221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1247264
ĐH Mỹ tổ chức hội thảo quốc tế về Biển Đông
1
Article
null
ĐH Mỹ tổ chức hội thảo quốc tế về Biển Đông
,

- Ngày 18/11, Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Yale, Mỹ đã dành trọn một ngày thảo luận về vấn đề Biển Đông trong bối cảnh Việt Nam, với sự tham gia của các học giả Việt Nam và Hoa Kỳ.

Biển Đông của hòa bình hay nổi sóng?

Tham luận tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Trung, nguyên thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng, nay là chuyên gia độc lập, lo ngại những tranh chấp tại Biển Đông tự nó đã đủ phức tạp, lại đang trở nên nhạy cảm hơn trong bối cảnh quốc tế hiện tại, khi sức mạnh của Trung Quốc đi lên trong khi sức mạnh Mỹ đi xuống.

"Lực hút của hai xu hướng này tác động quyết liệt vào thế giới còn lại với tất cả sự cọ xát, giằng xé và bạo lực".

Theo ông Trung, Biển Đông có thể kém ổn định hơn trước về một số phương diện nào đó.

“Một giải pháp hòa bình các tranh chấp tại Biển Đông, thỏa hiệp được tối đa các nước có liên quan trong vùng và được cùng nhau chấp nhận, sẽ là điều rất đáng mong muốn”, nhưng ông Trung cho rằng vào thời điểm hiện tại, đây là mong muốn không hiện thực. Lúc này, từng nước nói riêng và tất cả các nước trong vùng cần lựa chọn gì cho Biển Đông: Biển của hòa bình, hay nổi sóng?

Ảnh: VNN
Ông Nayan, TBT tạp chí YaleGlobal phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: VNN
Đề xuất gọi Biển Đông (hay biển Nam Trung Hoa theo cách nói của Trung Quốc) là Biển Đông Nam Á, TS Vũ Quang Việt đặt câu hỏi về khả năng thỏa hiệp của Trung Quốc với các nước ASEAN trong tranh chấp Biển Đông, khi nước này luôn giữ hai mục tiêu: thỏa mãn tiềm thức bá quyền và khẳng định quyền sở hữu với các tài nguyên đáy biển để sử dụng cho tương lai.

TS Việt cho rằng, Trung Quốc có vẻ sẽ khẳng định sức mạnh của mình bằng cách xây dựng luật riêng để bảo vệ cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc tại vùng lãnh thổ hình chữ U mà nước này tuyên bố; triển khai luật riêng về Biển Đông Nam Á với việc sử dụng các biện pháp quân sự ngày càng tăng, bao gồm cả việc sử dụng tàu sân bay; sử dụng sức mạnh vượt trội để bảo vệ việc khai thác tài nguyên ở khu vực tranh chấp…

Ông Nguyễn Trung quan ngại, “liệu có xuất hiện tình huống các nước nhỏ trong khu vực Biển Đông có thể lại rơi vào thế trở tay không kịp?”

Ngăn ngừa chiến tranh, tìm giải pháp hòa bình

Vạch rõ những vô lý trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, TS Vũ Quang Việt cũng đưa những gợi ý chính sách để có thể ngăn ngừa chiến tranh, tìm giải pháp hòa bình cho Biển Đông.

Để ngăn ngừa chiến tranh, theo TS Việt, ASEAN và Mỹ cần làm rõ rằng các nước này không công nhận tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền trong khu vực 9 đoạn hình chủ U, từ quan điểm lịch sử, phát hiện hay thực hiện quyền sở hữu một cách liên tục và hòa bình.

"Các bên phải nỗ lực để đảm bảo rằng Biển Đông Nam Á không phải là cái hồ của Trung Quốc".

Để chống lại tuyên bố của Trung Quốc, ASEAN cần đưa vấn đề này ra Tòa án công lý quốc tế. Nếu Trung Quốc từ chối, ASEAN nên xác định một chỗ đứng chung, hỏi ý kiến của Tòa án công lý quốc tế hoặc các cơ quan luật pháp quốc tế khác về việc liệu các đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nên được xem là các đảo đá hay không?

Tất cả các quốc gia châu Á vì quyền tự do hàng hải nên ủng hộ Công ước Luật biển quốc tế của LHQ rằng vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích khai thác, bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Để đưa ra giải pháp hòa bình, TS Việt chỉ ra các con đường khả dĩ: Phải xem các vùng biển có đảo và không phải đảo cùng với đáy biển là hai vấn đề riêng biệt. Trong khi chờ đợi một giải pháp cho vấn đề quyền sở hữu với các quần đảo, ASEAN và Trung Quốc hay chỉ riêng ASEAN có thể yêu cầu Tòa án công lý quốc tế phán quyết về bản chất của các quần đảo trên biển Đông liên quan đến việc công nhận các đảo này là đảo hay đá.

Các bên cũng cần nghiên cứu và thảo luận để có sự phân chia công bằng về vùng đặc quyền kinh tế trên hai hướng: các quần đảo có đảo gắn với vùng đặc quyền kinh tế, và các quần đảo có các đảo đá.

Các bên cần áp dụng nghiêm túc tuyên bố về các nguyên tắc ứng xử ở Biển Đông đã được kí kết vào 4/11/2002 và mở rộng sự tham gia kí kết của các nước liên quan về tuyên bố các nguyên tắc ứng xử trên Biển Đông.

Theo ông Trung, "ASEAN có trong tay mình các phương tiện giữ hòa bình cho Biển Đông, hy vọng  ASEAN vận dụng chúng hữu hiệu" "sự  hợp tác của thế giới bên ngoài với ASEAN cho một Biển Đông của hòa bình có ý nghĩa rất quan trọng". 

  • H. Phương
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,