221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1242963
Chấm dứt tận thu tài nguyên cho tăng trưởng
1
Article
null
Chấm dứt tận thu tài nguyên cho tăng trưởng
,

 - Đại biểu Quốc hội yêu cầu chấm dứt tăng trưởng theo bề rộng, khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên, bởi cái giá phải trả quá đắt.

"Không đủ bù đắp thiệt hại môi trường"

Sáng nay (27/10) - buổi thảo luận đầu tiên tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội, rất nhiều đại biểu lên tiếng về chất lượng tăng trưởng.

Người "khai pháo" là đại biểu Hồ Quốc Dũng (Bình Định) khi cho rằng chất lượng tăng trưởng "đã và đang trở thành thách thức lớn": "Tăng trưởng kinh tế nhiều năm nay vẫn chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động có trình độ thấp".

Mô tả ảnh.
Ảnh: VA

Sau khi "lưu ý" việc đầu tư dàn trải nhưng lại không chú ý nhiều đến các ngành công nghệ cao, các ngành có khả năng dẫn dắt, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, ông Dũng thẳng thắn: "Nếu chúng ta vẫn duy trì tăng trưởng như hiện nay thì không những không đạt được tăng trưởng bền vững như chúng ta mong muốn mà còn có nguy cơ triệt tiêu những thành quả chúng ta đã đạt được".

Nếu như đại biểu Nguyễn Hồng Nhị (Nghệ An) lo ngại việc khai thác lãng phí tài nguyên rừng thì đại biểu Hoàng Ngọc Thái (Ninh Thuận) chỉ ra "căn bệnh nguy hiểm" là không quyết liệt trong công tác hậu thanh tra trong quản lý về tài nguyên, khoáng sản.

Phân tích xa hơn, đại biểu Nguyễn Danh (Gia Lai) chỉ ra: Tăng trưởng không thể bằng mọi giá mà phải tính đến hiệu quả và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. 

Đại biểu Trần Hồng Việt (Hậu Giang) cũng nhận định khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên dầu mỏ, than và một số khoáng sản không tái tạo chính là bất cập của tăng trưởng theo bề rộng, thiếu vững chắc, "tăng trưởng phải trả giá quá đắt cho môi trường, không đủ bù đắp do thiệt hại môi trường".

Gói kích cầu hơi "quá liều"?

Các đại biểu cũng tập trung "soi" hiệu quả gói kích cầu, với những nỗi lo chung: chi không đúng đối tượng, chi sai, gây thất thoát ngân sách.

Đại biểu Nguyễn Văn Ba (Khánh Hoà) cho rằng, nếu coi đây là "cái gậy" để Chính phủ ra các quyết định liên quan đến điều hành kinh tế thì trước khi quyết định đưa ra gói kích cầu thứ hai, cần đánh giá lại gói thứ nhất trên các phương diện: bao nhiêu phần trăm đến đúng đích, sử dụng như thế nào, số DN còn khó khăn, cần vốn mà chưa tiếp cận được...

Thậm chí, đại biểu Trần Hồng Việt còn lo ngại, phải chăng Chính phủ bi quan nên "bốc" thuốc về gói kích cầu hơi quá liều chăng khi chi ngân sách quá cao.

"Đành rằng tăng chi để chống suy giảm kinh tế nhưng cao quá trong khi hiệu quả tăng trưởng thấp - thể hiện ICOR cao, dư nợ Chính phủ lớn, khai thác tối đa tài nguyên không tái tạo. Để tăng trưởng phải trả giá như vậy là quá đắt", ông nói.

Còn nhiều vấn đề "tồn"

Ông Nguyễn Bá Thanh nêu lên nhiều vấn đề bức xúc lâu nay Chính phủ dường như bế tắc, "không có lối ra": kẹt xe, ngập nước ở đô thị, quá tải bệnh viện, lạm thu, tai nạn giao thông, khiếu nại tố cáo đông người...

Trong khi đó thì lãng phí, thất thoát vẫn rất lớn. "Chúng ta nghèo nhưng đầu tư lãng phí. Mua tàu trên 1.000 tỷ đồng làm du lịch từ Quảng Ninh vào Khánh Hoà mà chẳng mấy người đi, chưa chạy mấy lần đã hỏng mà còn định mua cái nữa, trong khi du lịch VN không chuộng biển, chủ yếu tàu hoả, máy bay... nên lãng phí quá", ông nói. Cần kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu, dừng các chương trình mục tiêu quốc gia không hiệu quả.

Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hoá) nhớ lại tại kỳ họp thứ 2, QH khoá XII, khi chất vấn Bộ trưởng Y tế về tình trạng quá tải bệnh viện, Bộ trưởng quả quyết sẽ chấn chỉnh nhờ quyết tâm của ngành và bố trí ngân sách của QH.

Và mặc dù QH đã đồng ý cho Chính phủ phát hành trái phiếu cho y tế, rồi Bộ cũng triển khai chuyển cán bộ xuống tuyến huyện nhưng tình trạng vẫn dậm chân tại chỗ. Hơn nữa, cần đặt y tế dự phòng ở đúng vị trí của nó vì qua đó việc phát hiện và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn. Hiện đầu tư cho y tế dự phòng hiện chưa bằng 1/4 cho chữa bệnh.

  • Hà Yên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,