221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1274786
“Hội chứng Việt Nam” thời hậu chiến
1
Article
null
“Hội chứng Việt Nam” thời hậu chiến
,

Sau khi vai trò tham chiến của Mỹ chấm dứt tại Việt Nam năm 1973, sau đó là sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn năm 1975, người ta thường đưa ra câu hỏi: "Ai được, ai mất trong cuộc chiến ấy?".

LTS: 35 năm chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ám ảnh, ký ức, và mất mát đau thương còn đó. Vết thương chiến tranh tuy lành sẹo nhưng vẫn không ngừng âm ỉ, nhức nhối. 35 năm sau chiến tranh, đất nước và con người Việt Nam đã gắng khép lại quá khứ, hướng tới tương lai để chung sống hòa bình.

Và… 35 năm sau chiến tranh, số phận của những người lính Mỹ trong quân đội gây chiến và xâm lược Việt Nam liệu có còn bị bóng ma chiến tranh ám ảnh?

VietNamNet giới thiệu loạt bài về Cuộc sống hôm nay của những cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam.

Bài 1: “Hội chứng Việt Nam” thời hậu chiến

Phần lớn người Mỹ muốn nói hoặc đề cập tới một cuộc chiến lâu dài và tổn thất nhất của đất nước họ - cuộc chiến duy nhất mà Mỹ thất bại.

Kết quả là đầu những năm 1980, cuộc chiến ấy tạo ra một làn sóng thu hút: Hollywood, mạng lưới truyền hình, ngành công nghiệp âm nhạc hướng tới Việt Nam như một “điểm đến văn hoá", các học giả, phóng viên, những cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam thì tung ra hàng loạt ấn phẩm về cuộc xung đột, đặc biệt là những tâm điểm các bài học và hậu quả để lại.

Rất nhiều người cho rằng, cuộc chiến ấy đã làm tổn hại tới quan điểm, thể chế và chính sách đối ngoại của Mỹ. George R. Kennan mô tả, Chiến tranh Việt Nam “là tai họa tồi tệ nhất với mọi công việc mà Mỹ đảm nhận trong suốt 200 năm lịch sử”.

Người ta có thể gặp lại những ký ức nhức nhối khi tới thăm Bức tường Chiến tranh Việt Nam tại Washington DC - một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách nhất khi tới thủ đô của Mỹ. Ảnh: Shutterstock

Hình ảnh cựu binh Mỹ bên đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam được treo ở sân bay Washington DC. Ảnh: Phương Loan

Thất bại trong cuộc chiến, ảnh hưởng kinh tế do những khoản chiến phí khổng lồ (nhiều người ước tính là 167 tỉ USD) đã khiến cho nước Mỹ lâm vào tình trạng lạm phát hai con số, nợ liên bang tăng vọt, kinh tế và mức sống sụt giảm trong giai đoạn dài từ cuối những năm 1960 tới 1990.

Mỹ cũng phải trả giá đắt về chính trị cho Chiến tranh Việt Nam. Đó là lòng tin của người dân vào chính phủ giảm sút. Họ thấy hồ nghi về sự chân thực và năng lực của những người lãnh đạo.

Thực tế là, sau cuộc chiến, ngày càng có nhiều người Mỹ hoài nghi và bất tín với chính quyền. Quân đội “mang tai tiếng” trong nhiều năm. Một điều chưa từng có trước đây: Nước Mỹ sau Chiến tranh Việt Nam không có sự tôn trọng hay tin tưởng của các tổ chức công chúng.

Họ lo lắng với lời kêu gọi của các quan chức trong việc can thiệp tại nước ngoài với ngọn cờ dân chủ, tự do. Lưỡng đảng thì nhất trí rằng, chính sách ngoại giao của Mỹ được ủng hộ từ những năm 1940 đã tan rã.

Phe đa số của đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ năm 1973 còn ban hành nghị quyết Quyền quyết định chiến tranh, trong đó không cho phép tổng thống gửi quân đội ra nước ngoài chiến đấu hơn 90 ngày mà không có sự chấp thuận của quốc hội. Quan ngại bị sa lầy khiến nhiều người Mỹ tỏ ra miễn cưỡng với chính sách can thiệp quân sự tại các nước thuộc Thế giới thứ ba.

Khuynh hướng “tự cô lập mới” mà cựu Tổng thống Richard M. Nixon từng gọi là “Hội chứng Việt Nam” trở nên rõ ràng hơn trong những cuộc tranh cãi công khai về các chính sách can thiệp của Ronald Reagan tại Nicaragua và quyết định của George Bush cha với lực lượng Iraq tại Kuwait.

