- Phạt thật nặng, phân làn đường một cách khoa học, đừng làm kiểu "chiến dịch"... Hàng trăm độc giả muốn giúp Giao thông Vận tải giải quyết tắc đường ở các thành phố lớn. Có bạn đọc khẳng định chỉ mất 3 năm để dứt điểm vấn nạn này.
Không "ra quân"
Bạn đọc Phạm Việt Tùng (Quy Nhơn) “xoáy” vào 3 nội dung lớn mà Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn đầu xuân: "xây dựng cơ chế chính sách, đầu tư xây dựng hạ tầng và an toàn giao thông". Ông Tùng cho rằng để làm được trong giai đoạn từ 10 - 15 năm như Bộ trưởng nói là “quá thành công”.
Trong đó, ngoài việc xây dựng ý thức cho người tham gia và thi hành giao thông, cần phải đưa ra biện pháp chế tài mạnh và thuyết phục (như ý kiến của ông Trần Huy Ánh là một biện pháp). Song, độc giả Tùng nhận xét việc nâng cao biện pháp chế tài và ý thức trách nhiệm của người thi hành công vụ kết hợp những trang thiết bị hiện đại để xử lý hình phạt vẫn là biện pháp trước mắt.
“Giảm tải ách tắc, tai nạn giao thông không phải chỉ riêng một ngành giao thông mà cần phải có sự tham gia của các ngành, cấp có liên quan và ngay cả người tham gia giao thông, đồng thời cần rất nhiều thời gian. Do đó, trước mắt cần phải có biện pháp chế tài mạnh đối với những người vi phạm luật giao thông, xử lý, đầu tư, quan tâm giảm thiểu tối đa các "điểm đen" trong giao thông....”, bạn đọc nêu ý kiến.
Một bạn đọc ở TP.HCM cũng đề cao việc tăng cường lực lượng xử phạt vi phạm giao thông, tăng chế tài và thực hiện nghiêm túc để răn đe.
"Bội thực" giao thông đã trở nên phổ biến trong nội đô không chỉ giờ cao điểm.
"Các cơ quan chức năng không nên làm theo kiểu chiến dịch hoặc từng đợt ra quân mà nên làm lâu dài và tăng mức xử phạt với xe máy, tối thiểu phải 500 nghìn đến 1 triệu đồng. Với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, cho dù có thế nào thì cũng phải tuân thủ luật giao thông còn hơn bị phạt với mức đó”.
“Không khó như Bộ trưởng nghĩ!”, bạn đọc Lê Định Khuê nói để giải quyết bài toán giao thông, chỉ cần trả lại đúng công năng của hệ thống giao thông đô thị hiện tại. Nhưng việc đơn giản như vỉa hè dành cho người đi bộ, xử phạt với mức cao nhất hoặc tịch thu các xe đỗ dựng trên vỉa hè, đẩy mạnh hoạt động xe buýt và bố trí tuyến chạy, bến đón hợp lý và thuận tiện cho mọi người, mọi loại hàng hóa…
Hiến kế việc “cần làm ngay” cho Bộ trưởng, bạn đọc Nguyễn Thanh Nhàn (Hà Nội) cho rằng việc đầu tiên cần phải thay đổi chính là tư duy xử phạt vi phạm giao thông. Bạn Nhàn đồng tình với giải pháp của ông Trần Huy Ánh là lắp đặt camera theo dõi vi phạm giao thông, khôi phục lại tín hiệu giao thông để trả lại việc ngăn ngã ba, ngã tư có lối quay đầu quá hẹp dễ gây ùn tắc, xung đột.
3 năm để dứt điểm ùn tắc
Cho rằng "cấm xe máy" chỉ là biện pháp "thắt cổ chai", bạn đọc Nguyễn Hải Nam (Hà Nội) đề xuất với Bộ trưởng sáng kiến “3 năm giải quyết dứt điểm nạn ùn tắc giao thông”, hứa hẹn “tính khả thi, không tốn nhiều tiền”, “dứt điểm, không làm làm xáo trộn cuộc sống của dân cư”.
“Nếu để 15 năm như Bộ trưởng nói thì gay go quá, lúc đó phương tiện giao thông, dân cư tăng gấp năm, gấp bảy lần rồi. Cách đây khoảng 15 năm, từ nước ngoài về, nhìn cảnh tượng giao thông, chúng tôi có nói, thế này thì sau khoảng 10 năm giao thông, Hà Nội và TP.HCM sẽ đi vào ngõ cụt. Nhưng sự thật không phải chờ 10 năm”.
Trong những việc đề xuất Bộ trưởng “cần làm ngay”, bạn đọc
Khi số lượng xe cộ vượt quá ngưỡng cho phép, ùn tắc giao thông xảy ra là chuyện đương nhiên.
Bạn đọc Việt Nguyễn cho rằng số lượng xe cộ lớn dù cho ý thức tham gia giao thông của người dân có cao đến mấy thì tắc đường vẫn cứ xảy ra như một hiện tượng tự nhiên không thể ngăn cản được. Điều quan trọng là phải kiềm chế sự tăng trưởng các phương tiện theo mức độ mở rộng quỹ đường đô thị.
Bạn đọc Vinh (Hà Nội) cho rằng hạ tầng giao thông của Hà Nội và TP.HCM không quá tệ, lưu lượng giao thông cũng chưa phải là quá khả năng chịu đựng của hạ tầng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tắc nghẽn chính là việc tổ chức các luồng giao thông quá kém.
Thứ nhất, đường xá không được phân làn rõ ràng. Ngã ba, ngã tư không có khái niệm làn rẽ, làn chờ. Thứ hai, người dân không được hướng dẫn giao thông theo làn như muốn rẽ trái thì phải đổi sang làn đường rẽ trái, rẽ phải phải sang làn rẽ phải, không được rẽ cắt mặt hay cách sử dụng làn đường chờ. Luật giao thông Việt nam không hề có khái niệm này như đường cao tốc mới nhất Việt
“Ý thức chấp hành là một phần nhưng ở đây chính là vấn đề dân trí. Bên cạnh camera kiểm soát là ý tưởng tốt, đã được các nước áp dụng, việc giáo dục và hướng người dân đi theo làn đường là mấu chốt để giải quyết tắc đường. Tất nhiên, cần phải phân làn đường rõ ràng, khoa học trước khi hướng dẫn người dân”.
-
Linh Thư