221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1271361
Ủy hội sông Mekong có khoác áo quá rộng?
1
Article
null
Ủy hội sông Mekong có khoác áo quá rộng?
,

- Các học giả, nhà hoạt động môi trường, tổ chức phi chính phủ kêu gọi Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) mở rộng cửa hơn cho các tổ chức dân sự, phi chính phủ.

Dự hội nghị quốc tế sông Mekong ngày 2-3/4 tại Hua Hin, Thái Lan, các chuyên gia đề nghị MRC xem xét kế hoạch phát triển thủy điện trên sông Mekong và các chi lưu, vì những kế hoạch hiện tại có thể sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người dân vùng hạ nguồn.

Đây là lần đầu tiên, MRC mở cửa đón chào các nhóm, tổ chức phi chính phủ, nhà hoạt động môi trường để xem xét những sáng kiến giúp cho việc quản lý tài nguyên nước hiệu quả.

Mô tả ảnh.
Đôi khi lợi ích từng nước lại trái ngược với lợi ích của cả khu vực.

Tại hội nghị, một chuyên gia tài nguyên nước của Việt Nam được hỏi: “Vì sao các dự án thủy điện tuy có nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống con người, môi trường sinh thái nhưng vẫn là chọn lựa chủ yếu trong điều kiện hiện tại?”.

Ông cho biết: “Thủy điện đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng lớn, kỹ thuật xây dựng ngày một giản đơn hơn những yêu cầu trong các dự án sản xuất năng lượng khác như năng lượng hạt nhân và nguồn tài nguyên khai thác tương đối sẵn có, phong phú. Điều cơ bản là chính sách quản lý dự án thủy điện và việc thực thi nó”.

Bản thân MRC trong báo cáo mới đưa ra cũng cho rằng, thủy điện có thể cung cấp nhiều lợi ích lớn khi là nguồn năng lượng có thể phục hồi, xuất khẩu điện sang các nước láng giềng có thể mang lại nguồn tài chính hỗ trợ cho chương trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cũng cần xem xét hàng loạt tác động tới kinh tế và xã hội từ các dự án thủy điện.

Mỗi quốc gia đều có mục tiêu phát triển và lợi ích riêng. Đôi khi lợi ích từng nước lại trái ngược với lợi ích của cả khu vực. Yêu cầu hợp tác phát triển luôn được đặt ra, nhưng thực thi nó một cách hiệu quả lại không phải chuyện sớm chiều.

Ngay tại Hội nghị, đại diện Trung Quốc, ông Trần Minh Trung, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, khoa học và công nghệ thuộc Bộ Tài nguyên nước khẳng định rằng: "Trung Quốc là nước duy nhất ở thượng nguồn Mekong và sẽ không bao giờ có hành động gây ra ảnh hưởng bất lợi đến các quốc gia hạ nguồn".

Ông còn nhấn mạnh, hệ thống đập thủy điện mà Trung Quốc xây dựng "sẽ phát huy vai trò tích cực trong xả nước chống hạn mùa khô và trữ nước chống lụt mùa mưa".

Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến phản đối quan điểm này. Một chuyên gia Thái Lan nói "sẽ có sự thay đổi lâu dài về chế độ dòng chảy" của sông Mekong trong 5 - 10 năm tới với sự phát triển ồ ạt của các đập Trung Quốc, cộng thêm các đập trên những chi lưu.

Đại biểu Pianporn Deetes thuộc Liên minh Cứu sông Mekong cho rằng, thời tiết khô hạn và các công trình đập trên vùng thượng nguồn của Trung Quốc đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc hợp tác giữa tất cả quốc gia chung dòng Mekong. Theo bà, "
đó là cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước và năng lượng, thích nghi với biến đổi khí hậu trong khi vẫn giữ sức khỏe của sông".

Cũng có những chuyên gia cho rằng, việc xây dựng ồ át các đập thủy điện trên dòng chính Mekong cùng các chi lưu không hoàn toàn là tiêu cực.

Theo Witoon Permpongsacharoen thuộc Tổ chức Mạng lưới sinh thái và năng lượng Mekong, các đập này sẽ không giữ lại quá 10% lượng nước sông hàng năm. Hơn thế nữa, với khả năng giữ nước cao hơn, mực nước sông Mekong ở một số khu vực có thể đạt cao hơn trong mùa khô. Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận: “Nếu nhìn vào 20 năm tiếp theo, với nhiều đập thủy điện hơn nữa, các ảnh hưởng tiêu cực lại là chuyện cần nói tới”.

Trong năm 2008, Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng 4 đập thủy điện bị chỉ trích là gây ra tình trạng nước sông thấp bất thường tại vùng hạ nguồn năm nay. Không chỉ dòng chảy khô cạn, mực nước sông Mẹ cũng lên xuống thất thường.

Trong khi các quốc gia lưu vực hạ nguồn trải qua tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, MRC lại không cảnh báo các cộng đồng địa phương ở vùng bắc Thái Lan và Lào về khả năng lũ lụt cùng năm đó. Chuyên gia Pianporn cho rằng, dữ liệu quan sát của MRC cần hiệu quả hơn, các hành động phòng ngừa cần hệ thống hơn.

Các đại biểu tham dự Hội nghị quốc tế sông Mekong tại Hua Hin đề nghị MRC xem xét lại cơ cấu tổ chức, mở rộng cửa hơn cho sự tham gia của các tổ chức dân sự, phi chính phủ, nhà hoạt động môi trường... Ủy hội cần tiến hành nghiên cứu để giảm thiểu tác động xã hội từ những xu thế tiêu cực.

Theo nhiều chuyên gia, MRC cũng cần thiết lập một mạng lưới khu vực Mekong để chính phủ mỗi nước thuộc lưu vực sông trở thành một đối tác trong luật quốc tế về sử dụng tài nguyên nước xuyên biên giới.

Trong lúc còn có nhiều tranh cãi, nhiều quan điểm trái ngược thì người dân vùng hạ nguồn tiếp tục đối mặt với tình trạng khô hạn chưa hề có dấu hiệu chấm dứt.

  • Thái An (từ Hua Hin)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,