221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1226257
Soạn Luật Biển: Tổ quốc là trên hết
0
Article
null
Soạn Luật Biển: Tổ quốc là trên hết
,

 - Những tranh chấp về chủ quyền trên biển càng cho thấy một đạo luật biển của quốc gia là rất quan trọng và hết sức cấp thiết vào thời điểm này - nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc trao đổi với VietNamNet.

>> Luật Biển: Công cụ thực hiện chính sách biển trong tình hình mới

Cấp thiết

Mô tả ảnh.

Nhà sử học Dương Trung Quốc: Người dân tin tưởng Chính phủ làm tròn trách nhiệm được giao phó. Ảnh: VNN

Chương trình dự kiến kỳ họp thứ 6 của Quốc hội diễn ra vào cuối năm nay sẽ lần đầu tiên xem xét dự án Luật Biển Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về tính cấp thiết của dự án luật này?

Bây giờ chúng ta mới chuẩn bị thông qua luật biển, theo tôi, là quá chậm. Một đất nước trải dài 3.200km bờ biển, phần lớn cư dân và các trung tâm kinh tế quan trọng nhất đều tập trung ở phía Đông gần biển, nguồn tài nguyên cũng như thu nhập thực tế của dân cư cũng như quốc gia, biển chiếm tỷ trọng ngày càng lớn (dầu khí, hải sản, dịch vụ giao thông và cảng biển...).

Đó là chưa kể những tranh chấp về chủ quyền càng cho thấy một luật biển của quốc gia cần thiết và quan trọng, đến thời điểm này là quá cấp thiết. Ta đã tham gia Công ước về biển mà chưa có một đạo luật biển thì cần đặt ra câu hỏi về chương trình làm luật: Phải quy hoạch cái gì cần phải làm trước hay cái gì làm được thì làm trước?

Ông từng nêu vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo tại Quốc hội. Tiếp xúc cử tri, ông đo “nhiệt kế” sự quan tâm của họ với vấn đề này như thế nào? Họ mong mỏi điều gì?

Mọi cử tri đều quan tâm đến lợi ích quốc gia vì ai chẳng có lòng yêu nước, mỗi người mỗi hoàn cảnh, họ bộc lộ khác nhau thôi. Người dân thường thì tin tưởng Chính phủ làm tròn trách nhiệm được giao phó. Người trí thức có nhiều thông tin hơn thì lo lắng. Họ mong mỏi làm sao thế hệ chúng ta làm đuợc điều tổ tiên đã làm được.

 
Mọi cử tri đều quan tâm đến lợi ích quốc gia vì ai chẳng có lòng yêu nước, mỗi người mỗi hoàn cảnh, họ bộc lộ khác nhau thôi.

 
Vậy theo ông, việc ban hành Luật Biển Việt Nam sẽ tác động đến việc hoạch định một chiến lược biển toàn diện và đồng bộ, liên quan đến nhiều lĩnh vực như thế nào?

Tôi nghĩ đơn giản rằng luật là hành lang pháp lý nhằm mục tiêu hàng đầu là kích thích sự phát triển. Ngay sự kiểm soát và những chế tài trong quản lý cũng nhằm mục tiêu phát triển chứ không là cấm đoán. Do vậy, luật sẽ là yếu tố tích cực. Đó là lý thuyết, còn trên thực tế, cần lưu ý rằng chất lượng luật sẽ quyết định hiệu quả tích cực hay tiêu cực.

Danh dự

Chúng ta đang đứng trước những thách thức, khó khăn ngày càng trở nên tinh vi về đấu tranh bảo vệ quyền lợi cũng như chủ quyền quốc gia trên biển. Ngoài việc chuẩn bị điểm tựa pháp lý, theo ông, có điểm tựa cộng hưởng nào giúp giải quyết những thách thức?

Đương nhiên ai cũng thấy tính phức tạp và khó khăn trong giải quyết những vấn đề về chủ quyền. Vấn đề là trách nhiệm đối với quốc gia phải là tối thượng, không thể ảo tưởng vào một giá trị nào khác. Phải đặt lợi ích quốc gia lên cao hơn mọi lợi ích khác. Phải xem đây là danh dự của những người mang tư cách đại diện (kể cả danh dự cá nhân, nếu có) của những người đại diện quốc gia trước dân tộc và lịch sử.

Tôi không nói quá, vì chắc chắn những gì liên quan đến vấn đề hệ trọng này sẽ được sử sách ghi lại hay bia miệng truyền đời. Cũng chính vì thế, bên cạnh những yếu tố về trí tuệ thì những bằng chứng lịch sử mà tổ tiên để lại phải được coi là những hành trang và vũ khí đấu tranh. 

Điều cần nói là phải huy động được trí tuệ (cũng là trách nhiệm) của toàn dân.

Tôi muốn lưu ý đến cả cộng đồng khá đông đảo của bà con Việt kiều, những người có những điều kiện mà đôi khi trong nước không có được, để đóng góp vào sự nghiệp thiêng liêng này.

Cần có những phương thức để huy động nguồn lực xã hội đồng thời cũng tăng cường việc tuyên truyền giáo dục những kiến thức và ý thức có liên quan đối với nhân dân, nhất là giới trẻ.

Theo TS Nguyễn Nhã, Biển Đông là thử thách lớn lao chưa từng có trong lịch sử ngàn năm nay. Rất cần bản lĩnh của người lãnh đạo và sự đồng thuận của toàn dân tộc.

Bài 2: Cần bản lĩnh người lãnh đạo

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,