Mặc dù chiến thắng trong Chiến tranh vùng Vịnh thuộc về Mỹ và đồng minh, nhưng lo ngại về chính sách can thiệp lại xuất hiện trong những lần tranh cãi về cam kết điều động lực lượng gìn giữ hoà bình Mỹ của cựu Tổng thống Bill Clinton tại Somalia và Bosnia.

Rõ ràng là, hàng chục năm trôi qua khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, xung đột tiếp tục phủ bóng đen lên tâm trí nhiều người Mỹ. Và những nhà hoạch định chính sách ngoại giao cùng nhất trí nhiều điều rõ ràng là: Mỹ chỉ nên sử dụng vũ lực như một phương sách cuối cùng; chỉ khi lợi ích quốc gia rõ ràng liên quan; chỉ khi có sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân và chỉ khi có khả năng giành chiến thắng nhanh chóng, ít tốn kém.

Cuối cùng, còn một thực tế khác nổi lên. Người ta biết rõ điều ấy với sự trở về của các cựu chiến binh. Mỹ có vẻ lảng tránh với thực tế hơn 2 triệu người đã tới Việt Nam; 1,6 triệu người trực tiếp tham chiến; 300.000 người bị thương, rất nhiều người gặp các vấn đề tâm lý; 2.387 người trong danh sách mất tích và hơn 58.000 người chết.

Thực tế, hầu như chính phủ Mỹ không làm gì để hỗ trợ các cựu chiến binh cùng gia đình của họ. Sau đó là sự xuất hiện của hàng loạt tác phẩm, phim ảnh, chương trình truyền hình mô tả cuộc sống của cựu binh Mỹ, những ký ức tồi tệ họ trải qua, chứng loạn thần họ gánh chịu khi tham chiến ở Việt Nam và cả khi đã trở về nhà.

Nhiều người đã nhắc tới khái niệm, các cựu binh tham chiến ở Việt Nam là nạn nhân của cuộc chiến. Cho dù nhiều cựu binh đã thành công khi trở lại cuộc sống của những người dân bình thường, nhưng rất nhiều người thất bại.

Sau chiến tranh, nhiều cựu binh Mỹ tự sát hơn số người bỏ mạng trong chiến tranh. Có lẽ hơn ¾ trong số một triệu người trở thành vô gia cư hoặc thất nghiệp. Gần 700.000 lính quân dịch, rất nhiều người xuất thân nghèo khó, giáo dục thấp không được hưởng trợ cấp xứng đáng. Họ rất khó khăn khi tìm kiếm việc làm, duy trì các quan hệ gia đình…Bản thân phải chịu đựng bệnh tật vì các loại hóa chất quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh như chất da cam hoặc mắc hội chứng rối loạn tâm lý sau chấn thương…

Dù có giảm hơn, nhưng ám ảnh Chiến tranh Việt Nam tiếp tục hằn sâu vào tâm lý người Mỹ. Trở lại năm 1988, bạn đồng hành tranh cử của Bush là Dan Quayle đã phải bảo vệ danh tiếng trước những thông tin được tiết lộ rằng, ông đã từng dùng những quan hệ chính trị của gia đình để vào Lực lượng phòng vệ quốc gia Indiana năm 1969, nhằm tránh chế độ quân dịch và khả năng phải thực hiện nhiệm vụ tại Việt Nam.

4 năm sau, Bill Clinton, ứng viên đảng Dân chủ tranh cử tổng thống, lại đối mặt với cáo buộc, ông đã tránh quân dịch và sau đó tổ chức cuộc biểu tình phản chiến năm 1969 khi theo theo học ở Anh. Mỗi ví dụ đều nhắc nhở người Mỹ về sự chọn lựa khó khăn của thanh niên Mỹ với một cuộc chiến mà rất nhiều người xem là “mơ hồ về đạo đức”.

Người ta có thể gặp lại những ký ức nhức nhối khi tới thăm Bức tường Chiến tranh Việt Nam tại Washington DC - một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách nhất khi tới thủ đô của Mỹ. Chỉ cao so với mặt đất vài mét, bức tường dài 75m gồm 72 tấm đá hoa cương đen quý hiếm ghép lại, tấm thấp nhất 20cm, cao nhất 3m, được đánh số thứ tự rất khoa học. Họ tên của hơn 58.000 lính Mỹ tử trận tại cuộc chiến tranh Việt Nam được khắc lên đá hoa cương.

Không có những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng, niềm vinh quang, lòng yêu nước hay bài học đạo đức thường thấy ở các đài tưởng niệm chiến tranh, Bức tường Chiến tranh Việt Nam chỉ là ký ức buồn đau của quá nhiều người Mỹ thời trai trẻ...

  • Thái An (Theo Modern American Poetry)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,