221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1275859
Bài 4: Sống với bóng ma chiến tranh
1
Article
null
Bài 4: Sống với bóng ma chiến tranh
,

Họ từng có mặt trong Chiến tranh Việt Nam, và giờ đây đang sống cùng những bóng ma chiến tranh trong cuộc sống thường nhật ở hạt Berkshire.

Bài 1: "Hội chứng Việt Nam” thời hậu chiến
Bài 2: Đạo đức giả của kẻ giết người
Bài 3: 35 năm, trái tim người mẹ Mỹ vẫn nhỏ máu

Ba tuần trước, rất nhiều cựu binh từng trải qua Chiến tranh Việt Nam đã chia sẻ trải nghiệm của mình trong một dự án kết nối văn hóa.

a
Các cựu binh Mỹ nói về những trải nghiệm trong và sau chiến tranh

Những hoạt động trong dự án này năm nay tập trung xung quanh tiểu thuyết của Tim O’Brien “Những điều họ mang theo” - viết về một đơn vị lính Mỹ tại Việt Nam, những trải nghiệm trước, trong và sau chiến tranh của họ.

27 người ở hạt Berkshire gia nhập quân ngũ chết trong cuộc chiến. Những cựu binh từng tham gia Chiến tranh Việt Nam tiếp tục đeo đẳng bóng ma chiến tranh trong phần đời còn lại. Họ sống với ký ức đau buồn, với lòng biết ơn vì đã sống qua cuộc chiến, và đôi khi, cả với những tội lỗi họ phạm phải.

Họ sống với nó - với những ký ức và tâm trạng mà họ từng sống một thời ở một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh.

Cựu binh không quân Bill Mickle tới Việt Nam năm 21 tuổi. "Tôi dành những ngày buồn chán nhất đời mình khi ở Việt Nam”, ông nói. Khi đó, ông thường xuyên ở một tháp quan sát ngày này qua ngày khác.

Đối với một số lính Mỹ trẻ tuổi khác, Việt Nam lại là nơi thanh bình. Trong buổi nói chuyện gần đây với học sinh trường trung học Pittsfield, Mickle đưa ra một tấmhình chụp vườn thú Sài Gòn và thảo cầm viên. Ông nói: “Đây là nơi đẹp nhất, yên bình nhất tôi từng thấy”.

Bức ảnh tiếp theo chụp một toà nhà trắng, ở ngay bên ngoài một căn cứ Mỹ với tấm biển đề: nhà xác. Mickle nhớ lại: "Bạn biết đấy, những cơ thể bốc mùi, hàng ngày, trong thời tiết nóng nực, trong những cỗ quan tài kim loại. Nó là ký ức buồn bã mà chúng tôi trải qua”.

37 năm sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, 35 năm chính quyền Sài Gòn sụp đổ, các cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam vẫn đang sống, nhưng rất nhiều người trong đó phải vật lộn với những cuộc chiến đầy ám ảnh. Có những cuộc chiến họ nhớ tới, có những cuộc chiến họ buộc phải quên đi những gì trải qua.

Bốn thập niên trước, những cuộc thảo luận như bây giờ chưa từng xảy ra.

Chiến tranh Việt Nam kéo dài và nhiều máu đổ. Dù ngày tháng đích thực của cuộc chiến không được biết rõ, nhưng thời điểm bắt đầu cho tới lúc kết thúc kéo dài từ 1954 - 1975. Cuộc chiến đã khiến hơn 58.000 lính Mỹ thiệt mạng, hàng nghìn người bị thương. Hàng nghìn lính nước ngoài khác tử nạn và hàng triệu người vẫn mang trên mình những vết sẹo chiến tranh.

Ước tính có 1,5 triệu người Việt Nam đã chết trong cuộc chiến. Rất nhiều gia đình dân thường Việt Nam chủ yếu là phụ nữ và trẻ em nằm trong số thương vong hay gánh chịu những hậu quả chiến tranh.

Tại thời điểm Chiến tranh Việt Nam xảy ra, ngay ở nước Mỹ, đã có rất nhiều người phản đối xung đột, vì họ tin rằng, người Việt Nam sẽ tự giải quyết được việc của mình mà không cần có ảnh hưởng của chính phủ Mỹ cũng như hàng trăm nghìn binh lính nước ngoài.

Nhiều lính Mỹ trở về từ Việt Nam đã bị tẩy chay, bị phê phán. Chính vì điều này, những cựu binh ấy hiện tại chỉ tìm sự ủng hộ và tình bạn với những cựu binh khác cùng gia đình họ.

