221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1138335
Không có chuyện "chạy" dự án từ 1 tỷ USD kích cầu
1
Article
null
Không có chuyện 'chạy' dự án từ 1 tỷ USD kích cầu
,

 - Ông Nguyễn Trọng Tín, Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng và Đô thị, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết, Bộ này đang hoàn tất phương án chi gói 1 tỷ USD kích cầu nền kinh tế để trình Thủ tướng Chính phủ. Sẽ có khoảng 10 dự án được hỗ trợ, không phân biệt dự án dùng vốn ngân sách nhà nước, vốn của địa phương hay của các tập đoàn.

Ông Tín giải thích sẽ ưu tiên cho cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội. "Để phát triển kinh tế, hạ tầng phải đi trước một bước, cùng với quá trình phát triển phải chú trọng đến an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp".

Ông Nguyễn Trọng Tín: Tất cả sẽ là tiền Chính phủ cho vay thông qua ngân hàng, với lãi suất ưu đãi. Ảnh: Chí Hiếu

Các dự án về cơ sở hạ tầng thường cần nhiều vật liệu như sắt thép, xi măng, nhân lực nên có thể kích cầu và giải quyết nhiều việc làm.

Riêng mảng an sinh xã hội, sẽ tập trung vào các dự án xây nhà cho người thu nhập thấp, xây nhà cho công nhân, học sinh, sinh viên… 

Vốn kích cầu có thể là 2 - 3 tỷ USD

- Thưa ông, các dự án  sẽ được cấp vốn trong gói 1 tỉ USD kích cầu sẽ phải có điều kiện, tiêu chí nào mới được ưu tiên?

 

Các dự án sẽ được xem xét cấp tiền trong gói kích cầu là các dự án lớn, mang tính cấp thiết về kết cấu hạ tầng như đường giao thông, cảng biển, cảng hàng không. Các dự án phải có điều kiện để hoàn thành đúng tiến độ (như dự án đã sắp hoàn thành, dự án đang được quản lý tốt…).

 

Một số dự án có thể được xem xét cấp vốn là: Dự án nạo vét luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu, nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng (nhà ga đã làm xong móng, khi có thêm tiền sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện), cải tạo đường sắt Hà Nội - Lào Cai, tăng độ an toàn; dự án cải tạo quốc lộ 6, quốc lộ 70, quốc lộ 279... 

Tổng cộng sẽ có khoảng 10 dự án được hỗ trợ từ gói 1 tỷ USD. Chúng tôi sẽ hỗ trợ theo dự án chứ không phân biệt đó là dự án dùng vốn ngân sách nhà nước, vốn của địa phương hay của các tập đoàn.

 

Tất cả sẽ là tiền Chính phủ cho vay thông qua ngân hàng, với lãi suất ưu đãi. Trong tháng 12 chúng tôi sẽ trình lên Thủ tướng tiêu chí được ưu tiên hỗ trợ rót vốn. Chúng tôi sẽ lập danh sách theo thứ tự ưu tiên, có tiền đến đâu giải ngân đến đó.

 

Theo tôi biết, có thể không chỉ có 1 tỷ USD, Chính phủ cũng đang thu xếp vốn để hỗ trợ doanh nghiệp, nếu sự hỗ trợ có hiệu quả, số vốn kích cầu có thể là 2 - 3 tỷ USD.

 

Doanh nghiệp không nên ỉ vào Chính phủ

- Các tiêu chí này có được công khai cho các dự án, doanh nghiệp để họ cạnh tranh bình đẳng, giám sát lẫn nhau, tránh trình trạng “chạy vốn” không, thưa ông?

Tôi cho rằng sẽ không có chuyện chạy vốn, vì chúng tôi là những người làm trực tiếp, nếu chạy họ thường chạy đến chỗ chúng tôi. Nhưng chúng tôi chưa thấy ai chạy cả.

 

Thêm vào đó, đây là lúc đang rất gấp, chúng ta phải có chọn lọc và quyết đoán để rót tiền đúng chỗ, đúng lúc. Chúng tôi đang xây dựng tiêu chí, trong tháng 12 sẽ xong và khi đó sẽ công khai các tiêu chí này.

 

Tôi cho rằng trong thời điểm khó khăn này, các doanh nghiệp cần chủ động, sáng tạo để tìm nguồn vốn, không nên ỉ lại vào Chính phủ. Chính phủ sẽ chỉ hỗ trợ mang tính kích cầu, còn các doanh nghiệp phải phát huy nội lực là chính.

- Trong khi chúng ta đang cần vốn thì Nhật Bản lại tạm dừng cho vay vốn ODA, điều này ảnh hưởng thế nào đến các dự án cơ sở hạ tầng đang cần rất nhiều vốn, thưa ông?

Các dự án ODA phía bạn đã cam kết thì sẽ tiếp tục giải ngân để thực hiện nên các công trình này sẽ vẫn có vốn để hoàn thành. Vốn ODA là nguồn vốn rất quan trọng cho phát triển kinh tế. Xu hướng chung của thế giới là khi một nước càng phát triển, vượt qua ngưỡng nước nghèo thì nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp sẽ ngày càng ít đi. Tổ chức cho vay ODA sẽ chuyển sang cho vay với lãi suất lớn hơn lãi suất của vốn ODA nhưng thấp hơn vốn cho vay thương mại.

Chúng ta cần huy động vốn từ nhiều nguồn, như huy động vốn trong nước từ các cá nhân, tổ chức, từ các doanh nghiệp nước ngoài…

Trong năm tới, chúng tôi sẽ hoàn chỉnh một nghị định về đầu tư hỗn hợp giữa Nhà nước và tư nhân, theo đó, một số dự án sẽ vừa dùng vốn ngân sách vừa dùng vốn ngoài ngân sách. Ví dụ, Nhà nước sẽ hỗ trợ phần giải phóng mặt bằng, còn phần xây lắp là của các doanh nghiệp. Sau đó sẽ phân chia lợi nhuận theo tỉ lệ góp vốn...

Đó sẽ là cơ chế mới để huy động các nguồn lực vào xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đất nước.

  • Chí Hiếu ghi 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;