221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1108998
Nhập quốc tịch Việt Nam cần 5 hay 8 năm?
1
Article
null
Góp ý Luật Quốc tịch :
Nhập quốc tịch Việt Nam cần 5 hay 8 năm?
,

 - Tại buổi làm việc sáng 18/9, đại biểu Quốc hội Hà Nội cho rằng, các quy định trong dự án Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi) cần cụ thể để dễ áp dụng.

Thảo luận về dự thảo Luật Quốc tịch sửa đổi sáng 18/9 tại đoàn ĐBQH Hà Nội. Ảnh: ND

Thế nào là "biết tiếng Việt"?

Góp ý cho dự thảo Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi), đa số ý kiến đại biểu cho rằng luật nên đưa ra những quy định mềm dẻo hơn, mở rộng trường hợp cho phép công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài và những người nhập tịch Việt Nam nhưng vẫn được giữ quốc tịch nước ngoài.

Nhiều ý kiến cũng băn khoăn  quy định người mang quốc tịch Việt Nam phải “biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam” và “có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam”.

Đại biểu cho rằng quy định như vậy rất chung chung, không rõ thế nào là "biết tiếng Việt" hay mức nào là mức "đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam". Do vậy, cần cụ thể hơn để tạo điều kiện cho đối tượng áp dụng.

Nhiều quy định khác cũng không rõ ràng, dễ gây hiểu nhầm như “người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong những trường hợp: đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc một nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc công dân Việt Nam.

Phó Chủ tịch Hội Luật gia Hà Nội Nguyễn Hồng Tuyến không đồng tình với quy định một người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam chỉ cần cư trú tại Việt Nam 5 năm trở nên. Theo ông, thời hạn này quá ngắn và quy định tối thiểu nên từ 8 đến 10 năm.  

"Những quyền và trách nhiệm liên quan đến đất đai, nhà cửa, đầu tư đến bầu cử, ứng cử… đều được quy định trong các luật chuyên ngành như Luật Nhà ở, Luật Đầu tư... Luật Quốc tịch không thể quy định quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam định cư ở ngoài nước, vì như vậy là không khả thi và sẽ “lấn sân” của các luật khác".

Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp, Bộ Tư pháp Trần Thất

Trong khi đó, ông Tuyến đồng tình quy định "những người gốc Việt Nam về nước đầu tư muốn trở lại quốc tịch Việt Nam vẫn được giữ quốc tịch nước ngoài. Người thôi quốc tịch Việt Nam nhưng không được nhập tịch nước khác được phép trở lại đăng ký quốc tịch Việt Nam. Đây là cách làm hợp lý, cũng là để thúc đẩy phát triển kinh tế và thương mại".

Tuy nhiên, việc chuyển từ nguyên tắc một quốc tịch cứng sang nguyên tắc quốc tịch mềm dẻo sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến việc thực hiện và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài.

Ông Chu Sơn Hà nói: "Những người Việt Nam ở nước ngoài có được thực hiện những quyền và nghĩa vụ hay không, như quyền bầu cử, ứng cử, thực hiện nghĩa vụ quân sự?"

Đối với những công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài và định cư ở nước ngoài, do chưa có quy định về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ, nên các ý kiến góp ý cần có quy định cụ thể hơn đối với các công dân này.

Theo số liệu của Bộ Tư pháp, 9 năm qua, số người được thôi quốc tịch Việt Nam là 61.460 người, trong khi đó số người xin nhập quốc tịch Việt Nam là 674 người. Số lượng xin trở lại quốc tịch Việt Nam cũng tăng trong những năm gần đây. Tổng số người được trở lại quốc tịch Việt Nam đến nay là 51 người. 

Góp ý cho dự thảo Luật Bảo hiểm y tế, Giám đốc Bệnh viện Saint Paul Lê Văn Điềm nói, nên tăng lên 6% thu nhập tối thiểu của người lao động so với mức 3% hiện tại để đảm bảo quỹ bảo hiểm y tế không bị âm.

Bên cạnh đó, luật phải đưa ra những quy định hướng đến thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân và không nhằm mục đích thương mại.

Điểm mới trong dự thảo là hỗ trợ tối đa cho đối tượng tham gia bảo hiểm là nông dân, người dân nghèo. Trong thực tế, mặc dù ngân sách nhà nước đã hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội nhưng vẫn còn hàng chục triệu nông dân chưa có bảo hiểm y tế.

  •  Nguyễn Dung 
     
    Ý kiến của bạn:
     
     
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>