứ; bộ chuyển đổi tiếp xúc ô tô, màn hình máy tính, chiếu sáng, ti vi và dược phẩm… Kim loại đất hiếm là thứ hàng hóa “được khao khát” trong công nghệ cao và khá đắt đỏ.

Không nơi nào trên trái đất có trữ lượng đất hiếm nhiều hơn ở Bayan Obo. Khoảng 40% sản lượng đất hiếm thế giới đến từ những khu mỏ này, và Trung Quốc hài lòng khi chiếm 97% nhu cầu quặng đất hiếm toàn cầu.

Nói một cách khác, Trung Quốc đang kiểm soát thị trường thế giới trong lĩnh vực này.

Ulrich Grillo luôn đau đầu về vấn đề nguồn cung. Grillo điều hành một công ty chế biến kẽm và sulfur ở thành phố Duisburg, miền tây nước Đức, ông cũng dẫn đầu Ủy ban chính sách hàng hóa thuộc Liên đoàn các ngành công nghiệp Đức (BDI).

Ông nhấn mạnh tới sự lo lắng ngày một gia tăng của các công ty Đức, bởi tính phụ thuộc ngày một lớn vào nguồn nguyên liệu thô từ Trung Quốc. Nói đúng nghĩa, họ phó mặc bản thân vào sự định đoạt của người Trung Quốc. Grillo đưa ra câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc quyết định chặn nguồn cung?”.

Có những dấu hiệu chứng tỏ điều này có thể xảy ra. Trung Quốc không mong muốn bán thứ hàng quý hiếm của họ ở mức giá thấp.

Thực tế là gần đây, những nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu. Và động thái ấy thực sự gây nguy hiểm cho tăng trưởng công nghiệp của Đức, Grillo nói. "Chúng ta đang đối mặt với một lỗ hổng hàng hoá”, ông cảnh báo.

Ông không chỉ đề cập tới những vấn đề với nguồn cung kim loại đất hiếm. Thực tế là Grillo lo lắng nhiều hơn về nguòn cung các kim loại công nghiệp quan trọng như lithium và cobalt được dùng cho sản xuất pin; indium và gallium trong , sản xuất màng phim mỏng sử dụng năng lượng mặt trời; hay tantalum không thể thiếu trong vi mạch của điện thoại di động.

Những loại kim loại này mang tính sống còn trong sản xuất các sản phẩm chất lượng, công nghệ cao của Đức.

Số phận những ngành công nghiệp có tương lai “Hướng Đông” của Đức nằm trong tay các nhà cung cấp từ Mỹ Latinh, Australia, châu Phi và nhiều hơn cả là phía bắc Trung Quốc.

Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học thuộc Học viện Tài nguyên và địa chất Liên bang Đức (BGR) - chịu trách nhiệm tư vấn cho chính phủ Đức - đã cảnh báo về khả năng rủi ro từ sự phụ thuộc này.

Việc hạn chế xuất khẩu kim loại đất hiếm có thể “dẫn tới sự đình trệ nghiêm trọng”, họ cảnh báo đồng thời ước đoán khả năng có thể “thiếu đáng kể” một số kim loại hiếm sau năm 2012 và “chưa rõ” nhu cầu những kim loại này có thể được đáp ứng hay không trong tương lai.

Điều đó có nghĩa là, kinh tế Đức có thể sớm đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu thô chủ chốt? Hoặc cuộc khủng hoảng nguồn cung vẫn có thể ngăn chặn được?

(Còn tiếp)

  • Thái An (Theo Spiegel)

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,