- Sau khi được lực lượng chức năng Đà Nẵng cứu sống đầu tháng 11 ở vùng biển Khuê Mỹ (Đà Nẵng), 8 thủy thủ Trung Quốc trên tàu Lucky Dragon bị đắm nguyện sẽ nhớ ơn suốt đời.
"Các bạn đã cho chúng tôi cuộc sống lần hai"
Thủy thủ Trung Quốc trên tàu Lucky Dragon bật khóc sau khi được Bộ đội biên phòng Đà Nẵng cứu sống. Ảnh: HC
Ngay trong đêm, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Đà Nẵng, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn khu vực 2 (Danang MRCC) đã điều động hơn 50 cán bộ, chiến sĩ cùng các phương tiện chuyên dụng cứu hộ cứu nạn như tàu SAR, tàu cứu hộ của Vùng 3 Hải quân, súng bắn cáp cùng với nhiều người dân Đà Nẵng tổ chức tiếp cận cứu tàu, đưa thủy thủ đoàn vào bờ.
Đêm ngày 2 đến sáng 3/11, lực lượng chức năng kiên trì túc trực, tìm mọi cách, phương án nhưng vì sóng gió quá lớn, mọi nỗ lực đều bất thành. Con tàu chìm dần và bị sóng biển đánh gãy làm đôi.
Quyết định bằng mọi giá phải cứu thủy thủ, lực lượng biên phòng và tìm kiếm cứu nạn đã quyết định phương án táo bạo là trực tiếp mang áo phao bám dây thừng bơi ra tiếp cận tàu cứu người trong điều kiện sóng gió dữ dội. Sau 14 giờ đồng hồ ứng cứu, cả 12 thủy thủ theo lệnh đã nhảy khỏi tàu và được nhanh chóng đưa vào bờ an toàn, tiến hành sơ cấp cứu, hồi phục sức khỏe.
“Chúng tôi vô cùng cảm động khi thấy lực lượng cứu hộ Việt Nam xuất hiện. Các chiến sĩ cùng người dân bị sóng gió quăng quật, đánh bật ra mỗi khi cố tiếp cận con tàu để cứu chúng tôi. Các bạn đã cho chúng tôi cuộc sống lần thứ hai. Nếu không có tấm lòng, nghĩa cử cao quý bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng cứu giúp của các bạn, chúng tôi thật không biết điều gì sẽ xảy ra”, Shang Wu nói.
Thủy thủ Trung Quốc trên tàu Lucky Dragon bị nạn được điều trị tại bệnh xá Bộ đội biên phòng Đà Nẵng. Ảnh: HC
Đồng cảm với Shang Wu, thủy thủ Liu Shi Gui (37 tuổi) kể anh đã gọi điện báo tin ngay cho vợ và con trai ở quê nhà để họ yên tâm anh đã được cứu sống.
Liu Shi Gui không bao giờ quên được những tình cảm, nghĩa cử tốt đẹp từ phía Việt Nam: “Đến khi được lực lượng cứu nạn đưa vào bờ an toàn, tôi mới hoàn toàn tin rằng mình còn sống. Tôi không còn nhớ nổi gương mặt, không hề biết tên tuổi, quê quán những người đã bất chấp nguy hiểm để cứu mình nhưng tôi biết mình đã nợ họ món nợ ân tình, không có gì có thể sánh được”.
Đạo lý
Đáp lại, thiếu tá Nguyễn Tống Khương, trợ lý Quản lý biên giới thuộc phòng tham mưu Bộ đội biên phòng Đà Nẵng khẳng định: “Đối với bất kỳ công dân của quốc gia nào gặp nạn trên vùng biển Việt Nam, đặc biệt là vùng biển miền Trung, cứu người là mệnh lệnh cao cả, tối cao nhất. Đó cũng là chính sách nhất quán, truyền thống và đạo lý tốt đẹp xưa nay của dân tộc Việt Nam”.
Ông cho hay, sau khi tiếp nhận các thủy thủ bị nạn, trạm xá Bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã khám sức khỏe, truyền dịch cho họ, hỗ trợ chế độ thuốc men, ăn uống theo tiêu chuẩn đặc biệt, phù hợp khẩu vị từng thủy thủ. Đồng thời hoàn trả toàn bộ tài sản, tư trang theo đúng tinh thần chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, cử lực lượng tham gia bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản, hàng hóa trên tàu, xử lý ô nhiễm môi trường nếu xảy ra sự cố.
Cùng với việc nhanh chóng làm thủ tục nhập cảnh cho số thủy thủ bị nạn và tạo điều kiện thuận lợi cho họ mua sắm cá nhân, lực lượng biên phòng cũng phối hợp với Sở Ngoại vụ Đà Nẵng thông báo tình hình cho cơ quan đại diện Bộ Ngoại giao của 2 quốc gia Trung Quốc và Myanmar biết để phối hợp đưa thủy thủ về nước.
Sau khi được cứu chữa, thủy thủ Trung Quốc nhanh chóng hồi phục sức khỏe để sẵn sàng về nước. Ảnh: HC
Trước khi rời Đà Nẵng, thuyền trưởng Min Soe bày tỏ: “Cảm ơn những tấm lòng Việt
-
Hải Châu