221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1099878
Thất thoát trong XDCB: "Chỉ rút kinh nghiệm thì không ăn thua"
1
Article
null
Thất thoát trong XDCB: 'Chỉ rút kinh nghiệm thì không ăn thua'
,

 - "Thất thoát, lãng phí đồng tiền của Nhà nước thì phải xử lý. Nếu chỉ nhận trách nhiệm, phê bình, rút kinh nghiệm thì không ăn thua, vì chậm trễ, thất thoát từ đầu tư xây dựng cơ bản cũng đã rút kinh nghiệm mãi rồi", Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên nói bên lề phiên họp UBTVQH.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên. Ảnh: VNN
- Đoàn giám sát của UBTVQH đang làm việc với các bộ, ngành và địa phương về đầu tư XDCB dùng vốn nhà nước, kết quả ban đầu như thế nào thưa ông?

- Chúng tôi giám sát để có những nội dung trình lên QH sát hơn. Mục đích để phát hiện trong hệ thống chính sách, pháp luật, cơ chế xoay quanh đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước còn có những vấn đề gì.

Chẳng hạn, những đòi hỏi thực tế đang cần mà chưa có, hoặc còn thiếu. Hoặc sự mâu thuẫn lẫn nhau giữa các văn bản trong hệ thống pháp luật hay những quy định còn chung chung, chưa rõ ràng.

Đây đều là những tồn tại trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Mục đích giám sát thứ hai là xem xét trong khâu tổ chức thực hiện, địa phương, bộ, ngành nào có kinh nghiệm hay. Và quan trọng hơn cả là nếu thực hiện chưa tốt thì mình nhìn thẳng vào để sửa.

Những mục tiêu này được đặt ra nhằm đạt yêu cầu là tiền của dân phải được đặt đúng chỗ, sử dụng có hiệu quả cao nhất. Từ thực tiễn đó để địa phương tự đánh giá, kể cả góc độ tổ chức cũng như từng cá nhân có trách nhiệm.

- Ngay tại kỳ họp QH thứ ba vừa qua, đại biểu tại hầu hết các địa phương đều kêu ca về tình trạng hàng loạt các dự án trọng điểm chậm trễ khiến chi phí tăng lên gấp nhiều lần. Với hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đoàn giám sát có phát hiện ra những vấn đề này không?

- Thứ nhất là quy hoạch.  Nếu làm quy hoạch mà không có tầm nhìn xa, không đi trước một bước thì vừa xây xong ngày mai lại đập, rất lãng phí. Ngoài ra trong phân cấp quy hoạch cần phân biệt giữa chính quyền đô thị với chính quyền ở các tỉnh nông nghiệp.

Thứ hai là lập kế hoạch. Phải đảm bảo liên thông giữa vốn và kế hoạch đầu tư để thực hiện theo tiến độ, đừng để cứ mỗi năm lại bắt đầu một kế hoạch khác.

Ở đây, do giao nhiệm vụ theo nhiệm kỳ cho nên có tình trạng mỗi nhiệm kỳ lại muốn có một việc gì của mình. Vì vậy có chuyện các công trình dở dang.

Ngoài ra, xoay quanh vấn đề về thực hiện dự án, nhất là hợp đồng, phải thật rõ, nhất là tiến độ thực hiện và việc đáp ứng vốn. Hoặc, chọn hình thức đấu thầu hay chỉ định thầu? Chọn hình thức nào đi chăng nữa thì vấn đề chính vẫn là lương tâm và trách nhiệm. Còn nếu đấu thầu mà lương tâm và trách nhiệm không đầy đủ cũng dễ xảy ra luồn lách.

Vấn đề cuối cùng là tính bao quát trong tính toán và xác định tiến độ xây dựng. Chẳng hạn một dự án có 10 đầu việc mà chỉ xác định 7 việc thì nay mai thế nào cũng bổ sung thêm 3 việc. Đây lại là chỗ để dễ dãi, lãng phí.

-

Theo báo cáo của UBND Hà Nội ngày 16/7, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản chỉ đạt 71,30%. Năm dự án lớn: đường 5 kéo dài, cầu Vĩnh Tuy, đường Láng - Hòa Lạc, cầu Nhật Tân, tuyến đường sắt đô thị thí điểm chỉ giải ngân được 37,98%.
Với hai thành phố lớn, vấn đề nào đang là nổi cộm nhất hiện nay trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước?

- Tôi chỉ nói chung tất cả những vấn đề nổi bật nhất cho nhiều nơi. Chẳng hạn, cơ chế thanh toán hiện đang rất cởi mở. Anh có thể chọn điểm dừng kỹ thuật để thanh toán tạm thời. Còn nếu biết công trình đó đảm bảo kỹ thuật, làm nhanh, có hiệu quả thì người ta còn ứng vốn trước 70% để đẩy nhanh khối lượng công trình còn lại. Ở đây có vấn đề về sự phối hợp giữa các ngành với nhau.

Phải nêu cao lương tâm và trách nhiệm trước việc sử dụng tiền của Nhà nước thì mới hiệu quả.

- Nhưng sau cuộc làm việc với thành phố HN, nhiều ủy viên trong đoàn giám sát đã chất vấn về hàng loạt các dự án trọng điểm chậm tiến độ. Vậy đoàn có đồng thời đề xuất ra giải pháp nào không?

- Sẽ có những kiến nghị. Một số vấn đề tôi vừa nói cũng là những cái cần chấn chỉnh. Nhưng quan trọng nhất là phải quy rõ trách nhiệm giữa tổ chức và cá nhân. Ở đây vẫn còn đang có sự giao thoa với nhau. Có kết quả, ai cũng nhận công, nhưng xảy ra chuyện thì ít người dám đứng ra nhận trách nhiệm chính.

Thất thoát, lãng phí đồng tiền của Nhà nước thì phải xử lý. Nếu chỉ nhận trách nhiệm, phê bình, rút kinh nghiệm thì không ăn thua, vì trong đầu tư xây dựng cơ bản cũng đã rút kinh nghiệm mãi rồi.

  • Lê Nhung

    Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,