(VietNamNet) - Cuộc trò chuyện với Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM và Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng, giữa một địa phương bị "chảy máu chất xám" ồ ạt và một địa phương đã có những thành công bước đầu trong chính sách thu hút người tài để thấy, có thật việc giữ chân và thu hút người tài "quá khó" vì vướng cơ chế chung hay phụ thuộc vào tính chủ động và quyết tâm của lãnh đạo?
>> Làn sóng chảy máu chất xám ở cơ quan nhà nước
Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Châu Minh Tỷ:
Cơ chế hiện nay vướng quá nhiều thứ!
![]() |
Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Châu Minh Tỷ. Ảnh: P.C |
Ngoài ra, môi trường làm việc của khu vực Nhà nước hiện nay đúng là có vấn đề, chưa phát huy được hết sở trường, khả năng của từng người. Cái chính là do cơ chế hiện nay vướng quá nhiều thứ, chứ không phải do người thủ trưởng. Trong mỗi cơ quan, muốn đánh giá, khen thưởng các cá nhân phải qua bình bầu, thông qua nhiều cấp, các thủ trưởng không đủ điều kiện giải quyết được hết.
Hiện nay có tình trạng trách nhiệm cá nhân thì có nhưng quyền để giải quyết công việc được giao lại không đủ, các thủ trưởng cũng như cán bộ công chức không đủ điều kiện giải quyết theo ý muốn. Nhưng khắc phục tình trạng này rất khó.
Chúng tôi đã đề xuất giải quyết vấn đề này một cách căn cơ trong đề án chính quyền đô thị. Cơ chế hiện nay không thể giải quyết được. Dù muốn cũng không thể thoát ra khỏi cơ chế chung.
Theo thiết kế của chính quyền đô thị sắp tới, Giám đốc Sở có quyền bố trí nhân sự làm việc theo ý mình. Toàn bộ công chức thuộc mỗi ngành, từ cấp Sở xuống đến phường - xã, thuộc quyền phụ trách, điều động của Giám đốc Sở. Như vậy, quyền của Giám đốc Sở được tăng lên, nhưng nếu Giám đốc Sở giải quyết công việc không tốt thì sẽ bị cấp trên xem xét cách chức. Cách tổ chức này nâng được trách nhiệm cá nhân.
Hiện nay, theo quy định pháp luật, Sở là cơ quan chuyên môn, tham mưu là chính chứ không phải quản lý là chính. Như vậy, Giám đốc Sở không có thẩm quyền.
Cách thi tuyển công chức chưa thay đổi được nhiều. Hướng của chúng tôi là, sau này cơ quan nào cần người thì cơ quan đó tuyển dụng, chứ không phải tổ chức tuyển dụng chung cho toàn TP. Bởi vì, yêu cầu sử dụng người của các đơn vị khác nhau. Chẳng hạn, chức danh kỹ sư có kỹ sư xây dựng kết cấu hạ tầng, kỹ sư cầu cảng, sân bay. Chỉ có người trực tiếp sử dụng, am hiểu chuyên môn mới có thể tuyển dụng chính xác nhất thông qua phỏng vấn. Nếu tổ chức thi đồng loạt các cơ quan như cách cũ, thì sẽ không đi sâu phỏng vấn chuyên môn, khó đánh giá đúng thực chất.
Chúng tôi yêu cầu các đơn vị chấp hành quy chế chung: thông báo thi tuyển rộng rãi trên báo chí, ngay cả khi chỉ tuyển một người, để mọi người cùng biết, tránh tình trạng khép kín, dựa vào quen biết, gửi gắm.
Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng Đặng Công Ngữ:
Hãy để những người giỏi thấy mình được tôn trọng
![]() |
GĐ Sở Nội vụ TP Đà Nẵng Đặng Công Ngữ. Ảnh: L.N |
Đây là dự nguồn phát triển lâu dài cho thành phố, là luồng gió mới có tác dụng bổ sung nguồn cán bộ trẻ, nguồn cán bộ có trình độ, cũng là dự nguồn để cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài.
Nhiều cán bộ trẻ đã trưởng thành, là những gương mặt tương đối sáng sủa cho tầm nhìn 5 năm, 10 năm tới. Một trong số đó đã được tập hợp tại CLB Cán bộ trẻ, một sân chơi, một môi trường để cọ xát và trao đổi. Nhìn vào tương lai của TP là đội ngũ này.
Chính sách của Đà Nẵng tại sao lại có kết quả nhìn thấy rõ hơn so với nhiều nơi, hút được nhiều người, vì trong khu vực miền Trung, môi trường kinh tế xã hội của Đà Nẵng cao hơn so với mặt bằng chung. Chính quyền, lãnh đạo Đà Nẵng thực sự năng động, không phải tuyển người vào để đánh máy chữ mà là giao luôn việc nên đã tạo ra được thử thách cho các bạn trẻ. Các cơ quan, đơn vị đã tiếp nhận người cũng trên tinh thần đó.
Không chỉ hạn chế ở bằng cấp (GS, PGS, TS, Thạc sỹ, sinh viên khá giỏi), chúng tôi còn mong muốn đón cả những người công tác trong ngành y (BS, dược sỹ chuyên khoa cấp 2, bác sỹ nội trú), các nghệ nhân, người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, quản lý giỏi, HLV, VĐV cấp quốc gia…về Đà Nẵng công tác.
![]() |
Một buổi sinh hoạt thường kỳ của CLB Cán bộ trẻ TP Đà Nẵng. Ảnh: L.N |
Thời gian tới chúng tôi chắc chắn sẽ không chỉ ngồi đợi mà sẽ có những hoạt động tích cực để “rước” người tài về với mình ngay từ ngưỡng cửa các trường Đại học lớn trong cả nước.
Thành phố mong muốn thu hút được những người có tầm, về đây để góp phần tham mưu, đề xuất cho thành phố nhiều cơ chế, chính sách mới nhưng chưa đạt. Chúng tôi đang suy tính để hút được chuyên gia, cán bộ giỏi về làm việc. Thứ hai, môi trường để phát huy. Môi trường vẫn luẩn quẩn trong vòng hành chính nên cũng có nhiều vấn đề chung chẳng hạn không thể năng động như Hà Nội hay TP.HCM.
Bây giờ, ai cũng muốn cống hiến, muốn năng lực được phát huy. Đó là điều cơ bản. Ở Đà Nẵng, lãnh đạo rất trân trọng những con người có ý tưởng. Chúng tôi làm về nhân sự, cũng luôn trọng những người có ý tưởng. Đó là một cách hành xử. Để những cá nhân luôn cảm thấy được tôn trọng. Cơ chế 34 mới đã giao quyền tự chủ cho các cơ quan, để giữ chân các nhân tài. Hãy để cho cán bộ thấy được triển vọng phát triển nghề nghiệp.
-
Phạm Cường - Lê Nhung (thực hiện)