221
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
1283455
Không phải loại dầu ăn nào cũng dùng để chiên, rán
1
Photo
null
Không phải loại dầu ăn nào cũng dùng để chiên, rán
,

Tại toạ đàm "Sự thật về dầu, bơ thực vật" tổ chức ngày 31/5/2010, các nhà khoa học cảnh báo: bơ được chia thành nhiều loại và mỗi loại lại có một cách sử dụng riêng, nếu thiếu hiểu biết, bạn có thể biến thực phẩm này thành chất độc.

TIN LIÊN QUAN

Không phải dầu ăn nào cũng dùng để rán

PGS.TS Phan Thị Sửu, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn Vệ sinh Thực phẩm khẳng định: dầu ăn không quá nguy hại như những gì mà gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều kỳ về luận điểm của nhà khoa học - GS Grazyna Cichosz (Ba Lan) - chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng của Ba Lan cho rằng, dầu ăn không tốt như quảng bá, thậm chí là một trong những nguyên nhân gây ung thư

Mô tả ảnh.

Dầu thực vật dùng để chiên, rán thức ăn ở nhiệt độ cao trên 180độC sẽ bị oxy hóa và biến chất.

.

PGS Sửu khuyến cáo: Khi dầu thực vật dùng để chiên, rán thức ăn ở nhiệt độ cao trên 180độC sẽ bị oxy hóa và biến chất, vì vậy nếu dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ không tốt cho sức khoẻ.

Một điểm nữa mà nhiều nhà khoa học khi tham gia tọa đàm nhấn mạnh: Nhiều người tiêu dùng không hiểu biết cứ nghĩ đã là dầu có thể dùng để chiên rán nhưng điều đó hoàn toàn không đúng. Dầu ăn được chia thành nhiều loại: ví dụ dầu oliu, dầu mè (vừng), dầu ngô, dầu hướng dương thì chỉ nên dùng để trộn salat. Nếu đem chiên những loại dầu này sẽ biến chất dinh dưỡng trong dầu thành chất độc nguy hại cho cơ thể, đặc biệt với trẻ em. Chỉ nên chiên rán bằng dầu đậu nành, dầu cọ vì độ gia nhiệt loại dầu này cao.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học tư vấn, việc lựa chọn dầu thực vật hay mỡ động vật cho từng đối tượng phải có sự tư vấn của thầy thuốc mới chính xác. Nếu người đang béo phì, mỡ trong máu tăng hơn mức bình thường, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường, không nên ăn mỡ động vật, tốt nhất chỉ dùng dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ quả cùng với các loại cá.

Nếu người khoẻ bình thường không cần kiêng mỡ động vật, có thể sử dụng tỷ lệ dầu/mỡ (2/1 hoặc 3/1), nhất là trẻ em thì không cần kiêng mỡ động vật, tuy nhiên không nên cho các cháu ăn nhiều quá sẽ gây bệnh béo phì và các bệnh khác.

Kiến nghị có quy định nhãn mác dầu ăn

ThS Vũ Hồng Sơn, Viện Công nghệ Thực phẩm nhấn mạnh, hiện nay điều mà giới khoa học đang quan ngại nhiều nhất về dầu, bơ thực vật là axit béo không no dạng Trans. Tuy nhiên, nếu dầu ăn bình thường có thể phân biệt bằng một số cách như để lạnh, quan sát khi nấu ăn... Còn dầu ăn có axit này đã được phối trộn trong thức ăn như bánh, mì tôm... mới đáng quan ngại vì gần như không thể kiểm soát nổi.

Điều này cũng được PGS.TS Sửu bức xúc: Hiện nay, Việt Nam không có quy định nhãn mác quy định liều lượng cho phép loại axit dạng Trans trên bao bì. PGS Sửu nhấn mạnh, nếu chúng ta không làm ngay việc này thì sẽ bị doanh nghiệp lợi dụng để nhập khẩu nhiều loại dầu ăn không đạt chất lượng vào Việt Nam.

Bà cũng cho biết, nhiều lần Hội An toàn khoa học thực phẩm đã khuyến nghị điều này lên Chính phủ và các cơ quan quản lý nhưng không hiểu sao vẫn chưa thấy có phản hồi.

Cách kiểm tra an toàn dầu ăn

Có trường hợp các nhà sản xuất trộn lẫn các loại dầu với nhau nên khi mua về người tiêu dùng có thể thử bằng cách để dầu vào ngăn mát của tủ lạnh, nếu chai dầu nào bị đông đặc hoặc tạo cặn đặc thì chứng tỏ loại dầu đó có nhiều axit béo no, không tốt cho sức khoẻ.

Người tiêu dùng khi chọn mua các sản phẩm có dầu (các boại bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên, các loại thức ăn nhanh, dầu ăn, margarin, shorterning...) cần chú ý nhãn sản phẩm, nếu trên nhãn sản phẩm có ghi "Trans Fatty acids 0 gam" hoặc "Trans Fat 2 gam", thì được xem là sản phẩm an toàn.

(Theo Bee.net)

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,