221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1268347
Ủy viên Trung ương: Đừng có tâm lý cấp dưới, cấp trên
1
Article
null
Ủy viên Trung ương: Đừng có tâm lý cấp dưới, cấp trên
,

- Tâm lý "cấp dưới", "cấp trên" lâu dần sẽ thành nếp, ảnh hưởng không tốt đến việc thực hành dân chủ, không phát huy được tối đa trí tuệ của tập thể BCH TƯ, làm nhụt sáng kiến và lòng hăng hái, nhiệt tình của mỗi ủy viên TƯ.

>> Loạt bài Đại hội Đảng XI
>> Ủy viên trung ương, sợ gì không dám nói thẳng?

Làm một người đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam cho xứng đáng với danh hiệu đó - như Điều lệ Đảng quy định - đã là người có vinh dự và trách nhiệm lớn lao lắm rồi, bởi vì người đó được đứng trong tổ chức được xác định là đội tiền phong chiến đấu hy sinh vì lợi ích của nhân dân, Tổ quốc, đại biểu cho trí tuệ , đạo đức, lương tâm và danh dự của cả dân tộc.

Làm một ủy viên Ban chấp hành Trung ương (BCH TƯ) của Đảng thì vinh dự có thể nói gấp nhiều lần người đảng viên bình thường.

Bình đẳng về quyền và trách nhiệm

Trên thực tế, hầu hết các ủy viên TƯ hiện nay đều là đại biểu của Đại hội đại biểu toàn quốc (Đại hội) lần thứ 10 của Đảng. Mà đã là đại biểu như thế thì phải trải qua ít nhất ba lần chọn lựa, được sàng lọc, bầu cử từ dưới lên ( trúng cử đại biểu của chi bộ, trúng cử đại biểu của đảng bộ cấp huyện (hoặc tương đương) rồi trúng cử tiếp đại biểu của cấp tỉnh (hoặc tương đương), qua việc thẩm tra tư cách đại biểu mới trở thành đại biểu chính thức của Đại hội - cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng.

Tại sao khi họp hội nghị BCH TƯ, vẫn có người chưa thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của mình khi thảo luận, nghị bàn để làm sáng tỏ những vấn đề sẽ biểu quyết?
Đại hội đã bầu theo thể thức, thủ tục do Điều lệ Đảng quy định mà có người được trúng cử vào BCH TƯ. Xem vậy đủ thấy, để trở thành một ủy viên TƯ là một quá trình được tổ chức Đảng cân nhắc rất kỹ lưỡng và thận trọng. Bản thân sự lựa chọn ấy cho thấy người trúng cử vào BCH TƯ đã được nhận một vinh dự rất lớn lao.

Vinh dự quá rõ ràng, nhưng còn quyền và trách nhiệm?

Quyền ở đây không nói về khía cạnh quyền lợi vật chất mà chế độ hiện hành Đảng và Nhà nước dành cho các ủy viên TƯ. Quyền ở đây là quyền hạn, quyền gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ.

Cần thấy rằng Đảng làm việc theo chế độ tập thể, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Nhưng ĐH chỉ làm việc trong một thời gian ngắn - trên dưới 10 ngày. Trong suốt nhiệm kỳ (thường là 5 năm), có thể có hoặc không có một hội nghị giữa nhiệm kỳ. Như vậy, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai nhiệm kỳ là BCH TƯ. Và giữa các kỳ họp BCH TƯ, quyền lãnh đạo , điều hành mọi hoạt động của toàn Đảng là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư.

BCH TƯ là cơ quan cấp trên của Ban Bí thư, Tổng Bí thư và Bộ Chính trị. Do đó, ở hội nghị BCH TƯ, mọi ủy viên đều bình đẳng với nhau về quyền và trách nhiệm khi thảo luận và quyết định mọi vấn đề liên quan đến quốc kế dân sinh, đến sự tồn vong của Đảng và chế độ...

Là cơ quan thường trực của BCH, Tổng Bí thư và Bộ Chính trị có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, văn bản, các vấn đề trình ra Hội nghị để BCH TƯ thảo luận và quyết nghị, trong đó có vấn đề triển khai thực hiện nghị quyết của Đại hội , đề ra và quyết định các chủ trương, kế hoạch và giải pháp .

Đồng thời, năm cuối cùng của nhiệm kỳ, BCH có nhiệm vụ chuẩn bị mọi nội dung để triệu tập ĐH nhiệm kỳ tiếp theo. Điều lệ Đảng đã quy định rõ ràng như thế, mọi ủy viên TƯ đều hiểu như thế. Nhưng tại sao khi họp hội nghị BCH TƯ, vẫn có người chưa thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của mình khi thảo luận, nghị bàn để làm sáng tỏ những vấn đề sẽ biểu quyết?

