- Ngày 19/3, tại TP.HCM, Ban Dân nguyện của Quốc hội lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về "Đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri".
Theo Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng, công tác tiếp xúc cử tri qua các nhiệm kỳ của ĐBQH đã từng bước được nâng lên, ý kiến, bức xúc của cử tri cũng đã được phản ánh lên Quốc hội thông qua ĐBQH. Tuy nhiên, hoạt động này cũng có nhiều hạn chế, còn mang tính hình thức…
Dự các hội nghị tiếp xúc với đại biểu Quốc hội đa số vẫn là "đại cử tri". Ảnh: Vân Anh
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Tự
Theo ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh, tiếp xúc cử tri theo cách thức hiện nay dễ bị đơn điệu. Cử tri khó theo dõi, đánh giá việc thực hiện lời hứa của ĐB, dẫn tới các cuộc tiếp xúc hình thức, không hiệu quả.
Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM Trần Du Lịch cho biết khá nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo của cử tri đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng lại nhận được rất ít phản hồi, đa số trường hợp được “may mắn” trả lời thì cử tri không thỏa mãn. Không trả lời cho cử tri biết những kiến nghị của họ được chính quyền giải quyết ra sao đã dẫn đến hậu quả đáng tiếc là QH mất dần sự quan tâm và tin cậy của người dân.
Ông Trần Thế Vượng cũng cảnh báo, ĐBQH hiện nay đã lắng nghe bức xúc của người dân, nhưng lại không có phản hồi cho cử tri.
Nhiều đại biểu cũng kiến nghị để việc tiếp xúc cử tri của ĐBQH tăng tính hiệu quả thì nên bỏ từ “hội nghị” (Hội nghị tiếp xúc cử tri), có như vậy cử tri mới bớt e ngại, đồng thời tăng tính chủ động của mỗi ĐBQH khi thực hiện trách nhiệm của mình. Đồng thời, từng bước xóa bỏ sự cứng nhắc, đơn điệu, hành chính hóa của việc tổ chức tiếp xúc hiện nay.