221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1126779
"Xin hỏi Bộ trưởng có để lại dấu ấn tiếp theo không?"
1
Article
null
'Xin hỏi Bộ trưởng có để lại dấu ấn tiếp theo không?'
,

 -  "Kỳ họp thứ 3, tôi đã chất vấn Bộ trưởng để lại dấu ấn gì khắc phục tình trạng EVN một mình một chợ. Bộ trưởng đã để lại dấu ấn bằng việc tách phần chuyển tải điện để các NM điện cạnh tranh một phần, nhưng việc cắt điện luân phiên vẫn tồn tại. Xin hỏi Bộ trưởng có tiếp tục để lại dấu ấn tiếp theo nữa không?". Đây là câu hỏi của ĐBQH dành cho Bộ trưởng Công thương tại phiên chất vấn sẽ bắt đầu sáng 11/11. 

Theo Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đàn, ngoài Thủ tướng, sẽ có 7 Bộ trưởng tham gia trả lời lần này, gồm Bộ trưởng các Bộ Tài Chính, Công Thương, TN&MT, GD&ĐT, NN&PTNT, Y tế và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Phiên chất vấn sẽ kéo dài 2 ngày rưỡi và như thường lệ, sẽ được truyền hình trực tiếp. Đã có gần 300 câu chất vấn được gửi đến Thủ tướng và 21 thành viên Chính phủ. 

Lúa gạo: Làm rõ trách nhiệm tham mưu

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trái)nhận được 42 câu hỏi. Ảnh: LN
11/42 câu hỏi của đại biểu gửi Thủ tướng "xoáy" vào việc đề nghị làm rõ trách nhiệm bộ, ngành tham mưu về giá lúa gạo.

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cũng nhận nhiều câu hỏi về vấn đề này.

ĐB Lê Thị Dung (An Giang) chất vấn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: "Việc đánh giá thực trạng sản xuất lương thực vừa qua còn yếu kém, chưa lắng nghe phản ánh của lãnh đạo chủ chốt các tỉnh ĐBSCL vào tháng 5/2008. Do vậy công tác tham mưu với Thủ tướng chưa kịp thời... Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm thuộc ai? Giải pháp gì để không lặp lại vì nông dân là người chịu thiệt hại nhiều nhất?".

Bà Dung cũng đồng thời gửi câu hỏi lên Thủ tướng: "Cử tri An Giang kiến nghị Thủ tướng làm rõ trách nhiệm và xử lý kỷ luật cá nhân đơn vị đã tham mưu không kịp thời, không báo cáo với Thủ tướng những kiến nghị của lãnh đạo, nhân dân các tỉnh ĐBSCL từ tháng 5/2008 về tình hình lương thực tồn trữ. Xử lý đến đâu?".

ĐB Đặng Văn Xướng (Long An) hỏi: "Thủ tướng nhận trách nhiệm cá nhân và tập thể thế nào trước những quyết định xa rời thực tế, không phù hợp lòng dân, gây sốc dư luận, làm khó cho người dân lẫn các cơ quan có thẩm quyền như ngừng ký hợp đồng xuất khẩu lúa gạo, quy định của Bộ Y tế về tiêu chuẩn sức khỏe khi tham gia giao thông?".

Dân có tiền mà không mua được điện

ĐB Nguyễn Thị Thu Hà (Gia Lai): "Cách đây 1 năm, Bộ trưởng Y tế đã nói, tình trạng 1 giường cho hai, ba người bệnh sẽ được khắc phục trong vòng từ 2 đến 3 năm tới... Hiện nay, tình trạng quá tải tại các cơ sở y tế vẫn diễn ra thường xuyên.

Xin Bộ trưởng cho biết việc thực hiện mục tiêu như ông nêu trên có khả thi nữa  không? Giải pháp của Bộ là gì?".

Năng lực của EVN, tình trạng cắt điện triền miên... là vấn đề đã được nhiều ĐBQH chất vấn từ các kỳ họp trước, lần này lại tiếp tục được truy vấn. 15/49 câu hỏi gửi tới người đứng đầu Bộ Công thương có liên quan đến EVN.

"Kỳ họp thứ 3 tôi đã chất vấn Bộ trưởng để lại dấu ấn gì nhằm khắc phục tình trạng EVN một mình một chợ. Bộ trưởng đã để lại dấu ấn bằng việc sẽ tách phần chuyển tải điện để cho các nhà máy điện được cạnh tranh một phần nhưng việc cắt điện luân phiên vẫn tồn tại... Xin hỏi Bộ trưởng có tiếp tục để lại dấu ấn tiếp theo nữa không? Năm 2009 liệu có tiếp tục tái diễn cảnh nhân dân có tiền mà không mua được điện nữa không?", Phó Trưởng đoàn ĐBQH Hưng Yên Vũ Quang Hải nêu câu hỏi.

Hầu hết các câu hỏi gửi cho Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đều kiến nghị phải truy đến cùng trách nhiệm của Bộ, trách nhiệm của lãnh đạo EVN khi tập đoàn này đã không đảm bảo thúc đẩy sản xuất trong điều kiện lạm phát, lại còn gây thiệt hại lớn cho người dân và doanh nghiệp.

ĐB An Giang Trần Văn Độ chất vấn về hiệu lực quản lý nhà nước của Bộ Công thương trong việc cho phép EVN tăng giá điện để thu lợi nhuận chia trong nội bộ, trong việc DN kinh doanh xăng dầu giảm giá nhỏ giọt.

Địa chỉ cơ sở gây ô nhiễm bị xử lý năm 2009?

20/29 câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên có liên quan đến xử lý vi phạm ô nhiễm môi trường của Vedan, Hào Dương, Miwon...

Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Nga chất vấn: "Công ty Vedan, theo thông tin chúng tôi biết, đã vi phạm pháp luật trong nhiều năm, có nhiều tiêu chí chưa đạt điều kiện để được phép xả chất thải xuống sông Thị Vải, lượng xả thải chưa phù hợp thực tế... Những thông tin này đã được trình lên Hội đồng thẩm định nhưng tại sao Bộ TN&MT vẫn cấp phép xả nước thải  500m3/ngày đêm? Đề nghị Bộ TNMT làm rõ trách nhiệm của mình".

Các ĐB cũng đề nghị ông Phạm Khôi Nguyên làm rõ hơn chỉ tiêu xử lý cơ sở vi phạm ô nhiễm môi trường năm 2009. Theo đó, ĐB muốn nêu rõ địa chỉ 65% cơ sở gây ô nhiễm sẽ bị xử lý năm 2009 là những DN, khu công nghiệp... nào? Trách nhiệm xử lý của ai? Danh sách và kế hoạch xử lý cụ thể để thực hiện chỉ tiêu.

ĐBQH còn chuyển tới Thủ tướng và các bộ trưởng những băn khoăn của cử tri về vai trò các TĐ, TCT trong kiềm chế lạm phát, làm rõ các khoản vay "bảo lãnh" của Chính phủ cho DNNN.

Đặc biệt, nhiều ĐB kiến nghị Thủ tướng làm rõ trách nhiệm quản lý vốn Nhà nước tại các TĐ, TCT với tư cách chủ sở hữu.

Ngoài ra, các Bộ trưởng GD&ĐT, Y tế, NN&PTNT cùng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng nhận được nhiều câu hỏi về các vấn đề nóng như chính sách cho DN vay tháo gỡ khó khăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, gian lận thương mại...

  • Lê Nhung
     

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;