221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1282595
Bộ trưởng Tài chính: "Việt Nam không nặng gánh vì nợ"
1
Photo
null
Bộ trưởng Tài chính: 'Việt Nam không nặng gánh vì nợ'
,

- Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh "trấn an" Quốc hội: "Cơ cấu nợ của chúng ta khá bền vững, được các nước đánh giá nằm trong tầm kiểm soát. Việt Nam không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ".

>> Nghị trường và dấu ấn đại biểu

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh chiều 27/5 đã giải trình trong 15 phút vấn đề nợ nần mà trước đó đã làm "nóng" nghị trường suốt cả ngày thảo luận.

"Không có nợ xấu"

Theo ông Ninh, nợ Chính phủ, nợ quốc gia có "tăng một chút" so với trước kia cũng vì 2009 là một năm "đặc biệt".

Mô tả ảnh.
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Bội chi để đầu tư cho phát triển.

Để chặn đà suy giảm tác động do khủng hoảng kinh tế, Chính phủ đã áp dụng nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp "tình thế" về tài chính và tiền tệ.

Chính phủ đã "xin" Quốc hội tăng bội chi (lên mức dưới 6,9%) và tăng ứng vốn để đầu tư phát triển, trong đó có phát hành trái phiếu Chính phủ thêm 20.000 tỷ đồng.

Ông Ninh giải thích, trong gói kích cầu 8 tỷ USD, ứng chi ngân sách là 37.200 tỷ, cộng với phát hành trái phiếu thêm là 20.000 tỷ để tăng cho đầu tư.

Mức đầu tư từ trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 - 2006 bình quân phát hành chỉ 7.630 tỷ đồng/một năm.

Nhưng đến giai đoạn 2007 - 2010 đã tăng lên 40.770 tỷ đồng/năm và 2010, Chính phủ vẫn sẽ tiếp tục phát hành 56.700 tỷ đồng. Trái phiếu được phát hành chủ yếu đầu tư giao thông, thủy điện, y tế, thủy lợi... Đặc biệt là các công trình có tầm cỡ quốc gia như đường cao tốc Long Thành - Giầu Dây, cải tạo Quốc lộ 1, cầu Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận, cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân, cảng Thị Vải... Hầu hết phát huy tác dụng tốt.

"Cơ cấu nợ hiện nay của chúng ta chủ yếu là vay nợ nước ngoài và vay trung hạn, dài hạn, chiếm 86,5%, vay WB có thời hạn 40 năm, trong đó 10 năm ân hạn lãi suất 0,75%/năm...", ông Ninh nói.

Bộ trưởng Tài chính khẳng định: "Cơ cấu nợ của chúng ta khá bền vững, được các nước đánh giá nằm trong tầm kiểm soát. Chúng ta không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ".

Mô tả ảnh.
ĐB Đỗ Thị Huyền Tâm (Bắc Ninh): Chỉ số ICOR 2009 đã tiến đến con số 8, gấp 3 lần các nước trong khu vực, nghĩa là hiệu quả làm ăn thấp.

Cũng theo ông Ninh, tiền ngắn hạn lãi suất thương mại khoảng 13,5%, trong đó nợ Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp, cho các dự án đầu tư có hoàn vốn chiếm trên 11% tổng số dư nợ.

"Chúng ta đã trả đầy đủ các khoản nợ, không có khoản nợ xấu, không có khoản nào đến hạn mà không trả được. Dư nợ ở mức độ vừa phải, vẫn đảm bảo phát triển đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thì là tích cực. Giống như đi vay làm nhà rồi về làm ăn trả nợ dần", Bộ trưởng ví von.

Trao đổi với báo chí bên hành lang QH, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng khẳng định, khi vay nợ, Chính phủ đã tính toán và đề phòng trước để không dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho biết, sẽ phải tính toán để xây dựng một chiến lược nợ mới khi Việt Nam đã gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình.

Cũng bên hành lang QH, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho hay, "nới" hay "thu" hẹp dư nợ Chính phủ bao nhiêu cũng phải tính toán. Vì ngay như các nước EU, tỷ lệ dư nợ vẫn ở mức 60% GDP nhưng bội chi thì không quá 3%.

"Việc xây dựng chiến lược nợ sắp tới phải căn cứ tầm nhìn dài hạn, trung hạn, hiệu quả vốn vay và khả năng trả nợ", ông Hiển cho hay.

Mô tả ảnh.
Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển (phải): Xây dựng chiến lược nợ mới phải căn cứ hiệu quả đầu tư.

Việc ấn định một con số "cứng" cũng không hẳn là giải pháp tốt vì ngay các nước phát triển như EU vừa qua cũng "đội" lên nhiều lần so với giới hạn cho phép 60%.

"Biết là điều kiện mỗi nền kinh tế khác nhau nên ta phải chọn một mức dư nợ Chính phủ và dư nợ quốc gia ở mức an toàn nhất. Hiện nay, dư nợ chưa đến mức 50%, vẫn đảm bảo khả năng trả nợ", ông Hiển khẳng định.

ĐBQH Trần Du Lịch: "Quốc hội phân tích kỹ cơ cấu nợ"

Bản chất nợ không phải là xấu. Người ta nói một quốc gia hay một doanh nghiệp kinh doanh được, xài được tiền của người khác thì là giỏi, không ai cho mượn tiền mới là xấu.

Vậy bản chất nợ ở đây là thế nào? Chúng ta phải xác định muốn phát triển nhanh, phải sử dụng tiền người khác... Nếu lo quá không dám vay để làm gì thì chúng ta không phát triển nhanh được.

Tôi kiến nghị UB Tài chính - Ngân sách phân tích rất kỹ về cơ cấu nợ hiện nay, nợ quốc gia, nợ Chính phủ, nguồn sử dụng... Chủ động để chuyển quan điểm từ cân bằng ngân sách nhà nước thụ động sang bội chi chủ động thì không sợ nữa.

  • Lê Nhung
    Ảnh: Lê Anh Dũng

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,