221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1278093
Hàn Quốc âm thầm hướng tới một cường quốc quân sự
1
Article
null
Hàn Quốc âm thầm hướng tới một cường quốc quân sự
,

Có thể muốn giữ cho mọi chuyện diễn ra lặng lẽ, nhưng Hàn Quốc thực tế đang để lộ ra ý đồ phát triển một quân đội hiện đại và mạnh mẽ hơn của mình.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ cuộc chiến Triều Tiên, Hàn Quốc đang từ từ, lặng lẽ nắm lấy một vai trò lớn hơn trong an ninh thế giới.

Mặc dù có sự hậu thuẫn to lớn từ phía Mỹ, nhưng cuộc trỗi dậy thành một cường quốc quân sự của Hàn Quốc vẫn còn nhiều chuyện phức tạp. Để tránh sự phản đối từ nước ngoài và trong nước, Seoul đã khôn ngoan “ngụy trang” cho hoạt động quân sự mới nhất ở nước ngoài của mình hoàn toàn chỉ mang tính hòa bình.

Quân đội Hàn Quốc. Ảnh: Anja Johnson
Quân đội Hàn Quốc. Ảnh: Anja Johnson

Mặc dù quân đội đã khá hiện đại về công nghệ và GDP của quốc gia 49 triệu dân đạt gần 1.000 tỷ USD (giàu thứ 15 thế giới), nhưng Hàn Quốc lại hiếm khi triển khai quân ra khỏi biên giới.

Năm 1999, khi Seoul gửi 400 lính tới hỗ trợ lực lượng của LHQ trong nỗ lực ổn định Đông Timor. Lính cứu thương và công binh Hàn Quốc gia nhập liên minh do Mỹ đứng đầu tại Afghanistan năm 2001 và Iraq năm 2003.

Sứ mệnh Afganistan bị rút ngắn sau khi Taliban bắt cóc một nhóm người Hàn Quốc tại Afghanistan và giết chết 2 trong số 23 người này. Những kẻ cực đoan thả các con tin sống sót khi Seoul hứa sẽ tuân thủ lộ trình rút quân vào cuối năm 2007; Hàn Quốc rời đi, chỉ để lại một bệnh viện dân sự nhỏ tại sân bay Bagram, ngoại ô Kabul.

Sứ mệnh Iraq kết thúc “nhẹ nhàng” năm 2008. Cùng năm đó, Seoul cũng cử một tàu chiến tới tuần tiễu tại vùng biển Somali trong nỗ lực chống cướp biển.

Nhưng, chính lần triển khai quân thứ hai sang Afghanistan vào năm 2010 đã đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của Hàn Quốc với hình ảnh là một cường quốc quân sự. Đáp lại lời kêu gọi liên minh quốc tế lớn hơn tại Afghanistan của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Seoul năm ngoái đã cam kết thành lập một đơn vị tái thiết địa phương (PRT) và một lực lượng bộ binh mạnh đồng hành cùng nhóm này - tổng cộng khoảng 500 lính.

Hàn Quốc cũng có kế hoạch gửi máy bay tới hỗ trợ đội quân này. Những máy bay này, theo dự kiến sẽ tới vào năm nay, hợp với Sư đoàn không quân thứ 3 của quân đội Mỹ, đóng tại Bagram - chỉ huy sư đoàn, đại tá Don Galli, cho biết.

Xây dựng và tái thiết là điểm mạnh chính của quân đội Hàn Quốc. Nhưng PRT Afghanistan tiêu biểu cho “phương tiện thể diện” cho Seoul, tạo ra lớp vỏ bọc chính trị cho lực lượng chiến đấu, theo Scott Snyder, nhà phân tích của Asia Foundation có trụ sở tại San Francisco.

Trong khi Hàn Quốc cam kết sẽ đóng góp có ý nghĩa cho cuộc chiến Afghanistan, gửi lính chiến là những gì “có phần nhạy cảm trong bối cảnh chính trị Hàn Quốc”, Snyder nói với tờ The Diplomat. Vì thế mọi lý lẽ đưa ra chỉ xoay quanh chủ đề “tái thiết”.

Một liên minh của các đảng đối lập khẳng định sẽ phản đối đợt triển khai này, nhưng sẽ ít có khả năng đảo ngược được quyết định của Seoul. “Công chúng Hàn Quốc đang trở nên nhẹ nhàng hơn” với việc gửi quân ra nước ngoài, Snyder nói.