Với rất nhiều cựu binh chiến tranh Việt Nam ở Berkshire, bữa tiệc trà thứ năm hàng tuần là một cơ hội.

Tuy họ thường nói đến gia đình và cuộc sống hiện tại, nhưng một số thành viên trong hội cựu chiến binh của hạt đôi khi vẫn nhắc tới quá khứ chiến tranh. “Thật không dễ dàng khi tôi tới đây”, cựu binh Bob Brassard nói. Năm 1966, Brassard nhận được thông báo quân dịch. "Tôi không muốn tới Việt Nam”, ông cho biết.

Ông gia nhập lực lượng không quân. Ông phục vụ ở Okinawa, Nhật Bản và Đài Loan một thời gian, nhưng cuối cùng, vẫn phải tới Việt Nam.

Giống như hầu hết các cựu binh chiến tranh Việt Nam, nhóm của ông không thích hỏi về số người họ bắn hay giết. Nhưng, họ không phủ nhận điều ấy đã xảy ra. "Tôi nghĩ về nó mỗi ngày trong cuộc sống của mình”, Will Rodgers, một cựu binh bộ binh hồi tưởng.

"Bạn biết đấy. Tôi nhìn vào những ngôi làng và nghĩ ‘tất cả những gì mà dân làng nơi đây muốn làm là trồng trọt trên đất của họ, nuôi dưỡng con trẻ và cầu nguyện”, cựu binh đơn vị lính thủy đánh bộ Tyrone Belanger nói.

Theo Mickle, cựu binh không quân Mỹ từ Dalton, có nhiều chi tiết và thực tế Chiến tranh Việt Nam không được nhắc tới. Cựu binh Mỹ từng ở Việt Nam được xây dựng theo một khuôn mẫu là nghiện ngập và vô gia cư.

Tháng 1/1989, Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Mỹ công bố nghiên cứu trải nghiệm Việt Nam, trong đó so sánh những sự khác nhau về dữ liệu sức khỏe giữa cựu binh chiến tranh Việt Nam và cựu binh không phải từ chiến tranh Việt Nam. Dữ liệu thu thập được từ 7.000 người của hai nhóm qua phỏng vấn và kiểm tra sức khỏe cơ thể.

Về thực chất, không có sự khác biệt lớn giữa hai nhóm về tỉ lệ thất nghiệp, nghiện rượu, cần sa hay những loại ma túy nặng hơn. Về tỉ lệ vô gia cư, Liên minh quốc gia những cựu binh vô gia cư của Mỹ ước tính, gần một nửa trong số cựu binh vô gia cư là cựu binh Chiến tranh Việt Nam.

Nghiên cứu cũng cho thấy, cựu binh Chiến tranh Việt Nam mắc các chứng suy giảm hay mất thính giác, sử dụng thuốc, sử dụng rượu và những vấn đề tâm lý cao hơn nhóm còn lại.

Nhưng, hầu hết các cựu binh Chiến tranh Việt Nam cho rằng, đó chỉ là cảm xúc bề ngoài. Việc đối phó với chiến tranh mới ảnh hưởng tới họ nhiều nhất. "Chiến tranh là địa ngục”, Belanger nói. "Chúng ta phải tìm ra con đường khác”.

Cựu binh bộ binh John Watson thì diễn tả: "Chiến tranh chưa từng chấm dứt, thực tế tôi đã phải chịu đựng nó suốt 44 năm”.

Để vượt qua, ông đã sáng tác thơ. “Đó không phải là những bài thơ hay”, ông thừa nhận. Trong một bài thơ, ông viết: “Những đỉnh núi cao xanh mây phủ/Bị vỡ tan hay thành bình địa vì bom”. Và ông kết luận. “Đó là Việt Nam mà tôi từng biết”.

"Điều lớn nhất là tội lỗi”, Watson nói. "Hầu hết chúng tôi đều mang nó trở về trong cuộc sống gia đình bình thường. Tội lỗi sẽ không xa rời bạn, bạn không thể thoát khỏi nó. Nhưng giờ đây tôi biết rằng, bạn phải học cách tha thứ cho chính bản thân mình”.

Watson nói, ông và bạn bè của mình đã học, đã cố gắng sống tốt hơn. Với mình, ông có thể tìm sự khuây khỏa trong những bài thơ, trong niềm suy tưởng và trong nỗ lực giúp đỡ người khác.

  • Thái An (Theo berkshireeagle)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,