221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1246943
"Quản lý Internet bằng kỹ thuật không phải là tối ưu"
1
Article
null
Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông:
'Quản lý Internet bằng kỹ thuật không phải là tối ưu'
,

 - Trả lời chất vấn của Quốc hội chiều 17/11, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho biết: Tăng cường quản lý với Internet bằng các biện pháp kỹ thuật sẽ làm ảnh hưởng đến việc thông suốt trong thông tin.

Không công bằng nếu không nói đến cái hay

Trước nhận xét của ĐB Cao Thành Văn (Bạc Liêu) rằng mặt trái của Internet - các trang web không lành mạnh - "đang tác động xấu đến toàn xã hội" và câu hỏi "Bộ đã có những biện pháp gì để trực tiếp đề nghị các nhà cung cấp mạng tìm kiếm lớn như Yahoo, Google. trong việc hạn chế sự lan truyền của các trang web này chưa?", Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cho hay mỗi lần đi nước ngoài, ông đều tìm hiểu xem các nước quản lý thế nào.

"Nhưng đến giờ phút này, tìm một lời giải tương đối rõ ràng, rành mạch là rất khó khăn", Bộ trưởng nói.

Mô tả ảnh.
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp: 21 triệu người đọc báo mạng. Ảnh: Trần Dũng


 Cho rằng sẽ "không công bằng" nếu không nếu không nói đến những cái hay của Internet và các trang thông tin điện tử, "kể cả blog" và nêu một loạt những điều Internet mang lại cho con người, Bộ trưởng cho hay: "Quản lý Internet bằng các biện pháp kỹ thuật nhiều sẽ tạo ra ách tắc, tính thông suốt trong thông tin bị ảnh hưởng".

"Tất nhiên khi cần làm thì vẫn phải làm nhưng đây không phải là giải pháp tối ưu, mà cần thiết thôi. Cũng như trong giao thông đặt ra quá nhiều trạm barie thì rõ ràng lưu lượng, tốc độ lưu thông sẽ chậm đi, nhưng khi cần thiết vẫn phải làm", ông Hợp nói.

Vị tư lệnh ngành thông tin cũng khẳng định đã bổ sung gần như đầy đủ luật lệ, công cụ, từ quản lý Internet cho đến xử phạt các đại lý, song các văn bản này mới ban hành cuối năm ngoái và giữa năm nay. Điều này cho thấy Bộ rất trách nhiệm trong vấn đề quản lý này.

Bộ trưởng cũng kêu gọi việc giáo dục để nâng cao trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm gia đình, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm của các đoàn thể, đặc biệt là đoàn thanh niên bởi số lượng người đọc báo mạng rất lớn, gần 21 triệu người, so với số lượng độc giả báo in là 6 triệu.

Quản lý thuê bao trả trước: vất vả

Nhiều ĐB chất vấn về việc quản lý thuê bao di động trả trước. Hiện cả nước có 104 triệu điện thoại/86 triệu dân, trong đó có 16 triệu điện thoại cố định, 4 triệu điện thoại di động trả sau, còn lại là di động trả trước.

“Quản lý di dộng trả trước rất vất vả, khó khăn”, Bộ trưởng nói. Mặc dù đã triển khai các biện pháp nhằm quản lý chặt hơn, song ông cho rằng chỉ có thể “làm chủ” trong quản lý loại hình thuê bao này khi tiến hành thực hiện quản lý dữ liệu chứng minh thư nhân dân điện tử.

Bộ trưởng đề xuất Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Bộ Công an sớm thực hiện quản lý chứng minh thư nhân dân điện tử, bày tỏ sẵn sàng chia sẻ công việc này để việc quản lý thuê bao di động trả trước chặt chẽ, qua đó góp phần quản lý xã hội, đảm bảo an ninh cũng như tiết kiệm kho số.

Ông cũng đồng tình với đại biểu Đặng Như Lợi việc quản lý không nên chạy theo số lượng. Hiện nay, Bộ TT&TT đang thực hiện quyết liệt giải pháp tất cả các đại lý bán sim đều phải bán chặt chẽ bằng chứng minh thư trong lúc chờ đợi chứng minh thư điện tử.

