221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1096240
"Xà xẻo" tiền cứu trợ, tội gấp hai lần tham nhũng
1
Article
null
'Xà xẻo' tiền cứu trợ, tội gấp hai lần tham nhũng
,

 - "Nếu như tham nhũng, lãng phí phải xử lý một lần thì lãng phí tiền cứu trợ của nhân dân phải xử lý hai lần. Vì tiền cứu trợ rất thiêng liêng, nó gửi gắm nhiều tình cảm sâu nặng của người dân",  Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim trả lời VietNamNet sáng 11/8.

Sáng 11/8, UBTƯ MTTQ VN đã họp với Văn phòng Chính phủ, BCĐ TƯ Phòng, chống lụt bão, Bộ LĐ - TB - XH, Bộ NN & PTNT bàn các giải pháp cứu trợ khẩn cấp nạn nhân lũ lụt.

Ông Vũ Trọng Kim: "Quỹ cứu trợ công khai cả đầu vào và đầu ra". Ảnh: Nguyễn Dung

Bên lề cuộc họp, ông Vũ Trọng Kim cho biết: Tâm lý của người VN mình là muốn đưa thẳng tiền cứu trợ cho người bị nạn, việc đó không ai ngăn cản. Có điều ai muốn làm thì phải xin phép địa phương, liên hệ với ban tiếp nhận của từng địa phương, như vậy thì sẽ thống nhất được đầu mối.

- Ngoài Mặt trận, Chính phủ còn giao cơ quan nào làm công tác đầu mối trong việc tiếp nhận và chuyển tiền cứu trợ không?

Có thêm cơ quan Chữ thập đỏ.

- Việc phân bổ thông qua quá nhiều khâu, nhiều cấp có làm chậm trễ công tác cứu trợ không, thưa ông?

Cái đó Mặt trận sẽ có kế hoạch.

"Từ trước đến giờ chúng tôi không làm rơi rớt đồng nào"

- Tiền cứu trợ từ Trung ương sẽ được phân bổ về địa phương theo cách thức nào? 

Sẽ chuyển khoản thẳng về kho bạc địa phương và có sự giám sát của kho bạc. Ban tiếp nhận ở địa phương sẽ quyết định sử dụng khoản tiền đó để tránh tình trạng người nhận nhiều, người nhận ít.

Yên Bái bị cơn bão số 4 nhấn chìm trong nước. Ảnh: YBĐT

- Cơ quan nào sẽ giám sát việc cứu trợ?

Ban cứu trợ sẽ có đầy đủ các cơ quan: Hội Chữ thập đỏ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão...

- Việc cứu trợ sẽ giám sát theo cơ chế nào? 

Toàn bộ quỹ chuyển về đây sẽ được cập nhật và các cơ quan đó được công khai hết. Quỹ sẽ được công khai cả đầu vào lẫn đầu ra. Ví dụ như hôm nay quyết định bao nhiêu thì sẽ thông báo cho các cơ quan khác để thống nhất. Mặc dù Mặt trận làm trưởng ban nhưng bao giờ cũng tham khảo ý kiến, chứ không quyết định đơn phương.

Các quyết định công khai này sẽ ghi vào biên bản. Từ trước đến giờ chúng tôi không làm rơi rớt đồng nào.

Tai mắt dân giám sát cứu trợ

Ngày 10/8, Chủ tịch UBTƯ MTTQVN Huỳnh Đảm quyết định chu cấp cho gia đình có người chết 2 triệu, bị thương 1 triệu. Ban Cứu trợ TƯ quyết định chi 1,6 tỷ cho các tỉnh bị cơn bão số 4 tàn phá.

- Cơ quan Mặt trận cấp trên giám sát việc thực hiện công tác cứu trợ của Mặt trận cấp dưới như thế nào?

Việc này thực hiện chặt chẽ lắm. Sau mỗi đợt cứu trợ, chúng tôi yêu cầu danh sách gửi tiền cứu trợ đến người nào thì phải có chữ ký xác nhận của địa phương đó và làm quyết toán.

- Chứng từ là một chuyện, người dân thực tế có nhận được đầy đủ và đúng tiền cứu trợ hay không lại là chuyện khác, thưa ông?

Việc chuyển tiền cứu trợ, Mặt trận các cấp làm theo Ban Chỉ đạo. Tức là tiền cứu trợ về Ban Chỉ đạo và UBND tỉnh sẽ chủ trì việc phân bổ xuống làng nào, xã nào. Nên nhớ là Mặt trận không cầm tiền đi, mà tiền này xuống kho bạc và sẽ do cơ quan cứu trợ tại địa phương quyết định việc phân bổ.

- Mặt trận không cầm tiền đi, nhưng phải có trách nhiệm giám sát như thế nào đối với việc phân phối tiền cứu trợ chứ?

Cơ quan báo chí không được cứu trợ trực tiếp

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 72/2008/TT-BTC quy định: "Các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương qui định tại khoản 1, điều 5, Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ; được tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ các địa phương, các nạn nhân, gia đình của nạn nhân bị thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng; không tổ chức phân phối tiền, hàng cho các địa phương, cá nhân (trừ những khoản tiền hỗ trợ trực tiếp cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo theo địa chỉ); thực hiện giao nộp các khoản đóng góp cho ban cứu trợ cùng cấp".

Nguồn đã thống nhất rồi, bây giờ xuống địa phương đó bao nhiêu phải công khai. Công khai số tiền cho xã đó, thôn đó là bao nhiêu, dùng vào việc gì, trợ cấp cho gia đình người chết, người bị thương bao nhiêu, nhà hư hỏng nặng, nhà sửa chữa là bao nhiêu. Chính địa phương phải là người thực hiện tốt việc phân phối này.

- Người dân có được tiếp cận những tài liệu đó không? Và ở đâu?

Được chứ. Người dân chính là "tai mắt" giám sát việc cứu trợ.

Địa phương chịu trách nhiệm nếu tiền không đến dân

- Nếu để xảy ra việc "xà xẻo", thất thoát tiền, hàng cứu trợ, có chế tài nào không?

Nếu như tham nhũng, lãng phí phải xử lý một lần thì lãng phí tiền cứu trợ của nhân dân phải xử lý hai lần. Vì tiền cứu trợ rất thiêng liêng, nó gửi gắm nhiều tình cảm sâu nặng của người dân

- Ngoài Mặt trận ra chỉ có Hội Chữ thập đỏ phụ trách việc phân bổ tiền cứu trợ. Hai cơ quan liệu có đủ nhân lực để chuyển kịp thời và không thất thoát tiền, hàng cứu trợ?

Chúng tôi là đầu mối, rồi sau đó chuyển vào ban tiếp nhận từng cấp. Tiền cứu trợ được chuyển xuống đó, dùng hệ thống chính trị dưới cơ sở, hệ thống chính trị đó sẽ thực hiện phân phối. Người của Mặt trận cấp tỉnh và Trung ương cũng không thể làm được việc đó.

Những người có tấm lòng cứ gửi đồ cứu trợ tới Mặt trận, Mặt trận sẽ có đầy đủ phiếu thu, vận chuyển nguyên số tiền và đồ đó sang cho Ban Cứu trợ cấp tỉnh.

Những nơi nào để tiền không đến được người dân, nơi đó phải chịu trách nhiệm.  

  • Nguyễn Dung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,