221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1122565
Bộ trưởng KH&ĐT: Chưa vội kết luận có giảm phát hay không
1
Article
null
Bộ trưởng KH&ĐT: Chưa vội kết luận có giảm phát hay không
,

 - Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 29/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nói, Chính phủ vẫn có các biện pháp đề phòng để ngăn ngừa thiểu phát vì chống thiểu phát đòi hỏi thời gian dài hơn chống lạm phát như bây giờ.

Đang củng cố cơ quan dự báo

Qua thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bức xúc về công tác dự báo kém, chưa thích ứng nhanh với diễn biến bất thường của tình hình kinh tế thế giới. Cá nhân ông đánh giá công tác dự báo như thế nào?

-

ộ tr

Bộ trưởng KHĐT Võ Hồng Phúc: Hợp tác với quốc tế để nâng cao năng lực dự báo. Ảnh: VA

Phải nói rằng công tác dự báo của chúng ta thời gian qua chưa đầy đủ lắm. Dự báo bây giờ gắn liền với dự báo quốc tế. Ngay cả các nhà hoạch định chiến lược, nhà dự báo quốc tế nhiều lúc cũng không dự báo nổi.

Công tác dự báo khó chứ không đơn giản, phải kết nối toàn cầu nhưng khả năng kết nối toàn cầu của chúng ta chưa có. Dự báo không thể một mà nhiều cơ quan cùng thực hiện. Cơ quan giá cả phải dự báo về vấn đề giá, cơ quan quản lý về thương mại quốc tế dự báo về vấn đề thị trường, giá cả quốc tế.

Ở các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có bộ phận dự báo cho riêng mình. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ chỉ dự báo ở tính chất vĩ mô ở tầm trung hạn và dài hạn còn để điều hành cụ thể thì các bộ trưởng phải có các cơ quan dự báo cho riêng mình để sử dụng tốt kết quả dự báo.

Ngành nông nghiệp phải dự báo tình hình nông nghiệp thế giới và khu vực như thế nào, tài nguyên môi trường phải có dự báo về khí hậu ra sao.

Mỗi cơ quan có bộ phận dự báo riêng nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tư cách cơ quan tham mưu cho Chính phủ thì sao, thưa Bộ trưởng?

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Chính phủ trong việc xây dựng các chiến lược trung hạn và dài hạn hàng năm. Dự báo của Bộ có tính chất dài hạn hơn. Hiện nay chúng tôi đang có một trung tâm gọi là trung tâm thông tin và dự báo quốc gia. Bộ đang tăng cường và củng cố cơ quan dự báo này bằng việc đào tạo nguồn nhân lực và vấn đề quan trọng là hợp tác với các tổ chức quốc tế để nâng cao năng lực.

Kích cầu nội địa

Về khả năng giảm phát trong năm sau như một số chuyên gia kinh tế cảnh báo thì Chính phủ đã xem xét chưa, thưa Bộ trưởng?

- Vấn đề đó cần phải xem xét vì mức độ giảm phát mới chỉ có một tháng thôi. Giảm phát có nhiều yếu tố, yếu tố giá chỉ là một vấn đề, còn sức sản xuất, sức mua của người dân và nhiều yếu tố tác động khác.

Cho nên chúng ta chưa vội vàng kết luận là giảm phát hay không mà phải tiếp tục theo dõi tiếp trong tháng 11, tháng 12 tới xem tình hình sản xuất của các doanh nghiệp, sức mua của người dân từ đó mới có kết luận. Nhưng Chính phủ vẫn có các biện pháp đề phòng để ngăn ngừa thiểu phát vì chống thiểu phát đòi hỏi thời gian dài hơn chống lạm phát như bây giờ.

Theo nhận định của Bộ trưởng, khả năng thiểu phát có thể xảy ra trong năm 2009 không?

- Theo tôi, vấn đề này chưa nói được. Còn tùy thuộc vào tình hình khu vực và thế giới. Cái chính giá giảm do giá thế giới giảm đột ngột, giá dầu từ 140 USD/thùng giảm xuống còn hơn 60 USD, con số đó tác động lớn đến chúng ta. Chưa nên vội dự báo mà cần theo dõi.

Trước tình hình khó đoán định như vậy, Chính phủ có nên trình Quốc hội quyết chỉ số CPI và GDP không?

- Theo tôi, chỉ số GDP và CPI có thể dự báo được. Cũng nên chỉ ra con số để chúng ta có hướng điều hành và con số nào, ngày 1/11 này Chính phủ sẽ họp. Trên cơ sở ý kiến của đại biểu QH, dựa trên đánh giá tình hình trong nước và thế giới để từ đó Chính phủ có báo cáo bổ sung trình Quốc hội trong phiên họp tiếp theo.

Bộ trưởng suy nghĩ thế nào khi chúng ta dự kiến tăng trưởng GDP 6,5% trong khi các nước trong khu vực chỉ phấn đấu giữ vững tăng trưởng để không bị âm?

- Ta khác họ. Thứ nhất, thị trường tài chính, tiền tệ của ta chưa hội nhập trong khi thị trường của họ hội nhập và bị tác động lớn. Các ngân hàng, các nhà đầu tư, đặc biệt thị trường vốn bị tác động khiến ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Với những nước như Singapore, Nhật Bản, thị trường xuất khẩu phụ thuộc vào Mỹ do họ phần lớn xuất khẩu những sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm phục vụ nhu cầu lâu dài của người dân nên bị tác động lớn. Những mặt hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là tiêu dùng thiết yếu như hàng may mặc bình dân, nông sản, thực phẩm... nhu cầu có thể giảm nhưng không quá lớn.

Hơn nữa, chúng ta hướng vào kích cầu nội địa. Hiện nay một số nước đang phát triển có thị trường nội địa lớn như Trung Quốc, Ấn Độ đang hướng vào thị trường trong nước. Chúng ta cũng nên hướng vào thị trường nội địa và một số thị trường đang phát triển ở các nước trong khu vực - nơi mà ảnh hưởng, tác động của suy giảm kinh tế không lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á khác.

  • Xuân Linh (ghi)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,