Một "Hàn Quốc toàn cầu"

Sự thay đổi đó có căn nguyên từ liên minh quốc tế do Mỹ lãnh đạo, lực lượng đã bảo vệ Hàn Quốc 5 thập niên trước và giúp tái thiết nước này sau chiến tranh, Snyder nói, “Chính quyền mới tại Seoul đang nhấn mạnh chủ đề về một ‘Hàn Quốc toàn cầu’, với suy nghĩ rằng Hàn Quốc đã từng là nước nhận các đóng góp của quốc tế và giờ đây đã đến lúc Hàn Quốc phải trả ơn”.

Nhưng tham vọng có được vai trò an ninh lớn hơn đã gặp rắc rối do căng thẳng liên miên với CHDCNH Triều Tiên. Tháng 5 năm ngoái, Bình Nhưỡng đã chính thức rút khỏi lệnh ngừng kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên, giữa lúc nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đang lên cao. Tháng 11, tàu hải quân hai bên nổ súng đáp trả nhau. Một thủy thủ CHDCND Triều Tiên thiệt mạng.

Mới đây, ngày 26/3, một tàu tuần tra của Hàn Quốc mang tên Cheonan, đã phát nổ và chìm tại khu vực ranh giới giữa hai nước trên biển Hoàng Hải. 46 thủy thủ đã tử nạn. Các quan chức đổ lỗi cho vụ đắm tàu này là vụ nổ “từ bên ngoài” - có thể từ một thủy lôi hay ngư lôi - hơn là vì trục trặc bên trong.

Điều đó có nghĩa là tàu Cheonan có thể bị tấn công. Seoul đã cẩn trọng khi không trực tiếp cáo buộc Bình Nhưỡng dàn xếp vụ tấn công, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Yu Myung-Hwan lại nói, Hội đồng Bảo an LHQ có thể tham gia nếu các bằng chứng sau đó chứng tỏ sự việc do CHDCND Triều Tiên gây ra.

Phản ứng thận trọng của Seoul sau vụ đắm tàu Cheonan càng chứng tỏ dụng ý tránh đối đầu trực tiếp với Bình Nhưỡng của Tổng thống Lee Myung-Bak. Hàn Quốc đã tìm cách mở rộng ra bên ngoài như một cường quốc quân sự, hơn là tiếp tục tập trung toàn bộ bộ máy an ninh vào nước láng giềng.

Vỏ bọc của Mỹ

Hàn Quốc gần như không thể tự vươn lên thành một cường quốc. Ở mỗi bước đi, Seoul đều nhận được sự chở che từ đồng minh thân cận nhất của mình. Mỹ đã hỗ trợ ở mọi cấp độ - ngay cả ở Bagram, nơi các nhân viên an ninh Không quân Mỹ vẫn đang bảo vệ bệnh viện của Hàn Quốc.

Việc mở rộng quân sự của Seoul có cơ sở mạnh mẽ từ sự hiện diện liên tục của Mỹ ở Hàn Quốc. Đóng góp quân sự to lớn của Mỹ ở Hàn Quốc giúp đảm bảo nước này có thể hướng các nguồn lực vào các cuộc khủng hoảng khác, mà không gây tổn hại an ninh của mình trong quan hệ với CHDCND Triều Tiên.

Hơn 25.000 lính Mỹ thường trực đóng quân ở Hàn Quốc để giúp bảo vệ khỏi các vụ tấn công, nếu có, từ phía bắc. Washington coi trọng việc bảo vệ Hàn Quốc đến mức Lầu Năm Góc đã cấm quân đội Mỹ tại nước này bị triển khai tới Iraq hay Afghanistan. Tướng Mỹ Skip Sharp, tư lệnh đặc trách Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, nói với tờ The Diplomat: “Ưu tiên số một của chúng tôi ở Hàn Quốc là sẵn sàng ngăn chặn và bảo vệ”.

Đợt triển khai quân năm nay là bước tiến lớn hướng tới một nền quân sự mạnh mẽ để Hàn Quốc có thể thường xuyên tham gia phạm vi nhiệm vụ rộng hơn ở nước ngoài. Các thương vụ vũ khí lớn cũng thống nhất với xu hướng này và có thể cho thấy vai trò an ninh trên thế giới lớn hơn của Seoul trong những năm tới.

Năm 2007, Seoul đã đặt mua 3 tàu sân bay cỡ nhỏ đầu tiên. Khi Seoul mua máy bay tiêm kích hải, thì những chiếc tàu 14.000 tấn đó sẽ thuộc hạng mạnh nhất tại châu Á và có thể vươn ảnh hưởng của Hàn Quốc ra toàn thế giới.

David Axe là phóng viên chuyên viết về chiến tranh và các vấn đề quân sự.

  • Đình Ngân (Theo The Diplomat)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,