221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1229266
Doanh nhân kiều bào mong đường không xa vạn dặm
1
Article
null
Doanh nhân kiều bào mong đường không xa vạn dặm
,

 - Tại Diễn đàn xúc tiến Việt kiều đầu tư về nước chiều nay (10/8) ở Hà Nội, doanh nhân kiều bào nêu ý kiến từ chủ trương đến văn bản pháp lý, triển khai chính sách của các cơ quan ban ngành phải càng ngắn càng tốt để sự trở về của họ không là "đường xa vạn dặm".

Mô tả ảnh.

Đất nước cần nguồn lực từ kiều bào. Ảnh: VNN

Đầu tư về nước hơn 20 năm với cơ ngơi gây dựng gồm 6 nhà máy và tạo việc làm cho 10.000 lao động, doanh nhân Việt kiều Anh quốc, ông Phạm Minh Nam nói đã trải nghiệm và cảm nhận rõ quá trình thay đổi về chính sách trong thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có kiều bào của Chính phủ những năm qua.

So với thời kỳ đầu trở về nước, ông Nam cho rằng "thủ tục hành chính đã đơn giản hơn", thậm chí khuyên các doanh nghiệp kiều bào khác đang khảo sát thị trường trong nước rằng "đây không phải trở ngại lớn". Sự trăn trở của doanh nhân này ở những vấn đề cốt cán hơn, đó là nguyên phụ liệu sản xuất.

Đầu tư vào lĩnh vực dệt may, ông Nam trăn trở không phải vấn đề nhập hay không nhập mà vướng mắc ở chỗ chính sách trong nước buộc họ sau 265 ngày nhập nguyên liệu phải tái xuất. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ông Nam cho hay doanh nghiệp "muốn đón đầu, lưu trữ nguyên phụ liệu để dành cho sản xuất cũng đành chịu".

Năm ngoái, doanh thu của doanh nghiệp do ông Nam làm chủ đạt khoảng 80 triệu USD nhưng phần lớn hóa đơn trả ở nước ngoài, chỉ có khoảng 30% chi phí trả trong nước chủ yếu cho nhân công, phí nhà xưởng, điện, nước... Mỗi sản phẩm của doanh nghiệp tính chung có 70% phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài.

"Qua đây, tôi mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho bà con Việt kiều. Cần có chính sách rõ ràng hơn, như thế nào gọi là ưu tiên hoặc ưu tiên hơn các nhà đầu tư có sức cạnh tranh lớn từ các nước như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan", ông Nam kiến nghị tại diễn đàn. 

Mới đây, để tạo thuận lợi cho việc đầu tư về nước, doanh nhân Việt kiều Canada Phùng Kim Vy đã đến một sở Tư pháp để xin làm thủ tục đăng ký giữ quốc tịch theo quy định pháp luật, nhưng đã được đơn vị thực hiện chính sách đưa ra yêu cầu phải làm thủ tục hồi hương.

Góp ý với lãnh đạo cơ quan chức năng, chị Vy cho rằng hồi hương chưa phải là kế sách hợp lý đối với những Việt kiều tiếp tục kinh doanh ở nước sở tại.

"Từ chủ trương cho đến các văn bản pháp lý, triển khai chính sách, mong các ban ngành xin đừng là "đường xa vạn dặm" nữa, xin càng ngắn càng tốt", chị Vy đề nghị chung.

Nữ doanh nhân kiều bào này cho rằng đầu tư từ nguồn lực do họ đóng góp không chỉ là 6 tỉ USD kiều hối chuyển về nước mỗi năm hay khoảng 3.000 dự án với tổng giá trị vốn 2 tỉ USD. Hơn thế, Việt kiều ở các quốc gia trên thế giới có nguồn vốn lớn là "chất xám, kinh nghiệm trong quản lý chuyên môn và mạng lưới quan hệ".

Tại diễn đàn, các doanh nhân kiều bào cũng như trong nước đều mong Chính phủ kiến tạo những chính sách ưu đãi, canh tranh nhằm thu hút nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trong và ngoài nước đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, nơi các nhà đầu tư nước ngoài chưa đến.

Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng An Bình chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nhân kiều bào về khả năng thu vốn, tính lãi khi đầu tư vào địa phương "nhanh hơn so với bỏ vốn đầu tư tại Hà Nội và TP.HCM", cũng là hai nơi có "quá nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn, khó cạnh tranh về vốn và công nghệ".

Việt kiều Phạm Minh Nam đồng tình và cho hay tập đoàn của ông lên chiến lược đi sâu vào vùng xa, nơi chưa có nhà đầu tư nước ngoài lớn. "Chúng ta là người Việt, biết tiếng Việt, lại có kinh nghiệm từ nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi mà nhà đầu tư nước ngoài không bằng", ông nói.

  • Xuân Linh

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,