“Xin tiếp thu để quản lý di động trả trước tốt hơn. Ở ta chỗ nào cũng có thể bán sim được, bán sim như rau muống, thức ăn hàng ngày, do đó phải quản lý chặt chẽ hơn, trước hết là doanh nghiệp, để có lượng thuê bao chính xác hơn, hoạt động hiệu quả hơn, kết quả xác thực hơn”, Bộ trưởng nói.

Mô tả ảnh.
Các đại biểu mong muốn quản lý chặt chẽ dịch vụ trò chơi trực tuyến. Ảnh: Trần Dũng


 BTS không nguy hại cho sức khỏe

Trước chất vấn dồn dập của ĐBQH, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp khẳng định các trạm thu phát sóng di động (BTS) xây dựng gần khu dân cư không gây nguy hại cho sức khỏe. Ông cho hay khẳng định của ông dựa trên các căn cứ, cơ sở, nghiên cứu do thế giới công bố cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Việt Nam xác định.

“Chưa có bằng chứng nào cho thấy tín hiệu tần số các trạm thu phát viễn thông và các trạm viễn thông gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người”, Bộ trưởng nói.

Cả nước hiện có 42 nghìn trạm BTS và đang có xu hướng gia tăng nhanh xuất phát từ nhu cầu của nhân dân. Về kiểm định chất lượng các trạm BTS, Bộ TT&TT đã tiến hành kiểm tra 25 nghìn trạm, trong đó có 117 trạm không đạt tiêu chuẩn và đã buộc yêu cầu khắc phục ngay.

Theo Bộ trưởng, đến năm 2010, Bộ sẽ hoàn thành việc kiểm tra các trạm BTS, đảm bảo chất lượng. Trước chất vấn của ĐB Nguyễn Thành Tâm về chất lượng của một nửa số trạm BTS chưa được kiểm tra và cơ chế xử lý vi phạm nếu không đảm bảo chất lượng, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp “hứa” tỷ lệ đảm bảo của các trạm BTS sẽ đạt chắc chắn 95%, tính toán mức sai phạm giao động trong 5%. Nếu trạm BTS nào vi phạm  sẽ cho dừng hoạt động. 

Trước phản ánh của đại biểu về sự lo lắng của người dân, Bộ trưởng cho đây là vấn đề “tâm lý”. Thậm chí, có nơi phản ánh nhưng khi Bộ kiểm tra mới phát hiện đó là các trạm mới được lắp đặt, chưa đi vào hoạt động mà đã thấy ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận trước ĐB Nguyễn Lân Dũng đó là công tác tuyên truyền để người dân hiểu chưa làm tốt.

“Tôi nhận khuyết điểm trước đại biểu. Trước đây Bộ Bưu chính Viễn thông để thiếu thông tin về các trạm BTS thì có thể chấp nhận được nhưng giờ Bộ Thông tin và Truyền thông, quản lý cả phần thông tin mà để nhân dân thiếu thông tin về trạm BTS là không chấp nhận được. Chúng tôi sẽ có chương trình tuyên truyền cho người dân, vừa để giám sát và cũng để các doanh nghiệp triển khai dịch vụ của mình...”.

Trả lời ĐB Trần Thị Quốc Khánh về việc xử lý của Bộ đối với các cơ quan báo chí đưa tin sai sự thật, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp và người dân, như sữa nhiễm melamine của Hà Nội milk, bưởi gây ung thư, rau Thanh Trì nhiễm độc hoặc việc tẩy trắng trứng gà, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông khẳng định: "Bộ đang làm quyết liệt vấn đề này, làm thế nào để mọi thông tin trên báo phải chính xác, đúng, khen đúng, chê đúng".

Ông cũng cho hay, những phóng viên đưa tin sai đều phải xử lý nghiêm túc. Năm ngoái, Bộ đã rút thẻ 15 phóng viên, sang năm nay, tính đến tháng 10, chỉ có 6 trường hợp đưa tin sai sự thật và đã rút thẻ 4, xử lý hành chính 214 triệu đồng.

"Chúng tôi thấy có tiến bộ hơn trong quản lý báo chí. Báo chí đã đồng hành cùng dân tộc và cổ vũ toàn dân tộc tiến lên trong sự nghiệp đổi mới".

  •  Xuân Linh
     
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,