221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1230945
Hà Nội: Tìm công bộc cho dân
1
Article
null
Hà Nội: Tìm công bộc cho dân
,

 - Lần đầu tiên sau khi mở rộng địa giới hành chính, tháng 9 tới, Hà Nội sẽ tổ chức thi tuyển để chọn ra hơn 500 công chức cho 29 quận, huyện, thị xã. Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Thị Vinh, tất cả các khâu được thực hiện khách quan, dân chủ.

Hà Nội sẽ tổ chức thi tuyển công chức một cách công khai, dân chủ. Ảnh: Tuổi Trẻ

Hà Nội sẽ tổ chức thi tuyển công chức một cách công khai, dân chủ. Ảnh: Tuổi Trẻ

Bà Vinh cho biết, hiện một số huyện ở Hà Tây (cũ) gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng công chức đáp ứng yêu cầu.

"Hà Nội cũng rất muốn có chính sách đặc thù như cho xét tuyển công chức những ngành khó ở xã, phường, huyện vùng sâu, nhưng vì nằm ngoài quy định nên phải xin ý kiến các bộ, ngành, TP không tự quyết được".

Thưa bà, hiện các quận, huyện của Hà Nội còn thiếu gần 700 công chức. Tại sao lần này chỉ tuyển 536 người mà không tuyển đủ? Có phải TP muốn "dành chỗ" để luân chuyển cán bộ từ các sở, vốn đang đông đúc sau ngày sáp nhập không?

- Không nhất thiết là thiếu bao nhiêu thì tuyển bấy nhiêu. Các cơ quan hành chính không nhất thiết phải tuyển mới hết, mà nhiều khi cần người làm việc ngay nên vẫn để các chỉ tiêu để có thể điều động, luân chuyển cơ quan khác về.

Thành phố cũng đang thực hiện luân chuyển cán bộ, có thể có nhiều cán bộ từ các sở sẽ về các địa phương.

Khó thu hút thủ khoa

Bà Nguyễn Thị Vinh (giữa) trong buổi trao thưởng các thủ khoa đại học của Hà Nội năm 2008. Ảnh: XĐ

Bà Nguyễn Thị Vinh (giữa) trong buổi trao thưởng các thủ khoa đại học của Hà Nội năm 2008. Ảnh: XĐ

Trong đợt thi tuyển này, các thủ khoa, sinh viên tốt nghiệp đại học xuất sắc hoặc giỏi có được ưu tiên không, thưa bà?

- Đối với thủ khoa các ngành cần tuyển, thành phố vẫn có những ưu tiên tuyển thẳng và tạo điều kiện được đi học sau đại học, đó là đặc thù chính sách của Hà Nội.

Năm ngoái, thành phố cũng đã có những địa chỉ cụ thể cần tuyển thủ khoa, nhưng gần như không thu được kết quả, bởi thực sự là môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ chưa được hấp dẫn.

Các sinh viên thủ khoa đại học tuy giỏi nhưng trong bộ máy chung của cơ quan hành chính, có rất nhiều thế hệ cán bộ. Anh mới ra trường mà được hưởng lương, phụ cấp hơn người đã làm việc bao nhiêu năm thì trong cơ quan cũng phát sinh nhiều vấn đề.

Ngoài ra, ở các cơ quan hành chính thì phát huy chuyên môn chưa đủ, phải có thời gian thực tế, cập nhật các quy định...

Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực từ năm sau có một điều nói về chính sách thu hút đãi ngộ người có tài năng. Đây cũng là bước đưa vào luật rồi nhưng bây giờ phải định nghĩa thế nào là tài năng, chính sách như thế nào. Chúng tôi đang chờ thông tư hướng dẫn.

Ưu tiên hộ khẩu Hà Nội

Trong các điều kiện dự tuyển, nếu không có hộ khẩu Hà Nội thì phải có bằng thạc sĩ trở lên mới được tham gia thi. Vì sao có sự phân biệt này?

- Bình thường Hà Nội vẫn tuyển người có hộ khẩu Hà Nội để giải quyết nguồn nhân lực tại thành phố, dù sao con em mình thì mình phải bố trí trước tiên.

Có một thực tế là nguồn lực đào tạo đại học rất nhiều nhưng thừa vẫn thừa mà thiếu vẫn thiếu. Thành phố thiếu các chuyên ngành mình cần được đào tạo chính quy, thừa người học đại học liên thông, tại chức.

Tại sao phòng Nội vụ ở một số quận, huyện lại cần tuyển người tốt nghiệp ngành nông hóa thổ nhưỡng, kế toán, kiểm toán?

- Trước đây chúng ta quan niệm ngành nội vụ chỉ là sinh viên tốt nghiệp các ngành hành chính, luật, quản trị nhân lực... Nhưng hiện nay chưa có quy định bắt buộc, mình cũng chưa xây dựng được cơ cấu chức danh của các phòng chuyên môn mà chưa rõ về chuyên ngành đào tạo của nó.

Riêng ngành nội vụ chưa có một trường chuyên đào tạo nào, không có quy định nào bắt buộc người làm nội vụ phải tốt nghiệp ngành nào. Nội vụ đa dạng lắm, đòi hỏi kiến thức tổng hợp các ngành.

Thí dụ trên Sở Nội vụ hiện nay cũng vậy, mỗi người phụ trách một mảng riêng nên cũng cần các kiến thức chuyên ngành, chứ không nhất thiết phải là luật, hành chính, quản lý nguồn nhân lực.

Học kinh nghiệm Đà Nẵng

Mấy năm gần đây, Đà Nẵng đã cho thí điểm thi tuyển một số chức danh lãnh đạo ngành giáo dục và đạt được nhiều thành công, Hà Nội có dự định sắp tới sẽ thí điểm theo mô hình này?

- Chúng tôi đã có học hỏi kinh nghiệm của Đà Nẵng nhưng trong năm nay Hà Nội chưa có chủ trương thí điểm theo mô hình này.

Nhưng Đà Nẵng rất khác vì ở khu vực đặc thù, Hà Nội thì khó thu hút những người thật giỏi về chứ nguồn chung không phải là thiếu.

Đợt thi tuyển công chức quận, huyện lần này cạnh tranh cũng ghê lắm, chỉ tiêu tuyển dụng chỉ hơn 500 nhưng hồ sơ có khi lên đến hàng nghìn.

  • Cao Nhật

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,