221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1012142
Nhà tài trợ nên cố gắng sử dụng hệ thống VN
1
Article
null
Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại VN:
Nhà tài trợ nên cố gắng sử dụng hệ thống VN
,

(VietNamNet) - Khi trở thành nước thu nhập trung bình, Việt Nam phải xem xét lại vai trò của Chính phủ và tư nhân trong các hoạt động. Nhưng tôi tin, Việt Nam có đội ngũ lãnh đạo tốt, và họ đang làm rất tốt việc đưa Việt Nam phát triển hoàn toàn khác với 15 năm trước đây - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ajay Chibber.

>> Trang bị "mũ bảo hiểm" cho "tay đua" Việt Nam
 >> Việt Nam: Nghịch lí sử dụng vốn của nước nghèo
 >>
Giữ nguyên tốc độ giải ngân, VN có thể nợ lớn 
>> TP.HCM: "Điểm mặt" những dự án dùng vốn ODA "chết yểu"

 

Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ajay Chibber. 

- Năm nào, câu chuyện tốc độ giải ngân ODA cũng được nhắc đến. Ông nghĩ Việt Nam có thể cải thiện tốc độ giải ngân không?

Các bạn phải làm điều đó. Từ phía các nhà tài trợ, cần phải có sự linh hoạt hơn trong việc mong muốn Việt Nam sử dụng nguồn lực, hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ thống của nước này. Khi Việt Nam làm được điều đó, quản lý tài chính sẽ tốt hơn.

Chúng tôi mong tất cả các nhà tài trợ nhận thức rằng đôi khi họ phải để cho Việt Nam thoải mái hơn trong sử dụng hệ thống của chính nước này ngay cả trong trường hợp sử dụng vốn ODA.

Các nhà tài trợ phải cố gắng sử dụng tốt chính hệ thống của Việt Nam trước khi đòi hỏi một sự thay đổi hoặc áp đặt hệ thống riêng của nước cung cấp ODA. Sự khác biệt giữa hai hệ thống của nước tài trợ và nước nhận tài trợ sẽ làm chậm quá trình giải ngân và thực hiện dự án.  

- Phải chăng các nhà tài trợ đã chưa đưa ra một thông điệp đủ mạnh đối với Chính phủ?

Đúng là vấn đề của Việt Nam là cần phải đơn giản hóa hệ thống. Cần phải sẵn sàng chấp nhận những sai lầm bởi vì sai lầm là bài học. Hiện nay, có một số cải thiện nhưng có nhiều dự án vẫn phải được thông qua bởi quá nhiều người. Quyết định giao nhiều quyền hơn cho cấp tỉnh rất sáng suốt. Nhưng việc này chỉ tốt khi chính quyền tỉnh có đủ năng lực điều hành và quản lý. Nếu không có năng lực, nó sẽ làm nảy sinh thêm nhiều vấn đề. 

Các nhà tài trợ phải cố gắng sử dụng tốt chính hệ thống của Việt Nam trước khi đòi hỏi một sự thay đổi hoặc áp đặt hệ thống riêng của nước cung cấp ODA.

Đồng thời, về phía các nhà tài trợ, những thông điệp chuyển tới Chính phủ Việt Nam đã thực sự mạnh mẽ. Song song với việc này, cần phải chấp nhận hệ thống của Việt Nam hơn là khăng khăng chỉ theo hệ thống của cơ quan tài trợ. 

Chúng tôi đang tiến hành thí điểm trong các dự án giáo dục. Chúng tôi nói với đại diện Việt Nam rằng, tại sao các bạn không sử dụng tiền và chúng tôi đơn giản là kiểm tra việc đó. Tất nhiên, không phải trong toàn bộ chương trình nhưng ở một số khâu nào đó, hoàn toàn có thể áp dụng cách làm này. Từ đó, có thể nghiên cứu xem quá trình sẽ được cải thiện ra sao. 

Dự án cải tạo rạch thoát nước Hàng Bàng (TP.HCM) đã bị rút vốn tài trợ vì chậm tiến độ. Nguồn: TPO
Chúng tôi cũng nhận thấy khi thí điểm ở lĩnh vực nông nghiệp tại một số vùng nông thôn, trong chương trình 135 hỗ trợ người Thái xây dựng hạ tầng, chúng tôi để cho cộng đồng người dân trực tiếp sử dụng tiền. Tốc độ triển khai dự án nhanh hơn rất nhiều. Nhờ đó, nó đem lại lợi ích nhanh chóng cho người dân. Họ biết họ cần gì, ví dụ trong trường hợp này, họ cần một cây cầu và họ xây dựng nó nhanh chóng. 

