221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1283126
Kỳ 2: Mỹ - Nhật được ăn, được nói…
1
Photo
null
Sân chơi của các ông lớn ở bán đảo TT:
Kỳ 2: Mỹ - Nhật được ăn, được nói…
,

- Quan hệ quốc tế có khi được ví như sự va đập của những quả bi-a. Bản thân những người tham gia cuộc chơi cũng không tính hết được quỹ đạo cuối cùng trong các chuyển động giữa những viên bi-a ấy.

>> Kỳ 1: Trung Quốc - Đau đẻ chờ sáng trăng

Mọi vấn đề trên bán đảo Triều Tiên vốn dĩ đã là nguồn gốc có thể gây nên tranh chấp giữa Mỹ, Trung Quốc và các đồng minh của mỗi bên. Những nguồn gốc tranh chấp khác có thể là Đài Loan, hệ thống phòng thủ tên lửa hay những cọ xát về kinh tế - thương mại… Chưa cần đến sự cố Cheonan, nhất cử nhất động trên bán đảo Triều Tiên từ trước đến nay đều hết sức nhạy cảm trong quan hệ giữa các ông lớn.

Át chủ bài trong tay

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc dành nhiều công sức phân tích động cơ gây ra vụ đánh đắm chiến hạm Cheonan.

Ngoài mục đích trả thù vụ đụng độ hồi tháng 11 năm ngoái, giả thuyết được số đông chấp nhận là Triều Tiên muốn dân chúng miền Nam không ủng hộ đảng của Tổng thống Lee Myung-bak trong cuộc bỏ phiếu tháng tới. Ông Lee đã phá bỏ chương trình viện trợ cho miền Bắc mà các đời tổng thống trước đã khởi xướng từ thời chính sách “ánh dương” (viện trợ cho Triều Tiên 7 tỷ USD trong 10 năm qua).

Giả thuyết khác liên quan đến bí mật “cung đình”. Cuộc gây hấn nếu quả thật do Triều Tiên chủ định, thì tác giả có thể là “lãnh tụ thân yêu” tương lai Kim Chính Vân (Kim Jong Un), 26 tuổi, con trai thứ ba của Chủ tịch Kim Chính Nhật. Chính Vân từ nhỏ đã được bí mật gửi sang học tại Thụy Sỹ.

Các giả thuyết có thể chỉ đúng một phần. Điều cốt yếu cần nhấn mạnh là xuất phát từ các nguồn tin tình báo khác nhau, giới “think tank”/“túi khôn” ở Mỹ lẫn Hàn Quốc không mấy ai tin chiến tranh sẽ bùng nổ. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng đây vẫn là cơn bão trong cốc nước! Bởi vì cả Hàn Quốc lẫn Triều Tiên không thể lao vào một cuộc chiến tranh quy ước hay hiện đại mà không có những nhà bảo trợ tầm cỡ.

Mô tả ảnh.
Liệu Tổng thống Obama có thuyết phục được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trừng phạt Triều Tiên lần nữa? Ảnh: Xinhua

Tự bản thân mỗi miền không có lý do để gây chiến. Hàn Quốc sẽ có cuộc bầu cử quốc hội ngày 2/6 sắp tới, trong đó đảng của Tổng thống Lee Myung-Bak cần phải tiếp tục giành đa số ghế để ông kéo dài thêm nhiệm kỳ thứ hai 5 năm nữa. Tại Triều Tiên, một cuộc chiến tranh Nam Bắc nếu xảy ra đồng nghĩa với sự tự sát đối với nền kinh tế khó khăn.

Còn đối với cả Mỹ lẫn Trung Quốc, mọi việc đang ngập đến tận cổ. Không ai trong số các "ông lớn" này cần tới một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai. Nhất là nó sẽ đe dọa đến quá trình triển khai “đại chiến lược” của họ.

Tất nhiên, mọi sự kích động hay leo thang không tính trước đều có thể dẫn đến những bất ngờ ngoài tầm kiểm soát. Dù sao, Mỹ không muốn và cũng không có đủ ngân sách để phát động một cuộc chiến tranh mới ở Triều Tiên, khi mà cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq chưa kết thúc.