Có lẽ nguyên nhân chính của vấn đề vẫn là việc thực hành dân chủ ở trong Đảng nói chung và trong BCH TƯ nói riêng.

Nói dân chủ là nói đến vấn đề quyền và nghĩa vụ, là vai trò và vị trí của mỗi thành viên, vấn đề chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng.

Không nhầm vai

Đảng ta làm việc theo chế độ tập thể và phân công cho cá nhân phụ trách. Như trên đã nói, ở giữa hai kỳ Đại hội, BCH TƯ là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng. Khi BCH TƯ không họp thì quyền lãnh đạo và điều khiển các hoạt động của Đảng thuộc về Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư.

Các ủy viên TƯ sau khi dự hội nghị BCH TƯ thì cá nhân mỗi người đảm trách một công việc: bí thư tỉnh ủy, bộ trưởng (đồng thời là trưởng ban cán sự)... Khi ấy, họ là cấp dưới phải phục tùng cơ quan lãnh đạo cấp trên là Ban Bí thư, Bộ Chính trị và Tổng Bí thư. Nhưng cũng vẫn các ủy viên TƯ ấy khi tham dự hội nghị BCH TƯ thì lại bình đẳng với tất cả mọi ủy viên khác trong BCH, họ là thành viên trong cơ quan quyền lực cấp trên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, kể cả Tổng Bí thư.

Cần xác định rõ vị trí, vai trò của từng người ở trong từng quan hệ cụ thể để tránh tình trạng có người e dè vì nhầm lẫn vị trí, "tâm lý cấp dưới", tuyệt đối phục tùng cấp trên khi ở hội nghị BCH; lại có người quen với tác phong làm việc hàng ngày, "tâm lý cấp trên" chỉ huy, điều khiển cấp dưới khi làm việc ở hội nghị.
Ngược lại, các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, sau hội nghị BCH, là cấp trên của các ủy viên TƯ khác nhưng khi họp BCH thì họ cũng là một thành viên bình đẳng, ngang quyền với mọi ủy viên TƯ.

Chính vì thế, cần xác định rõ vị trí, vai trò của từng người ở trong từng quan hệ cụ thể để tránh tình trạng có người e dè vì nhầm lẫn vị trí, "tâm lý cấp dưới", tuyệt đối phục tùng cấp trên khi ở hội nghị BCH; lại có người quen với tác phong làm việc hàng ngày, "tâm lý cấp trên" chỉ huy, điều khiển cấp dưới khi làm việc ở hội nghị BCH.

Tâm lý cấp trên, cấp dưới ở hội nghị BCH, nếu không được lưu ý, lâu dần sẽ thành nếp, ảnh hưởng không tốt đến việc thực hành dân chủ, đến chế độ làm việc tập thể, cá nhân phụ trách của Đảng; như vậy sẽ không phát huy được tối đa trí tuệ của tập thể BCH, làm nhụt sáng kiến và lòng hăng hái, nhiệt tình của mỗi ủy viên TƯ.

Mỗi ủy viên TƯ đều được chọn lựa cẩn thận và được toàn Đảng ủy thác quyền hạn và giao trách nhiệm. Điều lệ Đảng là "luật" đảm bảo cho mỗi người trong số họ vị trí vinh dự lớn trong Đảng và trong xã hội, đồng thời cũng quy định rõ quyền hạn rất cao và trách nhiệm rất nặng nề.

Dù đã được lựa chọn kỹ nhưng ủy viên TƯ cũng là con người, là sản phẩm cụ thể của thời đại, họ cũng có những ưu điểm, nhược điểm và có cả những khuyết tật của xã hội mà họ đang sống.

Hồ Chủ tịch từng nói: "Trong Đảng ta, gồm có những người có tài, có đức. Phần đông những người hăng hái, thông minh nhất, yêu nước nhất, kiên quyết nhất, dũng cảm nhất đều ở trong Đảng ta... Tuy vậy, không phải là người người đều tốt, việc việc đều hay. Trong Đảng ta chưa hoàn toàn tránh khỏi một vài kẻ vu vơ, những việc không chính đáng... Cũng như một nhà có rể khờ, dâu dại..." (Hồ Chí Minh toàntập, t5, tr262).

Những điều trên vẫn có thể coi là nhận định chung về Đảng ta trong tình hình hiện nay, không có bộ phận nào là ngoại lệ.

Vấn đề là mỗi ủy viên TƯ nên thấy hết niềm vinh dự của mình luôn song hành với quyền cao và trách nhiệm lớn, tự ý thức về bổn phận của mình đối với vị trí vinh quang và đầy trọng trách mà họ đang được Đảng và dân trao phó.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,