- Một vấn đề nữa là tiền ODA trên thực tế lại quay trở lại chính nước cung cấp thông qua việc mua thiết bị, công nghệ, và thuê tư vấn nước ngoài. Bản thân người dân Việt Nam, đối tượng hưởng tài trợ sẽ được hưởng bao nhiêu phần trăm số tiền từ các nước?

Tất nhiên, có một số nước nhất định đặt ra yêu cầu này.

 Nhưng với các ngân hàng quốc tế như WB, ADB không có yêu cầu như vậy. Chúng tôi có các cuộc đấu thầu quốc gia và quốc tế. Các công ty từ khắp nơi trên thế giới có thể tham gia đấu thầu.

Nếu dự án nhỏ, không DN nước ngoài nào muốn tham gia, chỉ có các DN Việt Nam tham gia đấu thầu. Trong trường hợp đó, chúng tôi tiến hành đấu thầu ở tầm quốc gia. Rất nhiều các dự án của Ngân hàng thế giới được tiến hành bởi các DN Việt Nam.

Trong hầu hết các dự án của chúng tôi, bao giờ cũng có sự kết hợp giữa một nhà thầu quốc tế và nhiều nhà thầu Việt Nam. Điều quan trọng là họ có khả năng, kinh nghiệm và trình độ để thực hiện dự án. Tôi vừa gặp nhóm thực hiện một dự án ở Đà Nẵng chỉ một tư vấn quốc tế làm việc với 6-7 tư vấn Việt Nam.

Về vấn đề thiết bị, công nghệ, máy móc, chúng tôi buộc phải mua các máy móc như máy dành cho bệnh viện... và phải thông qua đấu thầu quốc tế để đảm bảo cung cấp thiết bị tốt nhất cho Việt Nam.

Tuy nhiên, quy định này có sự khác biệt giữa các nhà tài trợ. Có một số nước yêu cầu phải mua thiết bị từ nước họ. Ngân hàng thế giới khuyến khích ngày càng nhiều các nhà tài trợ không yêu cầu này, quốc tế hóa nhiều hơn.

Việt Nam đang phải giải quyết nhiều vấn đề của nước thu nhập trung bình

- Hai năm nữa, theo kế hoạch, Việt Nam sẽ trở thành nước thu nhập trung bình. Theo ông, Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm đó hay chưa?

Chúng tôi trông đợi sẽ có nhiều ODA đổ vào Việt Nam trong 3-5 năm tới. Không phải là ODA sẽ không xuất hiện nữa. Và mỗi ngày, khả năng cạnh tranh của Việt Nam ngày càng lớn hơn, tốt hơn. 

Việt Nam có đội ngũ lãnh đạo tốt, và họ đang làm rất tốt việc đưa Việt Nam phát triển hoàn toàn khác với 15 năm trước đây. Việt Nam sẽ còn tiến nhanh lên phía trước.

Điều thứ hai là Việt Nam đã giải quyết nhiều vấn đề mà bản thân các nước thu nhập trung bình đã và đang phải giải quyết ngay từ khi các bạn còn là một nước thu nhập thấp. Ví dụ, mức độ giáo dục của Việt Nam rất cao, sự nhận thức sớm về những vấn đề có thể xảy đến khi là nước thu nhập trung bình.

Trước khi đến Việt Nam, tôi đã từng làm việc ở nhiều nước thu nhập trung bình. Vấn đề mà Việt Nam đang giải quyết khá giống với vấn đề những nước này đang giải quyết như cách thức thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cho phép tư nhân tham gia đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho phát triển năng lượng, phát triển hệ thống chăm sóc y tế, an sinh xã hội, hiện đại hóa hệ thống ngân hàng.

Mức độ nhận thức của người dân Việt Nam đã ngang với mức độ nhận thức của người dân nhiều nước thu nhập trung bình. Mặc dù thu nhập trung bình của các bạn chưa đạt mức này nhưng về nhận thức, các bạn đã đạt mức này từ sớm. Có lẽ điều này xuất phát từ lịch sử Việt Nam, cho thấy Việt Nam đến từ đâu. 