Nhưng bán đảo này là nơi 28.500 quân Mỹ đồn trú và đang chuẩn bị di chuyển khỏi Hàn Quốc. Ngoài ra, 50.000 quân nhân Mỹ cũng đang đóng tại Nhật Bản. Nhật và Hàn Quốc còn là nơi dính dáng đến các mối liên hệ truyền thống căn cốt của Mỹ ở Đông Bắc Á. Mỹ vẫn quen với trò chơi thăng bằng liên minh với Nhật, Hàn Quốc và quan hệ đối tác với Trung Quốc để duy trì vị thế bá chủ của mình trong khu vực.

Cơ hội trời cho lúc khó khăn

Quan hệ Mỹ - Nhật - Hàn vốn là những quan hệ tay đôi, tay ba quan trọng nhất đối với mỗi nước và đối với cả bộ tam, không có ngoại lệ. Từ vị thế những nước “được bảo vệ”, gần đây Mỹ đều muốn mỗi khi có dịp, đẩy cả Nhật Bản lẫn Hàn Quốc bước lên con đường “tự bảo vệ”. Cheonan là một cơ hội trời cho! Nhưng Cheonan là để lồng ghép các đồng minh vào trật tự Mỹ đã an bài trong vùng, chứ không phải để phá vỡ trật tự đó.

Tổng thống Obama đã ra lệnh cho các Tư lệnh quân đội Mỹ ở Hàn Quốc "phải sẵn sàng để chặn trước mọi toan tính gây chiến của Triều Tiên". Đồng thời, ông đã dùng vụ Cheonan để cứu nguy cho căn cứ Mỹ ở Nhật. Thủ tướng Yukio Hatoyama đắc cử năm ngoái với lời hứa sẽ chuyển hoàn toàn căn cứ Mỹ ra khỏi Okinawa. Nay ông Hatoyama rút lại cam kết này nhưng chưa biết ăn nói với cử tri ra sao.

Ở Nhật, người dân ngày càng đòi hỏi tôn trọng độc lập, phẩm giá quốc gia. Căn cứ Mỹ ở Okinawa vì thế sẽ là cuộc thí điểm lâu dài giữa lòng tự tôn dân tộc và nhu cầu chiến lược.

Căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật Bản cuối cùng cũng đã được “cứu sống” đúng thời điểm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng.

Thủ tướng Hatoyama giải thích, việc để lực lượng quân sự Mỹ tiếp tục đồn trú trên đảo Okinawa là cần thiết bởi trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng hiện nay, Bình Nhưỡng rất có thể “làm liều” và đe dọa trực tiếp đến an ninh Đông Á. Lực lượng Mỹ đồn trú tại Nhật Bản nói riêng, Đông Á nói chung sẽ góp phần quan trọng trong sứ mệnh duy trì cục diện hòa bình, đảm bảo an ninh cho toàn khu vực.

Giới truyền thông Tokyo “ngã ngửa” ra rằng, nội các Hatoyama năm lần bảy lượt trì hoãn việc công bố phương án giải quyết căn cứ Futenma trên đảo Okinawa trong gần một tháng trời là để chờ thời điểm này.

Ngày 20/5 là cơ hội không thể tốt hơn đối với Mỹ và Nhật Bản khi Seoul công bố kết quả điều tra sự cố tàu Cheonan và cáo buộc đích danh Triều Tiên là thủ phạm. Bộ ba Mỹ - Nhật - Hàn đồng thanh gọi đó là hành động khiêu chiến với bằng chứng không thể chối cãi.

Đấy là những hiệu ứng tuyệt vời mà những người chủ trương đánh chìm chiến hạm Chenoan không tính đến (nếu quả thực có những người như thế !). Quan hệ quốc tế có khi được ví như sự tương tác giữa những quả bóng bi-a. Bản thân những người tham gia cuộc chơi nhiều khi cũng không tính hết được quỹ đạo cuối cùng trong các chuyển động giữa những viên bi-a ấy.

“Đồng thanh tương ứng” của bộ tam càng có vẻ thuyết phục trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa công bố học thuyết an ninh quốc gia mới (27/5). Theo đó, chiến lược này sẽ kết hợp can dự ngoại giao và kỷ luật kinh tế với sức mạnh quân sự để củng cố vị thế của Mỹ trên thế giới.

Học thuyết này đã chính thức hóa ý đồ của Tổng thống Obama là coi trọng ngoại giao đa phương hơn sức mạnh quân sự, thừa nhận vũ lực là biện pháp cuối cùng và cần tăng cường hợp tác ngoại giao quốc tế.

  • Đinh Hoàng Thắng
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,