-Việt Nam cần lưu ý vấn đề gì trong sử dụng ODA khi đã trở thành một nước thu nhập trung bình?

Một gói thầu thuộc dự án Vệ sinh nước TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè sử dụng vốn vay ODA được dự đoán sẽ chết yểu do tiến độ thực hiện quá chậm. Ảnh: Trần Duy
Có ba điều lớn với Việt Nam: cơ sở hạ tầng, chất lượng giáo dục và thay đổi thể chế phù hợp. Đặc biệt các quy định cần có sự điều chỉnh.

Việt Nam phải xem xét lại vai trò của Chính phủ, lĩnh vực tư nhân trong các hoạt động, khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của tư nhân. Ví dụ, nếu muốn có được các trường ĐH đẳng cấp quốc tế, đó không chỉ là vấn đề xây dựng trường lớp, thư viện, đội ngũ giáo viên mà còn là việc trao nhiều quyền tự chủ hơn cho các trường đại học. Họ cần phải có quyền tự do tuyển lựa sinh viên, trả lương cho giảng viên, đưa ra các giáo trình chuẩn, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. 

Hay vấn đề phát triển năng lượng, các DN cần đến 20 năm để thu hồi vốn đầu tư. Cần có một cơ chế đảm bảo làm thế nào họ thu hồi được nguồn vốn đã bỏ ra. 

Việt Nam đang tiến lên phía trước, đi từng bước theo hướng này, nắm được luật chơi. Chúng ta có thể thấy rất nhiều FDI đang chảy vào Việt Nam. Đó nhờ vào việc Việt Nam gia nhập WTO và những cam kết của Chính phủ. Việt Nam đang tuân theo luật chơi chung, đó là những cam kết ở cấp cao nhất.

Và Việt Nam đang đi đúng hướng, và chỉ cần tiếp tục điều đó. Việt Nam có đội ngũ lãnh đạo tốt, và họ đang làm rất tốt việc đưa Việt Nam phát triển hoàn toàn khác với 15 năm trước đây. Việt Nam sẽ còn tiến nhanh lên phía trước.

- Một trong những mục tiêu cơ bản của ODA là giúp người nghèo. Trên thực tế, hiệu quả của các dự án ODA khác nhau đối với từng khu vực và từng nhóm đối tượng. Nhóm dân tộc thiểu số, những người ở nông thôn chưa được hưởng nhiều lợi ích. Thậm chí, nhiều nơi, người dân còn sống trong cái đói. Ông nghĩ sao về thực trạng này?

Điều đó là thực tế. Tuy nhiên, phải nhìn vào thực trạng Việt Nam 5 - 10 năm trước, rất nhiều người dân không còn phải sống trong tình trạng đói nghèo. Trong kết quả đó, có những nỗ lực từ các nhà tài trợ nước ngoài. Tốc độ xóa đói giảm nghèo của Việt Nam vào dạng nhanh nhất thế giới. 

Đối với khu vực dân tộc thiểu số, mức độ và tốc độ giảm nghèo chậm hơn. Câu hỏi lớn là những người này bị tụt lại đằng sau ra sao và chúng ta có thể làm gì để giúp họ. Cách duy nhất có thể làm là cung cấp nhiều hơn nữa cơ hội tiếp cận giáo dục, hỗ trợ cho phát triển kinh tế. 

Về phía các nhà tài trợ, chúng tôi tập trung cung cấp nhiều ODA hơn cho khu vực này của Việt Nam. Nhóm các dân tộc thiểu số là một ưu tiên của các nhà tài trợ.

Tuy nhiên, bản thân Việt Nam cũng phải đấu tranh với vấn đề này ở các khu đô thị. Do sự hạn chế về diện tích đất đai, sức ép đặt lên khu vực này ngày càng lớn, làm gia tăng số người nghèo. Tốc độ đô thị hóa quá nhanh, gây áp lực cho vấn đề việc làm. Do đó, cần phải phát triển các thành phố phụ cận, không chỉ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đó là công việc khổng lồ mà các bạn phải làm. Nhưng tôi tin Việt Nam sẽ giải quyết thành công với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ. 

  • Phương Loan (thực hiện)

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,